Thứ Tư, 18 tháng 5, 2011

DƯƠNG DANH DY: VÌ SAO TQ CHƯA DÙNG VŨ LỰC VỚI VIỆT NAM?

Ông Dương Danh Dy
Mặc dù rất không muốn nhưng sau khi cân nhắc, tôi thấy cần dịch một phần bài viết được đăng trên mạng chính thức của Trung Quốc với tên gọi: “Tin tham khảo nội bộ cho thấy: nguyên nhân căn bản khiến Trung Quốc chần chừ không sử dụng vũ lực với Việt Nam” để bạn đọc Việt Nam, thấy rõ thêm phần nào bộ mặt thực của người láng giềng chưa bao giờ là “4 tốt” như có một số người nhẹ dạ nào đó  đã ngộ nhận.

Bài viết này dài tới hơn 20 trang A4, nhưng có lẽ chỉ đọc mấy trang này thôi là đã đủ lắm rồi!

Dương Danh Dy

Nếu quân đội Trung Quốc dùng vũ lực giải quyết tranh chấp Biển Đông (mà Trung Quốc gọi là Nam Hải), cần làm một cuộc điều tra ý dân vấn đề “đánh ai trước” thì trên 80% dân chúng Trung Quốc đều sẽ hô lên một cái tên-Việt Nam, nhất là tiếng nói cháy bỏng của họ muốn đánh Việt Nam đã một thời được bàn luận xôn xao, dân chúng căm phẫn hô hào phải tiêu diệt, bởi vì Việt Nam, xâm chiếm  chủ quyển đảo bãi của Trung Quốc nhiều nhất, từ bên ngoài thấy là điên cuồng nhất, mà trong 5 nước xâm chiếm đảo bãi của Trung Quốc ở Biển Đông thì sức mạnh tổng hợp quốc gia của Việt Nam là yếu nhất, khả năng điều khiển chiến tranh kém nhất, căn cứ vào lực lượng so sánh hiện nay  giữa Trung Quốc và Việt Nam có thể nói không một chút hoài nghi rằng nếu như Trung Quốc khai chiến với Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa, quân đội Việt Nam chỉ có sức ngăn cản chứ không có lực đánh trả, cuối cùng là thất bại thảm hại, khẳng định quân đội Trung Quốc sẽ chiến thắng triệt để sạch sẽ, về điểm này chẳng có ai nghi ngờ.

Giám đốc cưỡng hiếp nhân viên thực tập vì ức chế sinh lý

Thấy nữ nhân viên thực tập xinh xắn, lại bị "ức chế" nhiều tháng vì vợ mang bầu, giám đốc Hùng đã cưỡng bức cô gái 21 tuổi ngay tại công ty (cũng là nhà riêng).

Ngày 17/5, nguồn tin từ VKSND thị xã Thuận An, Bình Dương cho VnExpress.net biết, qua điều tra ban đầu cùng những bằng chứng thu được, đủ cơ sở để khởi tố tội danh hiếp dâm đối với ông Nguyễn Viết Hùng, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám Công ty cổ phần Du lịch - Truyền thông - Sự Kiện Đất Thủ. Hiện Viện đã phê chuẩn lệnh bắt tạm giam ông này để phục vụ điều tra.

Vài ghi nhận nhân đọc Hồi ký Trần Văn Giàu

Lữ Phương
 
 
Khi mất vào năm 100 tuổi (1911-2010), ông Trần Văn Giàu nổi danh như một nhà giáo dạy lịch sử. Nhưng với bản thân lịch sử thì ông cũng đã nổi tiếng từ lâu như một người đã tổ chức thành công cuộc khởi nghĩa tháng 8-1945 ở Nam bộ, và cũng trong quá trình lãnh đạo cuộc khởi nghĩa này ông cũng nổi tiếng cả với những đồn đãi rất xấu cho uy tín chính trị của ông. Mục đích hồi ký[1] của ông là nhằm xoá đi cái màn sương mờ đục phủ lên đoạn đời ngắn ngủi nhưng đầy ý nghĩa phức tạp đó – 1940 -1945 –, kể lại một cách chi tiết toàn bộ quá trình ông lãnh đạo cuộc khởi nghĩa tháng 8 nói trên ở Nam kỳ, góp tài liệu làm sáng tỏ một vấn đề lịch sử hiện đại của Việt Nam, nhưng đồng thời cũng nhằm mục đích phơi bày sự thật về những kẻ mà ông cho rằng đã dùng những thủ đoạn tồi tệ để bôi nhọ ông, làm ông khổ sở, cho mãi đến cuối đời. 
***

Thưa Phó Thủ tướng! Không thể không xây cầu này

“Rùng rợn” cây cầu treo có một không hai

(Dân trí) - Cây cầu treo ở thôn Ba Cẳng (Khánh Hiệp, Khánh Vĩnh, Khánh Hòa) được làm từ năm 1991. Cầu (hoặc có lẽ không thể gọi là cầu) lưa thưa, nhỏ hẹp, chênh vênh, như một tấm lưới treo trên miệng Hà Bá…

Lúa gạo Việt Nam : Cần khẩn cấp một cuộc cách mạng xanh mới

 
Đồng bằng sông Cửu Long, vựa thóc của Việt Nam, là nơi làm ra một nửa lượng gạo trên toàn quốc, cung ứng gần như toàn bộ gạo xuất khẩu. Nhưng tình hình này có thể sẽ không kéo dài được nữa. Do biến đổi khí hậu, hàng trăm ngàn hecta ruộng đồng bị đe doạ : hạn hán, ngập mặn, lụt lội... Việt Nam không còn cách nào khác hơn là phải thích nghi với những khó khăn.
Lúa gạo Việt Nam đang cần khẩn cấp một cuộc cách mạng xanh mới. Đây chính là chủ đề phóng sự của thông tín viên Lucie Moulin, thực hiện tại Việt Nam vào tháng Tư 2011.
Lucie đã xuống tận làng An Bình, tỉnh Sóc Trăng, và gặp được bác Minh, một nông dân 67 tuổi, đang ngồi trong vườn phía sau nhà. Trước đây bác làm ruộng nên biết rất rõ các mối lo âu của nông dân trong vùng :

 « Hồi xưa làm dễ hơn, phân xuống ít thôi, thí dụ trồng một công đất thì chỉ rải 5 hay 7 ký phân. Bây giờ thì phải tăng từ một bao đến một bao mấy, năm sáu chục ký lô phân vậy đó. Thành ra đất như bạc màu hay sao đó. Nhưng mà làm cũng vẫn trúng, năng suất vẫn cao, nhưng mà chi phí nhiều hơn. »