Thứ Năm, 29 tháng 9, 2011

Tướng Quắc kể về chuyên án Năm Cam

(Nguoiduatin.vn) - Vụ án Năm Cam cùng đồng bọn phạm nhiều tội đã khép lại từ lâu, theo Tướng Quắc - phó ban chuyên án thì: "Xét đi hay xét lại thì cái mục tiêu cao cả nhất, không thể phủ nhận mà chuyên án đạt được là loại khỏi xã hội một băng nhóm xã hội đen, đem lại sự bình yên cho cuộc sống của nhân dân".

Lý do khiến giai đoạn 1 của chuyên án Năm Cam bị tắc
Tướng Quắc cho biết, chuyên án liên quan đến Năm Cam có hai giai đoạn. Trong giai đoạn đoạn 1, những người làm đã không thành công vì nhiều lý do. Trong đó có một lý do mà ngành công an phải thừa nhận thiếu sót do chủ quan, tức là cử cán bộ trinh sát, điều tra không phù hợp với sở trường của họ. Giai đoạn 1 khép lại, nhiều người không được tiếp tục thực hiện giai đoạn 2 của chuyên án vì trong quá trình công tác, họ đã móc nối, "quan hệ" quá sâu, quá mức bình thường với một đàn em của Năm Cam.
PV Nguoiduatin.vn đang trao đổi với Tướng Quắc tại tư gia

Chuyên gia Trung Quốc: thời cơ dùng vũ lực ở Biển Đông đã chín muồi

Nguồn: Mạng Nhân Dân, Mạng Chinacom, và một số mạng chính thức khác cùng đăng tải ngày 27 tháng 9 năm 2011
Trước những năm 70 của thế kỷ trước, không có vấn đề Biển Đông, mọi nước trên thế giới đều không dị nghị đối với đề xuất chủ trương chủ quyền “đưòng lưỡi bò” trong Biển Đông. Biển Đông sở dĩ thành “vấn đề” nguồn gốc là ở chính quyền Nam Việt và sau này, sau khi Việt Nam độc lập, xâm phạm các đảo bãi Nam Sa. Trung Quốc và đề xuất yêu cầu chủ quyền đối với Tây Sa Trung Quốc. Trung Quốc ngoài việc trị tội chính quyền Nam Việt trong cuộc phản kích Tây Sa và tiến hành đánh trả tự vệ Việt Nam trên đất liền ra đã không kịp thời tiến hành kiềm chế ngăn chặn hành vi ngang nhiên xâm lược của Việt Nam tại Biển Đông, để đến nỗi hôm nay ôm lấy di chứng. Một là khêu gợi rồi lôi kéo các quốc gia khác tiến hành “tranh cướp” đảo bãi Nam Sa của Trung Quốc; hai là bây giờ Việt Nam dẫn Mỹ tới, đồng thời lôi kéo các nước nhỏ khác với toan tính đe doạ Trung Quốc, quốc tế hoá những tranh chấp song phưong của Trung Quốc.

Bí thư TW Đảng Cộng sản Việt Nam đá Trung Quốc một cú rất mạnh, nội tình giao phong giữa Việt Nam và uỷ viên quân uỷ ta

Mạng Trung Quân (Trung Quốc) ngày 22/9/2011
Dương Danh Dy dịch

Ngày 15 tháng 9 năm 2011, thượng tướng Lý Kế Nãi, uỷ viên quân uỷ TW Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ nhiệm Tổng Cục Chính trị quân Giải phóng Trung Quốc đã hội đàm với trung tướng Ngô Xuân Lịch, Bí thư TW Đảng Cộng sản Việt Nam, uỷ viên thưòng vụ quân uỷ TW, Chủ nhiệm Tổng Cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam tại toà nhà “Bát nhất”
Ngày 16 tháng 9 năm 2011, ngoại trưởng Ấn Độ S.M. Krishna hội đàm với ngoại trưỏng Việt Nam* tại Hà Nội. Hai nước đã bàn về các vấn đề  chính trị, quân sự và hợp tác kinh tế, Công ty dầu mỏ và khí thiên nhiên Ấn Độ tiến hành hợp tác với Việt Nam khai thác hai mỏ dầu tại Nam Hải (Biển Đông)
Ấn Độ có kế hoạch giúp đỡ Việt Nam tiến hành huấn luyện tầu ngầm và lực lưọng quân sự dưới nước dùng đó để mở rộng liên hệ quân sự với nuớc này, “kiềm chế” Trung Quốc.

Nhật Bản theo dõi chặt chẽ Biển Đông

Nhật Bản đã mời thứ trưởng Quốc phòng 10 nước thuộc Hiệp hội quốc gia Đông Nam Á (Asean) đến Tokyo hôm thứ Tư ngày 28/9 để bàn về an ninh hàng hải ở khu vực Biển Đông.
Tướng Nguyễn Chí Vịnh tại cuộc đối thoại giữa Asean với Nhật Bản
Tướng Vịnh vừa đối thoại với Trung Quốc, Hoa Kỳ và bây giờ là Nhật Bản

Trung Quốc đang hướng tới sụp đổ?

Samuel A Bleicher
13-09-2011

Có một hợp đồng xã hội được ngầm hiểu, đặt nền tảng cho mối quan hệ giữa người dân Trung Quốc với chính quyền. [Theo hợp đồng đó] người dân chấp nhận sự chuyên chế của Ðảng Cộng sản Trung Quốc, với tệ nạn tham nhũng và sự tham gia tối thiểu của công chúng [trong việc điều hành đất nước], chính quyền cộng sản Trung Quốc không ngừng cải thiện nhanh đời sống kinh tế. Nhưng hợp đồng xã hội đó đang có nguy cơ bị phá vỡ, do Trung Quốc đang trên con đường [phát triển] không bền vững, sẽ dẫn đến sự trì trệ hoặc suy giảm kinh tế trong những thập niên tới.
Thủ phạm đứng sau sự suy thoái đang đe dọa Trung Quốc là các giới hạn sinh thái, hiện đứng đầu danh sách này. Chẳng hạn như, trong quyển sách khi một tỷ người Trung Quốc hành động (Nguyên văn: When A Billion Chinese Jump), Jonathan Watts liệt kê danh mục các thảm họa sinh thái hiện tại, cũng như các thảm họa tiềm ẩn: khai thác mỏ than đến cạn kiệt ở các tỉnh miền Tây khô ráo, đánh bắt cá và hải sản quá mức, thiếu nước và ô nhiễm nước công nghiệp, khai thác các khu rừng nguyên sinh và đồng cỏ đến mức không thể phục hồi được, tất cả những điều vừa kể càng làm tăng thêm hiệu ứng do sự thay đổi khí hậu toàn cầu.
Kế đến là do sự điều hành thiếu hữu hiệu: các quyền sở hữu đáng tin cậy, nền hành chính trung thực, sự giám sát pháp lý công bằng. Sự điều hành thiếu hữu hiệu kể trên không những gây khó khăn về mặt xã hội, mà còn được coi như là chướng ngại quan trọng, ngăn cản nền kinh tế tiếp tục phát triển. Những nghiên cứu gần đây cho rằng, tiến bộ kinh tế tương quan với sự quản lý điều hành tốt, Mark Whitehouse công bố trên báo Wall Street Journal rằng: “Trung Quốc đã đạt được tiến bộ lớn trong việc giúp người dân thoát khỏi thứ hạng các nước nghèo nhất. Nhưng nếu kinh nghiệm của các nước khác là một chỉ dấu nào đó, thì Trung Quốc cần một cuộc cách mạng để trở thành một quốc gia giàu có“.      
Một sức ép thứ ba lên hệ thống của Trung Quốc là sự lựa chọn kinh tế vĩ mô của chính phủ không bền vững. Theo Strafor, sự mất cân đối trong đầu tư ở Trung Quốc, cấu trúc kinh tế theo kiểu vụ lợi, chắc chắn tạo ra “một cuộc chạy đua không những giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ hoặc thậm chí giữa Trung Quốc và thế giới” mà là “một cuộc đua để xem điều gì sẽ đập vỡ Trung quốc trước, sự mất cân bằng nội tại của chính Trung Quốc hay quyết định của Hoa Kỳ thực hiện biện pháp vụ lợi hơn đối với mậu dịch quốc tế“.