Thứ Bảy, 4 tháng 6, 2011

Hùng binh bám biển

- Những ngày đầu tháng 6 này, tàu của ngư dân vùng biển miền Trung vẫn mải miết ra khơi. Nhiều ngư dân bảo rằng họ không hề lo sợ đối mặt với tàu Trung Quốc.

Hậu duệ hùng binh

Nhiều người gọi ông là “sói biển”. Nhưng với tôi, ông là một trong những hùng binh Hoàng Sa can trường nơi đất đảo Lý Sơn cưỡi sóng đạp gió ngày đêm bám biển, mặc cho bao tai ương sầm sập đổ xuống đầu suốt mấy năm nay.
Nhiều lần ông trắng tay, lên bờ, vợ con ly tán. Nhưng ông vẫn nuôi khát vọng một ngày được đóng tàu mới ra lại Hoàng Sa…

Ký ức về những tháng ngày bám biển Hoàng Sa vẫn còn tươi nguyên trong trái tim của hùng binh Mai Phụng Lưu. Ông bảo rằng, cho dù có hiểm nguy, có bị bắt giữ, đánh đập thì với những ngư dân như ông vẫn không bao giờ run sợ, bỏ biển.

Hỏi tại sao không sợ? Ông thật thà bảo rằng: Từ thủa cha ông, biển Hoàng Sa với ngư dân Lý Sơn nói riêng và ngư dân Quảng Ngãi nói chung đã là ngôi nhà thứ 2. Bà con ngư dân vẫn bám vùng biển này để mưu sinh.

"Bà con ngư dân tụi tui lặn xuống rạng san hô săn bắt con cá, con tôm, tìm con ốc, con hải sâm để kiếm cơm nuôi vợ con trên bờ".

Ấy thế mà, như lời lão kình ngư Mai Phụng Lưu, những ngư dân Việt Nam vẫn không được yên thân. Đánh bắt trên vùng biển của đất nước mà luôn bị tàu nước ngoài đuổi bắt, thu tàu, đánh đập.

Bản thân ông Phụng đã 4 lần bị Trung Quốc bắt giữ thu tàu, đòi tiền chuộc, rồi còn đánh đập, cầm tù nhiều tháng trời trên đảo Hoàng Sa. “Họ chỉ cạy tàu to, súng lớn…” - ông Lưu trầm ngâm.

Ông nói như tâm sự với chính mình, rằng ông cũng như hàng nghìn ngư dân khác nơi vùng đất đảo này không run sợ. Những lần đối mặt, ông không làm gì được, bởi họ mạnh hơn, tàu to hơn, nên chấp nhận. Nhưng ông vẫn mơ một ngày, lớp con cháu ông sẽ sắm được tàu to, lực đủ mạnh để sẵn sàng đương đầu...

Kiên trì bám biển

Ở nơi vùng đất đảo Lý Sơn này, hay các làng chài ven biển miền Trung, hậu duệ của các hùng binh Hoàng Sa vẫn nối tiếp bước chân cha ông nghìn đời hướng ra biển, dẫu biết rằng trước mắt là tai ương rập rình...
 
Tàu của ngư dân Nguyễn Thanh Quang vừa trở về.
Tàu ngư dân vẫn kiên cường bám biển Hoàng Sa.

Những ngày này, khi lại viết về họ, tôi vẫn còn nhớ như in lời của lão kình ngư Nguyễn Thanh Tuấn, hay Tiêu Viết Là, rằng mỗi một ngư dân có mặt tại Hoàng Sa suốt mấy trăm năm qua như cột mốc sống thể hiện chủ quyền trên biển của Tổ quốc.
Nhớ câu chuyện của thuyền trưởng Huỳnh Công Nhiệm (30 tuổi, ở thôn Đông, xã An Hải, huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi) cùng 8 thuyền viên trên con tàu QNg - 66 369 -TS đã bị Trung Quốc bắt thu giữ toàn bộ ngư lưới cụ và lương thực.
Dù vậy, nhưng người thuyền trưởng can trường này không chịu quay về đất liền, mà vẫn quyết tâm bám biển.
Ngư dân Tiêu Viết Là (ngồi giữa) kể chuyện bị Trung Quốc bắt giữ.

Tàu anh Nhiệm bị bắt giữ hôm 6/5 sau khi bị thu giữ toàn bộ lương thực và phương tiện hành nghề. Cả 9 thuyền viên chỉ còn lại con tàu với một ít dầu. Nhưng họ vẫn ở lại với Hoàng Sa sau khi gặp tàu người quen cùng quê mượn ít lương thực và nhờ ICOM liên lạc về đất liền nhờ người nhà gửi thiết bị, cùng phương tiện ra.

Không riêng gì thuyền trưởng Nhiệm, mà hàng trăm thuyền trưởng khác trên những con tàu của ngư dân Lý Sơn vẫn đang ngày đêm bám biển Hoàng Sa, bất chấp những hiểm nguy bủa vây.
Giữa những ngày đầu tháng 6 này, những con tàu của ngư dân vùng biển miền Trung vẫn mải miết ra khơi. Nhiều ngư dân bảo rằng họ không hề lo sợ đối mặt với tàu Trung Quốc. Nhưng họ chỉ lo sợ bị thu giữ phương tiện hành nghề.
“Nếu được nhà nước hỗ trợ giúp đỡ, chúng tôi sẵn sàng bám biển, góp phần bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc…” - lão kình ngư Phạm Hà ở xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi nói.
Thuyền trưởng Mai Phụng Lưu (xã An Hải, huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi):
Sau 4 lần bị phía Trung Quốc bắt giam trái phép, đánh đập và tịch thu toàn bộ phương tiện, ngư lưới cụ, gia đình tôi đang lâm nợ nửa tỷ đồng và không biết đến bao giờ mới trả được.
Cuộc sống của gia đình hiện đang gặp rất nhiều khó khăn. Nếu như một ngày nào đó sắm lại được tàu, thì vùng biển Hoàng Sa vẫn cứ là ngư trường mà tôi chọn. Tôi mong Nhà nước giúp đỡ tôi phần nào để trở lại với Hoàng Sa mà tôi hằng gắn bó hàng chục năm qua.
Thuyền trưởng Lê Vinh (xã An Vĩnh, huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi):
Đâu phải đến bây giờ phía Trung Quốc mới bắt giữ, đánh đập và tịch thu ngư cụ, phương tiện của ngư dân khi ra đánh bắt tại khu vực Hoàng Sa. Việc này diễn ra lâu nay. Nếu sợ thì ngư dân Lý Sơn đã bỏ nghề biển hết từ lâu rồi.
Hôm 9.5.2011, khi đang đánh bắt tại đảo Xà Cừ (Hoàng Sa, Việt Nam), tàu của tôi và 10 ngư dân cùng đi đã bị tàu Trung Quốc đến khống chế thu máy định vị, Icom, dầu, máy dò… với tổng trị giá khoảng 160 triệu đồng.
Chúng tôi còn ra khơi được thì vẫn sẽ đến Hoàng Sa đánh bắt.
Ngư dân Phạm Hà (xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi):
Tôi không sợ đối mặt với tàu chiến và tàu cá Trung Quốc trên hải phận nước mình. Tôi chỉ lo bị tịch thu tàu bè, ngư cụ sẽ mất phương tiện để làm ăn.
Tôi rất mong các cấp ngành của tỉnh và T.Ư hỗ trợ, giúp đỡ khi chúng tôi gặp rủi ro. Nếu được như vậy thì ngư dân sẽ vững vàng và yên tâm bám biển hơn.
Ngư dân Tiêu Viết Là (xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi):
Ngư dân chúng tôi ý thức rằng, quần đảo Hoàng Sa là của Việt Nam nên khẳng định chủ quyền biển đảo nước mình, chúng tôi ra đó đánh bắt.
Tuy nhiên, ra Hoàng Sa, ngư dân chúng tôi liên tục bị Trung Quốc bắt giữ và tịch thu tài sản. Chính vì vậy, Nhà nước cần có chế độ, chính sách hỗ trợ cho ngư dân bị Trung Quốc bắt giữ. Làm như vậy để tạo điều kiện cho ngư dân có vốn để tái sản xuất, đồng thời cũng góp phần khẳng định chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa.

(Theo Dân Việt)

Vũ Trung

Đồng hành cùng nhân dân

Từ đầu năm đến nay, Tổng thống Benigno Aquino III đã hơn chục lần công khai nói về vấn đề Biển Đông, về những cuộc va chạm giữa Philippines và Trung Quốc ở vùng biển này cũng như lập trường của Manila đối với một số vùng biển đảo tranh chấp. Ông còn công bố quyết định chi gần 12 tỉ peso (tức khoảng 280 triệu USD) để tăng cường vũ khí bảo vệ lợi ích Philippines ở Biển Đông.

TRỰC TIẾP: PHỎNG VẤN NHÀ SỬ HỌC LÊ VĂN LAN


Thưa chư vị,

Hôm qua, khi chúng tôi đăng tải ý kiến của GS. Lê Văn Lan kịch liệt phản đối chiều bộ phim "Đường tới thành Thăng Long" trên sóng của Đài truyền hình quốc gia, đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận.

GS. Lê Văn Lan đang đi làm phim về Hoa Lư với đoàn phim Niu-Di -Lân ở Ninh Bình, đã về Hà Nội ngay trong đêm qua và đã dành cho Nguyễn Xuân Diện-Blog cuộc gặp và phỏng vấn sáng nay.

Dưới đây là cuộc phỏng vấn, được thực hiện tại Hà Nội:

Liệu cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc ngày 5/6 tới có được chính quyền "bật đèn xanh"?

Nguyễn Ngọc Già
Vào lúc 18h chiều nay (ngày 03/6/2011), tôi vừa nhận được nguồn tin đáng tin cậy như sau:
Tổng công ty Du lịch Tp.HCM (*) (tên tiếng Anh là Saigontourist) tổ chức cuộc họp khẩn cho các cán bộ đầu ngành của tất cả các Khách sạn, Nhà hàng trực thuộc Tổng Công ty với nội dung truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thành Ủy, UBNDTP.HCM và Sở Công An Tp.HCM thông qua ông Trần Hùng Việt (Tổng Giám Đốc Cty) và bà Thượng Mỹ An (Bí thư Đoàn TNCSHCM Tổng Công ty) với nội dung:

Biểu tình lòng yêu nước

Nguyễn Trọng Tạo
bieutinh-300x282.jpg
Ảnh: Biểu tình vì quyền lợi động vật
Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia thì biểu tình là một hình thức hành động bất bạo động thường diễn ra trong lịch sử được thực hiện bởi một nhóm người. Thuật ngữ này chỉ đến sự trưng bày một cách công khai những ý kiến chung của nhóm người này. Khái niệm này được phát triển bởi Mahatma Gandhi trong Phong trào độc lập Ấn Độ và bởi Martin Luther King, Jr. trong Phong trào Dân quyền Mỹ. Các biểu tình là một hình thức hoạt động tích cực (tiếng Anh: activism), thường có những người tụ họp vào một nơi hay diễu hành trên đường phố để phát biểu ý chí, nguyện vọng hoặc biểu dương lực lượng. Có lúc khi những hoạt động trước mặt hơn, như là cuộc phong tỏa hay cuộc biểu tình ngồi, cũng được gọi là cuộc biểu tình.
Các biểu tình có thể có mục đích bày tỏ quan điểm hoặc ủng hộ hoặc phản đối một vấn đề công cộng, nhất là về một vụ bất công xã hội. Người ta thường nghĩ rằng càng thêm người tham gia cuộc biểu tình thì nó càng thành công hơn. Các biểu tình thường có liên quan đến vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội, thường nhằm mục đích gây sức ép cho một thay đổi nhất định.

THÔNG BÁO VỀ TÌNH HÌNH SỨC KHỎE CỦA ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP