Thứ Tư, 28 tháng 3, 2012

Lựa chọn nào cho Trung Quốc khi Mỹ tỏ ra hung hăng?

Lê Ngọc Thống
 
Chiến lược quân sự mới của Mỹ ở châu Á-TBD được Tổng thống Mỹ và giới chức quốc phòng công bố ngày 5/01/2012 đã rõ. “Để răn đe một cách đáng tin cậy  những đối thủ tiềm tàng và ngăn chúng đạt được những mục tiêu của mình, Mỹ phải duy trì khả năng triển khai sức mạnh ở những khu vực mà sự tiếp cận và quyền tự do hoạt động của chúng ta bị thách thức…”
Chiến lược quân sự mới ra đời ngoài ra còn từ nguyên nhân do kinh phí cho quốc phòng bị cắt giảm 450 tỷ USD trong 10 năm vì thế Lầu Năm Góc bắt buộc phải từ bỏ kiểu cơ cấu tổ chức lực lượng tác chiến đánh thắng 2 cuộc chiến tranh lớn cùng một lúc mà chuyển sang chiến lược có “cơ cấu tổ chức lực lượng tác chiến để đánh thắng các thách thức trong thế kỷ 21…”

Trung Quốc bất tín trong quan hệ với Việt Nam

Ngang nhiên bắt giữ, cản trở ngư dân Việt Nam đang hoạt động nghề cá tại vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa nước ta là những hành động không hề mới của Trung Quốc. Chỉ có điều nó được các cơ quan chức năng của Trung Quốc lặp đi lặp lại với tần suất ngày một nhiều hơn. Điều đó không chỉ chứng tỏ sự coi thường luật pháp quốc tế, sự vô nhân đạo mà quan trọng hơn đó là sự bất tín của họ trong quan hệ Việt – Trung.

Thứ Hai, 26 tháng 3, 2012

Mẹ Âu Cơ đã ngoại tình!

Tôi xin mượn nội dung câu chuyện đã được đăng trên báo Nhân Dân (báo đảng) vào khoảng tháng tám năm 1988, để làm tựa đề cho bài viết này. Chứ bản tính nhát như cáy ngày của tôi có uống mật gấu cũng không dám đặt cái tựa đề phạm thượng trên, dù đó chỉ là giả thiết. Truyện kể: Một ngày đẹp trời, Lạc Long Quân rất vui, gọi Bộ tướng vào, bảo:
- Nghe dòng giống nhà ta khá lắm, được mệnh danh là con rồng mới, nhà ngươi đi kiểm tra thực hư ra sao, về cho ta rõ.
Vòng quanh thị sát một hồi, Bộ tướng quay về tâu:
- Thưa Long Vương, thần đã đến tận nơi và chứng kiến, những con rồng đó là Singapore, Hàn Quốc, Nhật, Thái, chứ không phải hậu duệ của ngài. Dân Lạc Việt còn nghèo khổ, đói rách, nhất là thành phần nông dân còn chịu nhiều bất công, tai ương lắm. Chỉ có các quan lại sung sướng, phè phỡn thôi ạ!

Những vết rạn trong nền tảng toàn cầu

Châu Giang dịch từ CNAS

Thái độ thách thức của Trung Quốc đối với các tiêu chuẩn về biển hiện tại tạo ra những vết nứt trong một trật tự toàn cầu mà các nước đã tạo ra sau hai cuộc chiến tranh thế giới nhằm thúc đẩy hòa bình và thịnh vượng. Trong bối cảnh này, vai trò lãnh đạo hiệu quả và liên tục của Mỹ sẽ là cần thiết để chống lại các thách thức từ Trung Quốc và củng cố nền tảng của trật tự toàn cầu hiện nay.

Trung Quốc khẳng định các lợi ích của mình bằng những cách thức đe dọa các tiêu chuẩn nền tảng đang điều chỉnh thông lệ toàn cầu trên biển. Xu hướng này được thể hiện rõ nhất tại biển Đông, nơi các chính sách và hoạt động của Trung Quốc đang thách thức sự ổn định và an ninh. Trung Quốc đang thách thức các chuẩn mực này theo hai cách.

Thứ Năm, 22 tháng 3, 2012

Miến Điện: Cơ duyên của thay đổi kỳ thú

Báo the Economist số ra tháng 2-2012 có bài bình luận khá sinh động và bổ ích về tình hình mới đây ở Miến Điện. Báo này thường có bài viết của một nhóm nhà bình luận chuyên sâu có mặt ở Rangoon Miến Điện và trong khu vực, chung sức tạo nên những bài viết có giá trị.
Lãnh tụ dân chủ Miến Ðiện Aung San Suu Kyi

Thứ Tư, 21 tháng 3, 2012

Tranh chấp hàng hải, TQ 'doạ' Nhật, 'nạt' Mỹ

- Hãng Tân hoa xã đưa tin, Trung Quốc sẽ tăng cường giám sát hàng hải ở một nhóm đảo tranh chấp tại biển Hoa Đông để bảo vệ quyền lãnh thổ.

Quần đảo không có người ở nhưng lại có vị trí chiến lược mà Nhật Bản gọi là Senkaku và Trung Quốc gọi là Điếu Ngư tại Hoa Đông được cho là nơi giàu trữ lượng dầu khí, cũng là trung tâm của cuộc tranh cãi ngoại giao kéo dài giữa Trung Quốc và Nhật Bản.
Ảnh: wordpress

Nhượng Quyền Biển Đông?

Trần Khải
 
Chính phủ Phi Luật Tân đã dịu giọng với Trung Quốc về Biển Đông, và gửi lời nhắn là có thể sẽ có một thỏa hiệp để chấp nhận Trung Quốc vào vùng đảo Trường Sa nơi Phi đang tranh chủ quyền để “cùng khai thác dầu khí” với điều kiện 60% lợi tức sẽ thuộc về chính phủ Phi. Đó là một chuyển biến đáng ngại cho Việt Nam.
 
Hãy hình dung rằng, nếu VN chấp nhận cho TQ vào vùng biển do VN đang kiểm soát và đang tranh chấp chủ quyền với TQ để khai thác dầu, với khẩu hiệu TQ luôn luôn đưa ra là tạm gác tranh chấp để cùng khai thác kinh tế, chắc chắn sẽ là một cớ để TQ sau này ra Liên Hiệp Quốc tranh biện rằng chính VN đã chấp nhận vùng tranh chấp đó đã có sự hiện diện của TQ để khai thác kinh tế. Đó là một cớ để sẽ dằng dai hoài, cho dù có ra trước tòa quốc tế nào đi nữa.

Malacca - Nút thắt cổ chai ở Biển Đông

Biển Đông nằm trên tuyến đường giao thông biển huyết mạch nối liền Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương, châu Âu - châu Á, Trung Đông - châu Á, được coi là tuyến đường vận tải quốc tế nhộn nhịp nhất nhì thế giới. Hơn 90% lượng vận tải thương mại của thế giới được thực hiện bằng đường biển và trong đó gần phân nửa trong số này phải đi qua vùng Biển Đông

Mỗi ngày có khoảng từ 150 đến 200 tàu các loại qua lại Biển Đông, trong đó hơn 10% có trọng tải từ 30.000 tấn trở lên. Đây là mạch đường thiết yếu vận chuyển dầu và các nguồn tài nguyên thương mại từ Trung cận Đông và Đông Nam Á tới Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. Lượng dầu lửa và khí hóa lỏng được vận chuyển qua vùng biển này lớn gấp 15 lần lượng chuyên chở qua kênh đào Panama.

Ai đứng sau vụ cấm báo Thanh Niên tổ chức tri ân chiến sĩ?

Định Nguyên - Thông tín viên RFA

Báo Thanh Niên cùng một số đơn vị phối hợp dự định tổ chức lễ tưởng niệm, tri ân những chiến sĩ đã hy sinh trong trận chiến Gạc Ma vào ngày 14/3 vừa qua tại Cam Ranh, Khánh Hòa, nhưng bị hủy vào giờ chót.
Photo by Nguyễn Lân Thắng
Cô Trịnh Kim Tiến và chị Bùi Thị Minh Hằng cầm biểu ngữ vinh danh những người lính tử trận Trường Sa năm 1988 trong một lần biểu tình ở Hà Nội năm 2011.

2 tàu cá, 21 ngư dân bị Trung Quốc bắt giữ

Chiều 20.3, UBND huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) cho biết 2 tàu cá của ngư dân huyện đảo này vừa bị phía Trung Quốc bắt giữ khi đang khai thác hải sản tại ngư trường Hoàng Sa của Việt Nam vào chiều 3.3.
Đó là tàu QNg-66074 TS, công suất 45 CV do ông Trần Hiền (32 tuổi, ở thôn Tây, xã An Vĩnh, Lý Sơn) là chủ tàu kiêm thuyền trưởng, trên tàu có 11 lao động và tàu QNg-66101 TS, công suất 39 CV do ông Bùi Thu (48 tuổi, ở thôn Tây, xã An Vĩnh) làm thuyền trưởng, trên tàu có 10 lao động. Bà Lê Thị Phúc, vợ thuyền trưởng Trần Hiền, cho biết ngày 12.3 chồng bà gọi điện về nói 2 tàu cá và các ngư dân đang bị giam giữ tại đảo Phú Lâm (thuộc quần đảo Hoàng Sa); phía Trung Quốc yêu cầu mỗi tàu phải nộp 70.000 nhân dân tệ thì mới thả tàu.
UBND H.Lý Sơn đã có văn bản kiến nghị với UBND tỉnh Quảng Ngãi và các ngành chức năng T.Ư có biện pháp can thiệp để phía Trung Quốc sớm thả tàu và ngư dân.
Văn Mịnh

Thứ Hai, 19 tháng 3, 2012

Biển Đông đang nổi sóng lừng khi những tính toán của Bắc Kinh ngày càng lớn lên

Nguyễn Hoàng Hà
 
Trung Quốc mấy tuần qua liên tục tuyên bố không gây hấn trên Biển Đông và cả trên biển Nhật Bản hòng thôn tính các khu vực còn lại trên biển của các nước láng giềng như Việt Nam,
Philippines và Nhật Bản, Triều Tiên, v.v.

Trước tiên nói đến hoạt động nhộn nhịp và quy mô rất lớn của Trung Quốc trên Biển Đông trong đó có việc hợp lý hóa chủ quyền quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã ăn cướp được của Việt Nam thành của mình.

Thứ Tư, 14 tháng 3, 2012

Máy phát điện “chạy bằng nước” làm nóng giới khoa học

Sáng chế máy phát điện chạy bằng nước theo công bố của TS Nguyễn Chánh Khê đang thu hút sự quan tâm lớn của dư luận. Sau hội thảo về sáng chế này do Ban quản lý Khu công nghệ cao TP.HCM (SHTP) tổ chức vào ngày 9.3 (báo chí không được tham dự), nhiều câu hỏi được giới khoa học tiếp tục đặt ra.
Nhân viên của Trung tâm nghiên cứu và triển khai Khu công nghệ cao TP.HCM cho nước vào bình để chạy máy phát điện - Ảnh: Mai Vọng

Thứ Ba, 13 tháng 3, 2012

Biển Đông : Diều hâu Trung Quốc lại khiêu khích với đề nghị thành lập Đặc khu Nam Hải

Trọng Nghĩa
 
Đúng vào thời điểm Quốc hội Trung Quốc mở khóa họp thường niên, ngày 05/03/2012, một viên tướng thường xuyên được truyền thông nước này trích dẫn, đã đề xuất một loạt biện pháp mà Bắc Kinh cần phải áp dụng để bảo vệ chủ quyền tại Biển Đông. Điểm nổi bật trong các đề nghị đó là sát nhập ba quần đảo mà Trung Quốc đang kiểm soát hay đòi chủ quyền, thành một đặc khu hành chánh, và trên cơ sở đó, đưa người đến khai thác và đưa quân đến canh giữ. Theo giới phân tích, đây là một thủ đoạn khiêu khích mới của giới tướng lãnh diều hâu tại Trung Quốc, luôn chờ dịp để phô trương thanh thế.
Dân Việt Nam từng xuống đường chống Trung Quốc gây hấn ở Biển Đông, như cuộc biểu tình tại Hà Nội ngày 19/06/2011.
Dân Việt Nam từng xuống đường chống Trung Quốc gây hấn ở Biển Đông, như cuộc biểu tình tại Hà Nội ngày 19/06/2011. REUTERS

Arsenal trận thứ tư liên tiếp thắng ngược dòng

Đánh bại Newcastle 2-1 trong trận đấu muộn nhất vòng 28 tối qua, Arsenal đã thu hẹp khoảng cách xuống chỉ còn một điểm so với đội đang đứng thứ ba Tottenham.

Robin van Persie là người ghi bàn gỡ hòa 1-1, ngay sau khi Newcastle mở tỷ số nhờ công Hatem Ben Arfa. Tomas Rosicky thi đấu nhiệt huyết và khôn khéo, trong khi Theo Walcott luôn tỏ ra dồi dào sức lực và tốc độ... Nhưng người hùng thì chỉ có một, và tối qua đó là Thomas Vermaelen. Không chỉ chắc chắn trong phòng ngự, trung vệ đội chủ nhà còn là người trực tiếp ghi bàn ấn định tỷ số 2-1 vào phút bù giờ thứ tư của hiệp hai. Vào thời điểm đa phần những ai chứng kiến trận đấu bắt đầu nghĩ rằng hai đội sẽ rời sân với kết quả hòa, Arsenal vẫn quyết tâm tổ chức tấn công. Sau khi nhận bóng từ Alex Song, Walcott chuyền bổng vào cấm địa. Bóng bị phá ra nhưng đến đúng tầm băng lên của Vermaelen, và trung vệ người Bỉ đã nhanh hơn thủ thành Tim Krul một nhịp, nhoài người đệm bóng thành bàn.

Mỹ có thể tiết lộ dữ liệu tên lửa cho Nga

Washington tuyên bố sẵn sàng tiết lộ cho Moscow những thông tin mật về lá chắn phòng thủ tên lửa được triển khai tại châu Âu, một động thái được cho là có thể giải quyết bế tắc đang tồn tại.

Sơ đồ mô tả lá chắn phòng thủ tên lửa của Mỹ tại châu Âu. Đồ họa: Hotnews

Có hay không "mối đe dọa Trung Quốc"?

Đình Ngân theo Japantimes

Người ta đã quan tâm rất nhiều tới mối đe dọa có thể gây ra bởi sự gia tăng sức mạnh và ảnh hưởng của Trung Quốc. Gần như tuần nào nước này cũng đánh dấu những cái nhất mới trong chương trình hiện đại hóa quân sự của mình, tất cả đều được cho là nằm trong tham vọng trở thành cường quốc số một ở châu Á của Trung Quốc.
Thực tế, nếu Trung Quốc có đe dọa tới ổn định toàn cầu, thì đó thách thức ở khía cạnh kinh tế hơn là quân sự. Và vấn đề không phải ở sức mạnh của Trung Quốc như các nhà hoạch định chính sách vẫn thường quan tâm, mà là sự yếu đi của kinh tế nước này. Sự thất bại của nền kinh tế Trung Quốc sẽ giáng một đòn mạnh vào nền kinh tế toàn cầu và làm rung động cả khu vực cũng như thế giới.

Thứ Ba, 6 tháng 3, 2012

Đối phó với một Trung Quốc mới

Một lý do khác để kiềm chế Trung Quốc, ít nhất về trung hạn, là sự điều chỉnh bên trong mà nước này phải đối mặt. Khoảng cách trong xã hội Trung Quốc giữa các vùng duyên hải phát triển và khu vực phía tây kém phát triển đã tạo nên mục tiêu của Hồ Cẩm Đào về một "xã hội hòa hợp" vừa hấp dẫn vừa khó nắm bắt. Những thay đổi văn hóa càng làm cho thách thức này tồi tệ thêm. 

SẼ KHÔNG BAO GIỜ THA THỨ KẺ DÂNG ĐẤT CHO NGOẠI BANG VÀ CHUYỆN ĐÒI NHÂN CHỨNG SỐNG TRONG VIỆC XÁC ĐỊNH ĐẤT ĐAI VÙNG BIÊN GIỚI

Trong bài trước Ba triều đại Lê Trịnh, Tây Sơn, Nguyễn nối tiếp đòi trả lại đất tại phủ An Tây, Hưng Hóa (- BA TRIỀU ĐẠI VIỆT NAM THỜI CẬN ĐẠI NỐI TIẾP ĐÒI LẠI VÙNG ĐẤT TẠI 10 CHÂU BỊ MẤT BỞI TRUNG QUỐC) chúng tôi đã nêu lên tổng quát rằng sau khi Hoàng Công Toản chạy trốn sang Vân Nam; bởi y là nhân chứng sống trong việc xác định đất đai vùng biên giới, nên  nhà Lê Trịnh kiên quyết đòi hỏi nhà Thanh giao trả y trở về nước ta. Việc đòi hỏi khá cương quyết, kéo dài trong vòng 4 năm trời [1769-1773].

Thứ Hai, 5 tháng 3, 2012

THỀM BIỂN ĐÔNG, CHIẾC NÔI CỦA NGƯỜI VIỆT - NƠI TỔ TIÊN CHÚNG TA LẦN ĐẦU ĐẶT CHÂN LÊN ĐẤT CHÂU Á 70.000 NĂM TRƯỚC

Cho đến nay, có lẽ ít người để ý rằng, tiến trình hình thành dân cư Việt Nam có khoảng trống lớn. Từ giữa thế kỷ XX, khảo cổ học xác nhận, người Khôn ngoan (Homo sapiens) có mặt đầu tiên trên đất nước ta tại di chỉ Sơn Vi 32000 năm trước. Nhưng những khám phá di truyền học gần đây cho thấy, người tiền sử đã từ châu Phi theo bờ biển Ấn Độ tới Việt Nam khoảng 70.000 năm trước. 
Khám phá của các nhà di truyền học là đáng tin vì khảo cổ học cũng đã phát hiện bộ xương người Mongoloid tại Lưu Giang, Quảng Tây 68000 năm tuổi, một sọ người Australoid 60000 năm trước tại sa mạc Mungo nước Úc. Như vậy, di truyền học đã đẩy thời gian người tiền sử xuất hiện trên đất nước ta xa thêm 40.000 năm. 40000 năm ấy là khoảng trống vô tận của khảo cổ học, chắc chắn đã vô tăm tích nếu không được ghi dấu trong bộ gen của chúng ta!

“NGÔI BÁU VÀ HAI NGƯỜI ĐÀN BÀ TRONG SỬ VIỆT”

1. Dương Vân Nga. Là vợ của Đinh Tiên Hoàng, sau trở thành Hoàng hậu của Lê Đại Hành. Bà đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong sự chuyển giao giữa nhà Đinhnhà Tiền Lê.
Năm Kỷ Mão (979), Đinh Tiên Hoàng cùng con trai Đinh Liễn bị viên hoạn quan Đỗ Thích ám sát. Trước đó Thái tử Hạng Lang bị Đinh Liễn giết. Đinh Toàn, con trai còn lại của Đinh Tiên Hoàng lên ngôi. Dương Vân Nga trở thành Thái hậu.
Đinh Toàn kế nghiệp Hoàng Ðế khi mới 6 tuổi, Dưong Vân Nga đã phải cáng đáng những khó khăn vượt quá sức mình. Sự nghiệp thống nhất đất nước vừa được hoàn thành, bị đe doạ từ nhiều phía. Bên ngoài phong kiến phương Bắc sửa soạn đại binh xâm lược.

BA TRIỀU ĐẠI VIỆT NAM THỜI CẬN ĐẠI NỐI TIẾP ĐÒI LẠI VÙNG ĐẤT TẠI 10 CHÂU BỊ MẤT BỞI TRUNG QUỐC

Lai lịch đất 10 châu có thể tóm lược như sau: Năm Tân Tỵ Cảnh Hưng thứ 22 [1761] Hoàng Công Thư [tức Hoàng Công Toản] chiếm cứ 10 châu tại biên giới Việt Trung, thuộc vùng đất tại các tỉnh Ðiện Biên và Lai châu ngày nay và một phần đất thuộc huyện Kiến Thủy, tỉnh Vân Nam thời nhà Thanh. Mười châu gồm: Chiêu Tấn, Quỳnh Nhai, Lai, Luân, Tung Lăng, Hoàng Nham, Hợp Phì, Lễ Tuyền, Khiêm Châu và Tuy Phụ (1). Ðến đời con Hoàng Công Chất là Hoàng Công Toản bị chúa Trịnh Sâm sai Giám quân  Ðoàn Nguyên Thục đánh tan vào năm 1769. Hoàng Công Chất và đồng bọn chạy trốn sang Vân Nam và  đất đai trong 10 châu cũng bị chiếm mất 6 châu, Trung Quốc gọi đất này là Lục Mãnh [六猛 ]. Ðại Nam Nhất Thống Chí xác nhận rằng 6 châu bị mất vào nhà Thanh gồm: Tung Lăng, Hoàng Nham, Hợp Phì, Lễ Tuyền, Tuy Phụ, Khiêm. Riêng 4 châu còn lại thì đời đầu Nguyễn thuộc phủ An Tây, đến thời Thiệu Trị trích lấy đất lập châu Lai, tức tiền thân của tỉnh Lai Châu, năm Tự Ðức thứ 4 [1851] trích lấy châu Quỳnh Nhai và châu Luân cho lập phủ Ðiện Biên, tức tiền thân của tỉnh Ðiện Biên ngày nay.

Những trận chiến không bao giờ quên: Hải chiến Trường Sa 1988

Còn một Việt Nam khác...

Trịnh Hồng Lạc (Danlambao) - Cơ thể Việt Nam hình chữ S thân yêu đang quằn quại từng ngày, từng giờ, từ đỉnh đầu phía Bắc đến mũi chân phía Nam, vì những tiếng kêu rên thống thiết của người dân ở khắp mọi miền đất nước. Tiếng kêu rên ấy phát ra từ nhà tù tăm tối, từ cánh đồng hoang, mảnh đất trống, hay ngôi nhà đã bị cướp mất; từ cửa của các cơ quan công quyền; từ các nhà máy, phân xưởng, xí nghiệp; từ các nẻo đường phố thị hoặc từ biển khơi dội về...

Man Utd khiến Tottenham ôm hận

Chiến thắng 3-1 trên sân của Tottenham trong trận đấu muộn vòng 27 giải Ngoại hạng Anh tối qua giúp Man Utd tiếp tục bám sát đội đầu bảng Man City.

Tối qua là trận cầm quân thứ 986 của Ferguson (trái) ở giải vô địch quốc gia Anh, vượt qua kỷ lục của Matt Busby.
Tối qua là trận cầm quân thứ 986 của Ferguson (trái) ở giải vô địch quốc gia Anh, vượt qua kỷ lục của Matt Busby.

Wladimir Klitschko thắng knock-out trận thứ 50

'Tiến sĩ búa thép' chỉ cần đến hiệp thứ tư để hạ đo ván đối thủ thách đấu người Pháp Jean Marc Mormeck trong trận quyền anh hạng nặng bảo vệ ba đai WBA, IBF và WBO hôm qua.

Trận đấu thứ 60 trong sự nghiệp quyền anh hạng nặng của Klitschko kết thúc theo cách nhẹ nhàng đến bất ngờ. Ngay hiệp hai, võ sĩ 39 tuổi người Ukraine đã cho Mormeck đo ván lần đầu bằng một cú đấm thuận tay. Sang hiệp thứ tư, sau ba cú đấm liên tục của Klitschko, Mormeck gục hẳn và chấp nhận thua cuộc.
"Tôi rất vui với lần thứ 50 thắng trận bằng knock-out. Tôi đã hứa với người hâm mộ việc này từ lâu và hôm nay, tôi đã giữ lời".
Mormeck (trái) chưa xứng tầm để thách thức Klitschko.
Mormeck (trái) chưa xứng tầm để thách thức Klitschko. Ảnh: AFP.

Kissinger: Không nhất thiết xảy ra xung đột Mỹ - Trung

Thanh Hảo dịch theo Foreign Affairs

Nếu bị thách thức, Mỹ sẽ làm những gì cần thiết để bảo vệ an ninh của mình. Nhưng nước này sẽ không chọn đối đầu như một chiến lược cần lựa chọn. Với Trung Quốc, Mỹ sẽ phải đối đầu với một kẻ thù có nhiều thế kỷ kinh nghiệm trong việc sử dụng xung đột kéo dài như một chiến lược và có học thuyết nhấn mạnh sự kiệt quệ tâm lý của đối phương.

Vào ngày 19/1/2011, Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã ra một tuyên bố chung vào cuối chuyến công du của ông Hồ Cẩm Đào tới Washington. Tuyên bố chỉ ra cam kết chung của hai bên về một "mối quan hệ Trung - Mỹ tích cực, hợp tác và toàn diện".

Tập trận đa quốc gia ở biển Đông

Lần đầu tiên, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc dự kiến sẽ tham gia tập trận chung với Mỹ và Philippines trên biển Đông. 
Tàu chiến Mỹ và Philippines trong một cuộc tập trận Balikatan - Ảnh: Militaryphotos.net

Một dòng sông Ấn Độ bắt nguồn từ Tây Tạng bị cạn nước, Trung Quốc bị nghi là thủ phạm

Dòng sông lớn Brahmaputra ở miền đông bắc Ấn Độ bắt nguồn từ Tây Tạng, bỗng dưng bị cạn nước không rõ lý do. New Delhi nghi ngờ là Bắc Kinh có trách nhiệm trước hiện tượng trên. Hôm nay 02/03/2012 Trung Quốc đã lên tiếng cho rằng đập thủy điện được xây dựng tại nước này không ảnh hưởng gì đến lưu lượng của sông Brahmaputra.

Dòng sông Brahmaputra bắt nguồn từ dãy núi Himalaya ở gần thủ phủ Lhassa của Tây Tạng, dài 2.900 km từ miền đông nam Tây Tạng đến Trung Quốc, Ân Độ và Bangladesh. Tại mỗi nước, con sông này được gọi theo một tên khác nhau. Ở Tây Tạng, được gọi là sông Yarlung Tsango, khi chảy vào bang Himachal Pradesh của Ấn Độ thì tên sông trở thành Siang, còn khi đến Bangladesh thì được gọi là sông Jamuna.

Chủ Nhật, 4 tháng 3, 2012

Van Persie: Viên ngọc của Wenger

Tiền đạo người Hà Lan tiếp tục thể hiện phong độ tuyệt vời trong trận thắng Liverpool.

Trận cầu đáng chú ý nhất ở giải Ngoại hạng đêm qua chính là màn đọ sức giữa Liverpool và Arsenal tại sân Anfield. Như thường lệ, “lữ đoàn đỏ” luôn tỏ ra cực kỳ hưng phấn khi được thi đấu trước khán giả nhà. Trong suốt 90 phút, Liverpool là đội chơi áp đảo hơn, cầm bóng nhiều hơn, có nhiều cơ hội hơn và thực tế là họ đã có thể kết liễu số phận trận đấu nếu như Kuyt sút thành công quả 11m.
Van Persie: Viên ngọc của Wenger, Bóng đá, van persie, wenger, arsenal, liverpool, liverpool vs arsenal, ha lan, anfield, reina, tottenham, manchester united, bong da anh, bong da, bong da 24h, ket qua bong da
Van Persie đang thể hiện phong độ cực kỳ ấn tượng

Thùng thuốc súng made in Chin

VietnamDefence - Trung Quốc không thể chấp nhận việc tìm thấy các mỏ dầu khí lớn trên thềm lục địa của Việt Nam. Giám đốc Viện Năng lượng quốc gia (Nga) Sergei Pravosudov dự báo khả năng xung đột trên Biển Đông. VietnamDefence giới thiệu chỉ với mục đích tham khảo.

Itar-Tass

Anh từng chuẩn bị tấn công hạt nhân Liên Xô

VietnamDefence - Thủ tướng Anh Margaret Thatcher đã chuẩn bị hạ lệnh sử dụng vũ khí hạt nhân chống Liên Xô.

Anh đã nghiên cứu kịch bản Liên Xô tấn công cùng lúc một số nước châu Âu bằng vũ khí hóa học, còn các thành phố Anh thì bị Không quân Liên Xô oanh tạc.
Các biên bản của cuộc tập trận tham mưu chính phủ nhằm đánh trả cuộc xâm lược của Liên Xô tiến hành ở Anh vào tháng 3.1981 đã được giải mật sau hơn 30 năm. Trong trò chơi tham mưu có tên “Quá độ sang chiến tranh” này, người ta đã tập dượt kịch bản sử dụng vũ khí hạt nhân chống Liên Xô.


Ngô Bảo Châu viết Tiểu thuyết toán hiệp

(Giao duc) - Nhiều bản thảo hấp dẫn đang chờ có mặt tại Hội chợ sách TPHCM diễn ra từ ngày 19 – 25/3 tới. Trong đó, cuốn tiểu thuyết “toán hiệp” của GS Ngô Bảo Châu và Nguyễn Phương Văn có lẽ là một “ẩn số” gây hồi hộp hơn cả.
“Ẩn số” thể loại: “Tiểu thuyết toán hiệp”
Cuốn sách có cái tên rất dài, như thường thấy ở những cuốn sách viết về những cuộc phiêu lưu kỳ thú: “Ai và Ky ở xứ sở của những con số tàng hình”* (có tên ban đầu là “Cuộc phiêu lưu của Ai và Ky”), kể về cuộc phiêu lưu của hai cậu bé Ai và Ky trong thế giới cổ tích của toán học.


Mandalay : Người dân Miến Điện đón mừng bà Aung San Suu Kyi

Trọng Thành
 
Hôm nay 03/03/2012, theo AFP, hàng chục nghìn người đã chờ đón nhà lãnh đạo đối lập Aung San Suu Kyi tại sân bay thành phố Mandalay. Bà Aung San Suu Kyi sẽ làm việc tại Mandalay trong hai ngày để vận động cho các ứng cử viên Liên đoàn Quốc gia vì Dân cử, trong cuộc bầu cử Quốc hội bổ sung ngày 01/04. 
Lãnh đạo đối lập Aung San Suu Kyi trên đường vận động tranh cử (REUTERS)
Lãnh đạo đối lập Aung San Suu Kyi trên đường vận động tranh cử (REUTERS)

ĐẦU ĐUÔI CHUYỆN ĐOÀN CỐ VẤN QUÂN SỰ TRUNG QUỐC GIÚP VIỆT NAM CHỐNG PHÁP

Tác giả:  Ngô Tất Phú, Trịnh Diệm Bình
Người dịch:  Quốc Thanh

 Rất nhiều người đã biết đến Kháng Mỹ viện Triều của nước ta vào thập kỷ 50 thế kỷ 20, nhưng nói đến Kháng Pháp viện Việt thì rất ít người biết. 
Vào đầu thập kỷ 50, nước ta từng phái Đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc do Vĩ Quốc Thanh làm Trưởng đoàn tới viện trợ cho cuộc Chiến tranh chống Pháp của Việt Nam, đây là một đoạn sự thật lịch sử mà ai cũng biết.
    I.  Việc lập ra và hủy bỏ Đoàn cố vấn quân sự giúp Việt Nam của Trung Quốc
Khỏang giữa tháng 1, tháng 2 năm 1950, Chủ tịch Đảng Cộng sản Đông Dương (đến năm sau đổi thành Đảng Lao động Việt Nam) Hồ Chí Minh đi thăm Liên Xô, đã cùng với Stalin và Mao Trạch Đông khi ấy đang ở thăm Liên Xô thảo luận về những vấn đề quan trọng của cách mạng Việt Nam. Sau khi Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh quay về Bắc Kinh,

Căng thẳng mới ở biên giới Ấn – Trung

Nguyễn Huy theo Washingtonpost

Người ta đã nghĩ đến một “giai đoạn vàng” trong quan hệ giữa Ấn Độ và Trung Quốc, nhưng xem ra nó lại đang bị lu mờ nghiêm trọng.

Đầu năm nay, nhà ngoại giao hàng đầu Trung Quốc Đới Bỉnh Quốc đã tới New Delhi trong vòng hội đàm thứ 15 về vấn đề tranh chấp biên giới bấy lâu nay giữa hai láng giềng hạt nhân. Ông Đới tuyên bố rằng, họ đã chia sẻ một cơ hội lịch sử để tiến tới tương lai tươi sáng "tay trong tay".
Nhưng rõ ràng Ấn Độ và Trung Quốc lại đang có những tranh cãi trở lại, và khu vực biên giới của họ chính là điểm nóng.
Chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ tới một bang biên giới mà Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền, đi kèm là đoàn máy bay bay diễu gần đây đóng trong khu vực, đã khuấy động phản ứng từ Bắc Kinh với lời khuyên "không làm phức tạp" tình hình. Đáp trả lại, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ, A.K. Antony, đã gọi bình luận của Trung Quốc là "rất không thích hợp" và "thực sự đáng phản đối".

‘Vũ điệu’ của Bắc Hàn có đáng tin?


Thứ Năm, 1 tháng 3, 2012

Mô hình thị trưởng của Đà Nẵng - Hy vọng và lực cản

TS. Võ Trí Hảo (ĐHQG TPHCM)
 
Dưới các tên gọi khác nhau, mô hình mà Đà Nẵng đề xuất, chính là mô hình thị trưởng mà hầu hết các quốc gia phát triển và có nền hành chính hiện đại đều áp dụng.
Ngọn đuốc hy vọng

Trong gần hai thập niên gần đây, Đà Nẵng luôn nức tiếng toàn quốc về cải cách hành chính, thu hút đầu tư, an ninh trật tự; Đà Nẵng trở thành hình mẫu cho các đoàn công tác của các tỉnh thành khác đến tham quan, học tập. Sự thành công lớn đến mức, chính quyền TW đôi lúc coi những bước "xé rào hợp lý" của Đà Nẵng như là một thí điểm khai phá cho đất nước.
Sự thành công của Đà Nẵng gắn liền với tài năng và bản tính quyết liệt của các lãnh đạo Đà Nẵng, trong đó có ông Nguyễn Bá Thanh.


TRIỂN VỌNG THÀNH LẬP LIÊN MINH ẤN ĐỘ-MỸ-ÔXTRÂYLIA

Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ ba, ngày 28/2/2012
TTXVN (Niu Đêli 20/2)

Tạp chí “Các vấn đề chiến lược” (Ấn Độ) số ra gần đây đăng bài viết của bộ phận nghiên cứu khu Vực Nam Á về triển vọng thành lập liên minh Ấn Độ-Mỹ-Ôxtrâylia và cho rằng liên minh này có nhiều khả năng trở thành hiện thực.
Theo bài báo, mặc dù tuyên bố của Bộ trưởng Ngoại giao Ôxtrâylia Kevin Rudd về khả năng thiết lập cơ cấu đối thoại 3 bên giữa nước này với Mỹ và Ấn Độ đã bị Bộ Ngoại giao Ấn Độ bác bỏ mạnh mẽ hồi đầu tháng 12/2011, song các nhà chiến lược của ba nước đều ra sức ủng hộ một liên minh như vậy nhằm tăng cường và bảo vệ lợi ích chiến lược của ba nước.

Thùng thuốc súng made in China

VietnamDefence - Trung Quốc không thể chấp nhận việc tìm thấy các mỏ dầu khí lớn trên thềm lục địa của Việt Nam. Giám đốc Viện Năng lượng quốc gia (Nga) Sergei Pravosudov dự báo khả năng xung đột trên Biển Đông. VietnamDefence giới thiệu chỉ với mục đích tham khảo.
Itar-Tass