Thứ Năm, 19 tháng 5, 2011

Bầu cử Quốc Hội dưới cái nhìn của giới Bloggers

Thanh Quang, phóng viên RFA: Các Bloggers nhận định như thế nào về cuộc bầu cử Quốc Hội Việt Nam khóa XIII sắp diễn ra.

Đảng cử dân bầu?

Thưa quý vị, theo kế hoạch thì vào Chủ Nhật 22 tháng Năm này, cử tri cả nước VN sẽ làm nhiệm vụ công dân, mà nói theo kiểu thơ Bút Tre:
“Mừng ngày bầu cử tự do,
Những ai xứng đáng thì cho vào hòm.”

Giữa lúc không khí gọi là “hồ hởi, phấn khởi” sắp diễn ra khắp nước trong 5 ngày nữa, qua Blog Dân chủ-Nhân quyền cho VN, nhà báo Phạm Trần có cái nhìn xem chừng như không lạc quan qua bài tựa đề “Quốc Hội Bầu Ai, Làm gì ?”:
UBMTTQVN cũng không công bố công khai việc xem xét số ứng cử viên ĐBQH khóa XIII này có Đại biểu nào có “thành tích tham nhũng” và “kiên quyết chống tham nhũng” hay không.
Blog 360 LP
“Quốc hội và Hội đồng Nhân dân các cấp của nhà nước Cộng sản Việt Nam bầu ra ngày 22 tháng 5 năm 2011 sẽ không giúp ích gì cho chủ trương xây dựng đất nước để đạt mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” như nhà nước tuyên truyền là do “sự lãnh đạo đúng đắn của đảng”.Tại sao như thế? Bởi vì những căn bệnh kinh niên như: “Nguy cơ tham nhũng; bệnh quan liêu, dân chủ hình thức; bệnh thành tích, báo cáo không đúng sự thực” như Tạp chí Xây dựng Đảng nêu ra ngày 20-10-2010 vẫn còn được cử tri gay gắt phản ảnh với các ứng cử viên Quốc hội trong các cuộc tiếp xúc bắt đầu từ ngày 3/5 trong cả nước.”

Nói đến quốc nạn tham nhũng, thì Luật Bầu Cử Đại Biểu Quốc Hội VN quy định rằng các nhà lập pháp VN phải “có phẩm chất đạo đức tốt, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; kiên quyết đấu tranh chống mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng và các hành vi vi phạm pháp luật”.

Sao không là "TÀU LẠ"

Hai ngư dân bị thương khi đang đánh cá
(PL)- Ngày 18-5, tin từ Bộ Chỉ huy biên phòng Quảng Ngãi cho biết vừa xảy ra một vụ hải quân Philippines bắn làm bị thương hai ngư dân Việt Nam.
Vụ việc xảy ra lúc 18 giờ ngày 16-5 tại vùng biển giáp ranh thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Hai ngư dân bị thương là Nguyễn Tấn Luận và Nguyễn Tư (quê huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi). Các ngư dân này đi trên tàu QNg 90360 TS do ông Nguyễn Tấn Luận làm thuyền trưởng. Hiện các ngư dân đang cho tàu chạy về hướng Malaysia để cấp cứu người bị thương.
VĂN CHƯƠNG

LẠI PHÁT HIỆN CÓ GIAN DỐI ĐỂ ỨNG CỬ ĐB QUỐC HỘI

Khai man lí lịch tham gia ứng cử ĐBQH?

.Bảng tóm tắt hồ sơ ứng cử ĐBQH và HĐND thành phố Hà Nội của bà Nga tự khai.

Bảng tóm tắt hồ sơ ứng cử ĐBQH và HĐND thành phố Hà Nội của bà Nga tự khai.

Một trong những phẩm chất của ứng cử viên đại biểu Quốc hội để công dân chọn bầu cử vào Cơ quan quyền lực cao nhất Quốc gia là trung thực. Vậy mà khi ngày bầu cử Quốc hội đến gần, người ta phát hiện ra một ứng cử viên không đáp ứng lòng tin cử tri khi không trung thực trong khai hồ sơ thời gian hiệp thương trở thành ứng cử viên. Đó là trường hợp của bà Châu Thị Thu Nga, ứng cử viên khu vực bầu cử số 3 Thành phố Hà Nội.

ÔN CỐ TRI TÂN: CÁI ĐÊM HÔM ẤY ĐÊM GÌ?


Tác giả Phùng Gia Lộc, tháng 6-1988 - Ảnh tư liệu
Sau loạt bài "Đêm trước đổi mới", rất nhiều bạn đọc đã gọi đến Tuổi Trẻ yêu cầu đăng lại bài ký sự một thời gây sóng gió "Cái đêm hôm ấy.... đêm gì?" của nhà văn Phùng Gia Lộc. Ngày ấy, khi xuất hiện trên báo Văn Nghệ, những dòng chữ rút ruột từ nỗi uất ức, cay đắng, ngỡ ngàng của Phùng Gia Lộc đã tạo nên một "cơn địa chấn". 

Nhiều người đã phải giật mình, phải tự nhìn lại mình, nhìn lại những việc mình làm và đang hô hào người khác làm... Một hơi gió của đổi mới cũng bắt đầu từ đó, góp vào cơn gió sẽ đổi mới cả một đất nước, đổi đời cho hàng chục triệu con người.

Theo yêu cầu của độc giả, Tuổi Trẻ xin đăng lại toàn văn bài ký sự "Cái đêm hôm ấy... đêm gì?" của nhà văn Phùng Gia Lộc trên Tuổi Trẻ Online. Xin bạn đọc thông cảm cho việc không thể đăng trên báo ngày, vì các trang còn phải dành cho tin, bài thời sự.

Hơn 15.000 tấm mộc bản triều Nguyễn đang bị thất lạc?

Khắc Dũng
clip_image002
 
Bản in từ mộc bản triều Nguyễn được lưu giữ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV.
 
Năm 1960, hơn 50.000 tấm mộc bản triều Nguyễn được phân loại, sắp xếp và được vận chuyển bằng tàu hoả từ Huế vào “Hoàng triều cương thổ” Đà Lạt. Đến lúc này, theo các văn bản của Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV, kho lưu trữ của trung tâm đang lưu giữ 34.618 tấm với 55.318 mặt khắc. Như vậy, vẫn còn hơn 15.000 tấm mộc bản triều Nguyễn đang thất lạc đâu đó?\
Mộc bản là những bản gỗ khắc chữ ngược – chữ Hán và Nôm – dùng để in sách và tài liệu, được sử dụng khá phổ biến ở VN thời phong kiến. Dưới triều Nguyễn, mộc bản là loại tài liệu lưu trữ đặc biệt. Sau triều Nguyễn, vì chữ Hán – Nôm không còn được dùng rộng rãi nên tài liệu mộc bản cũng bị lãng quên, trong đó có khối tài liệu mộc bản triều Nguyễn. Tuy nhiên, gần đây, vấn đề mộc bản triều Nguyễn đã lại được nhắc đến nhiều, nhất là sau sự kiện UNESCO công nhận đây là di sản thế giới dạng tư liệu thuộc danh mục chương trình ký ức (ngày 30.7.2009).

Vàng: cẩn trọng với “nguy cơ kép” từ… láng giềng

Đăng bởi bauxitevn on 19/05/2011

Sơn Hà – Mai Huy

clip_image001(Tamnhin.net) – Vàng nguyên liệu chất lượng kém được phát hiện gần đây tại TP.HCM và một số tỉnh có thể được nhập từ nước láng giềng Trung Quốc.
Ông Nguyễn Văn Dưng – Chủ tịch Hội Mỹ nghệ kim hoàn TP.HCM đã nhận định như vậy khi trao đổi về nguy cơ “vàng thau lẫn lộn” đang  đe dọa các nhà đầu tư trên thị trường vàng hiện nay.
Theo ông Nguyễn Văn Dưng, gần đây nhiều doanh nghiệp kinh doanh vàng tại miền Tây Nam Bộ và một vài điểm kinh doanh vàng tại TP.HCM phát hiện nguồn nguyên liệu dưới dạng cục, thỏi dùng để sản xuất vàng nữ trang có chất lượng kém. Sau khi đem nguyên liệu đi sản xuất vàng nữ trang thì sản phẩm bị hư toàn bộ.
Chủ tịch Hội Mỹ nghệ kim hoàn TP.HCM cho biết số vàng nguyên liệu này được Công ty công nghệ thiết bị D.C kiểm tra thì phát hiện có pha thêm hợp kim khác thuộc nhóm Platin. Sự gian lận này khá tinh vi nên khó phát hiện bằng các phương pháp phổ biến hiện nay.