Thứ Tư, 6 tháng 7, 2011

Việt Nam triển khai kế hoạch 'cánh đồng lớn' để sản xuất lúa

Hình: REUTERS
Việt Nam triển khai kế hoạch “cánh đồng lớn” để sản xuất lúa, với mấy mươi cánh đồng có diện tích từ 100 đến 2,000 hécta đã được hình thành ở miền nam để trồng lúa cho vụ hè thu.

Tường thuật hôm thứ Tư của AsiaPulse cho biết kế hoạch được triển khai sau khi mô hình cánh đồng mẫu lớn đầu tiên trong vùng đồng bằng sông Cửu Long, với diện tích hơn 1,000 hécta ở tỉnh An Giang, đạt được thành quả tốt trong vụ đông xuân 2010-2011.

Đông Dương Đại Hải chứ không phải Biển Nam Trung Hoa

2011-07-06
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu vừa phát hiện một chi tiết mới cho thấy danh xưng South China Sea còn gọi là Biển Nam Trung Hoa có tên gốc là Giao Chỉ Dương, hay Đông Dương Đại Hải hay ngắn gọn nhất là Đông Hải có nghĩa là Biển Đông

Source daidoanket-online
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu.
Mặc Lâm phỏng vấn nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu để biết thêm chi tiết về vần đề này, trứơc tiên ông Nguyễn Đình Đầu cho biết:

Yêu cầu chính quyền công khai chuyện nước

Thanh Quang, phóng viên RFA: Làn sóng phẫn nộ, phản đối của dân Việt trong và ngoài nước trước hành động xâm lược, đe doạ, xuyên tạc sự thật của Phương Bắc – và cả cách ứng phó mập mờ của giới cầm quyền VN đang ngày càng mạnh mẽ.

Vào những ngày đầu tháng Bảy này, nhiều trang mạng nhật ký phổ biến các Tuyên cáo, Kiến nghị bày tỏ lòng dân quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải VN và yêu cầu nhà nước VN công khai nội dung mà Hà Nội đã thoả thuận với Bắc Kinh – trước đây cũng như bây giờ.
Một phụ nữ trong đoàn biểu tình với khẩu hiệu “Chống Trung Quốc” tại Hà Nội hôm 03/07/2011.
Chẳng hạn như Tuyên Cáo hôm mùng 3 tháng Bảy vừa rồi tại Nhà Hát Lớn Hà Nội phát xuất từ một thanh niên đi biểu tình gửi cho nhà cầm quyền TQ để phản đối hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ VN trên biển Đông, và khẳng định:
“Chúng tôi, những người dân yêu nước Việt Nam quyết tâm làm tất cả, nguyện đem tất cả sức mình để chống lại các hành động xâm lấn hiếu chiến của nhà cầm quyền Trung Quốc, bảo vệ vững chắc chủ quyền đất, biển, đảo của Việt Nam.
Đất nước Việt Nam muôn năm! Dân tộc Việt Nam muôn năm!”

18 trí thức kiến nghị, đòi nhà nước nói thật

Nghi ngờ Hà Nội-Bắc Kinh thỏa thuận ngầm Biển Ðông
 
1,200 chữ ký, yêu cầu công khai nội dung

HÀ NỘI (TH) - Nghi ngờ nhà cầm quyền Hà Nội thỏa thuận ngầm với Bắc Kinh những điều có thể phương hại cho quyền lợi quốc gia, hoặc cũng có thể Bắc Kinh chơi trò tuyên truyền, 18 người, trong đó có nhiều trí thức nổi tiếng ở Việt Nam, đòi Bộ Ngoại Giao Việt Nam giải thích.
Người Việt Nam biểu tình ở Hà Nội chống Trung Quốc bá quyền, ngày Chủ Nhật, 19 tháng 6, 2011. (Hình: AP)

Chiến thắng của phe Áo Đỏ - Thái Lan và bài học cho Việt Nam

images.jpg
Chùa cổ ở nước Thái
Lê Nguyên Hồng

Rất nhiều người Việt còn nhớ những cuộc xuống đường khổng lồ của các phe Áo Đỏ, hay Áo Vàng ở Thái Lan trong vài năm qua – Đó là những cơn địa chấn đã gây xáo trộn chính trường Thái Lan. Và với những nỗ lực không mệt mỏi, phe Áo Đỏ - Hiện thân của Đảng Pheu Thai ngày nay – Đã giành được thắng lợi mỹ mãn trong hòa bình, thông qua cuộc bầu cử ngày 3/07/2011.

Dừng cuộc thi nói không với chữ U

Đỗ Trung Quân
Từ sáng kiến của tiến sĩ Nguyễn Quang A: “Sản xuất  20 triệu áo, mũ in chữ U-NO, U gạch chéo giúp ngư dân bám biển “ do báo Sài Gòn Tiếp Thị tổ chức và thực hiện. Đại học Hoa Sen thành phố Hồ Chí Minh cũng tổ chức một  cuộc thi Thiết Kế Logo Non-U, “Nói KHÔNG với đường lưỡi bò” kêu gọi tinh thần trách nhiệm của mỗi công dân Việt Nam thể hiện qua những việc làm, hành động cụ thể đối với việc xác định chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, góp phần bảo vệ hòa bình, hợp tác và phát triển trong cộng đồng các quốc gia Đông Nam Á…”
Nhưng chỉ chưa đầy một tuần lễ kể từ khi chính thức đưa ra thư ngỏ gửi các bạn sinh viên của Ban tổ chức Đại học Hoa Sen ngày 5- 7 -2011. Tin nhắn [ muốn được giấu tên ] của một thành viên BTC đã được gửi cho các thành viên Ban giám khảo:”Do có một số thay đổi vào phút cuối xin tạm thời ngừng và phát tán thông tin về cuộc thi. Cảm ơn và sẽ thông báo sau …”
Thông tin ấy bất ngờ nhưng suy cho cùng không gây ngạc nhiên cho những  ai đang quan tâm và ủng hộ những chương trình như thế , nếu có câu hỏi thắc mắc tại sao, thì câu trả lời cũng dễ hiểu, rằng gạch chéo hai đường chống thuốc lá , chống tệ nạn dễ hơn gạch chéo cái đường “ lưỡi bò “ Đại Hán nhảm nhí kia.
Nhưng suy cho cùng một cuộc thi không thể tổ chức thì đất nước này có hàng vạn họa sĩ, ai cũng có thể tự vẽ cho mình hai đường gạch chéo  lên cái “ chữ U” ngạo mạn , bất chấp luật lệ quốc tế kia.  Không có gì dễ dàng hơn thế.
Qúa dễ !

Người Buôn Gió - Cho người này gợi nhớ thương người kia

Người Buôn Gió
Lâu rồi cứ mải miết chuyện Hoàng Sa- Trường Sa, chẳng ghé được qua nhà chị Dương Hà. Hôm nay rảnh mò tới nhà chị, nghe kể chuyện anh Vũ bị giam chung với hai tên tù hình sự, tình trạng anh Vũ yếu, thể chất suy do bị bệnh tim. Nhưng tinh thần anh mạnh mẽ, vẫn tin tưởng rằng những việc làm của mình là vì đất nước, hoàn toàn có công chứ không có tội. Trước sau những việc làm của anh sẽ được sáng tỏ rõ ràng.
Anh Vũ trong tù luôn tin như vậy, thế nhưng bên ngoài "người lạ" lại đi lọ mọ đi phao tin anh về những chuyện cá nhân , xử sự thế này, thế kia với người này, người nọ. Toàn chuyện không hề có thật, nhưng chán cái kiểu cần mẫn đi từng nhà để rủ rỉ như vậy đúng là làm ăn theo kiểu "trăm bó đuốc vớ được con ếch". Đánh đằng báo chí như Quý Thanh không ăn thua, giờ chơi trò thủ công đánh tỉa vậy. Làm ăn kiểu đó thì bảo sao giáo sư Châu không chế là "làm xấu hổ thể diện..." được.

THƯ KHẨN CẤP GỬI QUỐC HỘI VÀ BCH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG

Thư ngỏ khẩn cấp của ông Bùi Minh Quốc gửi Quốc hội và Ban chấp hành Trung ương Đảng

Trần Trọng Kim và bộ sách giáo khoa bậc sơ học

Tạp chí Xưa & Nay 
(Số 381 Tháng 6 – 2011)
Phan Trọng Báu
BỘ SÁCH GIÁO KHOA BẬC SƠ HỌC CỦA TRẦN TRỌNG KIM CHỦ BIÊN MÀ CHÚNG TÔI MUỐN NÓI Ở ĐÂY LÀ NHỮNG CUỐN: SỬ KÝ GIÁO KHOA THƯ, LUÂN LÝ GIÁO KHOA THƯ VÀ QUỐC VĂN GIÁO KHOA THƯ CỦA CÁC TẦNG LỚP ĐỒNG ẤU (LỚP NĂM), DỰ BỊ (LỚP TƯ) SƠ ĐẲNG (LỚP BA) DO NHA HỌC CHÍNH ĐÔNG PHÁP QUẢN LÝ. NGOÀI TRẦN TRỌNG KIM CÒN CÓ CÁC ÔNG NGUYỄN VĂN NGỌC, ĐẶNG ĐÌNH PHÚC VÀ ĐỖ THẬN THAM GIA BIÊN SOẠN.
Sách giáo khoa bậc sơ học trước Trần Trọng Kim
Từ khi mới tổ chức nền giáo dục ở Nam kỳ (1861) cho đến trước cải cách giáo dục lần thứ nhất (1906), nhà cầm quyền Pháp đã gặp một vấn đề nan giải là sách giáo khoa, vì không có người đủ năng lực để biên soạn đã đành, mà còn làm sao cho nội dung của sách phải phù hợp với tâm sinh lý của nền giáo dục Nho giáo. Thời kỳ đầu chưa có sách giáo khoa, họ đã phải cho học sinh dùng tờ Gia Đình báo làm sách tập đọc. Một thời gian sau họ lại mang sách từ Pháp sang nhưng vì không hợp với năng lực của giáo viên và trình độ của học sinh nên kết quả rất hạn chế. Cho đến những năm 80 của thế kỷ XIX, Trương Vĩnh Ký và một số giáo viên người Việt và người Pháp ở cơ quan học chính Nam Kỳ đã biên soạn hoặc dịch một số sách giáo khoa tiếng Pháp để dạy trong các trường tiểu học. Những sách này dần dần được bổ sung thêm một số quyển khác và đã thành những sách dạy trong các trường tiểu học lúc đó(1).