Thứ Hai, 16 tháng 5, 2011

Nguyễn Thanh Giang: "Ngô Bảo Châu - Hơn một nhà toán học tài năng"

Nguyễn Thanh Giang
Báo An ninh Thế giới Giữa tuần vừa đăng bài “Về sự ngộ nhận của Giáo sư Ngô Bảo Châu”. Cùng ngày, tựa đề của nó được đổi thành “GS Ngô Bảo Châu quá tùy tiện… khi phát ngôn” để đăng lại trên báo Đất Việt. Hiện tượng đó chứng tỏ rằng người ta muốn xác lập giá trị của bài bút chiến này trên báo Đảng. Kể ra, tầm trí tuệ và văn hóa của bài viết đã tỏ ra có phần hơn một số bài báo đã từng tham gia các chiến dịch hạ nhục, bôi bẩn các nhà bất đồng chính kiến khác, trong đó có cả những bậc tiền bối cách mạng như Nguyễn Hộ, Trần Độ…
Trong bài, tác giả Quý Thanh có những câu khả dĩ có thể tiếp nhận như: “Việt Nam rất cần những anh hùng. Tuy nhiên, những anh hùng của thời hiện đại không thể giống những Hector, Turnus hay Kinh Kha ngày trước. Cả thế giới đang bước vào thời kỳ mà trí thức quyết định phần lớn những tiến bộ trong xã hội. Người anh hùng của hiện tại trước hết phải là những người có trí tuệ, có trái tim, có tầm vóc văn hóa và kỹ năng đối thoại với thế giới” (1).

Thế động của văn hóa

Trần Kiêm Đoàn
Tạp chí Tia sáng

Khi nói đến văn hóa Việt Nam, phần lớn những nhà nghiên cứu thuộc thế hệ đàn anh thường nói lên một khái niệm ước lệ như “Nước Việt ta có bốn nghìn năm văn hiến”. Đó là cách nói ở “thế tĩnh”. Coi văn hóa là một gia tài quá khứ, mang một giá trị tượng trưng và mơ hồ cần được chưng trong tủ kiếng hay cất kỹ trong cái tráp sơn son thép vàng của lòng tự hào dân tộc.
Thực tế, văn hóa chính là cuộc sống đầy sinh động, là một tổng thể của những giá trị vật chất lẫn tinh thần của một xã hội, một quần thể hay một dân tộc, kéo dài từ quá khứ cho đến hiện tại và đang theo đà tiến hóa của nhân loại để bước vào tương lai. Nghiên cứu văn hóa vì thế cần ở vào thế động của sự tương quan về nhiều mặt trong bối cảnh thời bấy giờ.

Vì sao công ty Mỹ rút cổ phần khai thác dầu ở Biển Đông

Phúc Lộc Thọ
imageMột cái tin hết sức quan trọng liên quan tới một động thái ngoại giao đáng chú ý của Mỹ, đó là việc một số công ty Mỹ tuyên bố sẽ bán cổ phần, rút ra khỏi các dự án khai thác dầu ở Biển Đông (tin RFI). Mặc dù cái lý do mà phía các công ty Mỹ đưa ra nghe ngớ ngẩn, giống như mấy anh nhà giàu thanh minh với bàn dân thiên hạ cái việc: không chén các món cao lương mỹ vị mà lại đi “ húp tương”, thường xuyên xơi món “cá gỗ” qua bữa do bí tiền; tương là một món ăn của đám tiện dân có mức thu nhập dưới 1 USD/người/ngày?
Hiện nay người trong cuộc là ông Lê Dương Quang, Thứ trưởng Bộ Công Thương phụ trách món khai thác dầu đã từ chối bình luận về thông tin này với các hãng thông tấn nước ngoài; còn báo chí lề phải thì im thin thít, có thể do đã nhận được chỉ đạo không đưa tin này hoặc do ú ớ về chính trị, không nhận ra đây là một tin quan trọng, nhạy cảm, chí ít trong bối cảnh chính trị cực kỳ phức tạp, căng thẳng hiện nay mà Việt Nam đang phải cố sứ lê lết, hụt hơi, chèo chống với thời cuộc… Đó là việc đang chạy đua, tìm mọi cách để tranh thủ sự ủng hộ nhiều phía cộng với việc nâng cao tiềm lực quốc phòng để tránh không bị Trung Quốc lấn lướt, bắt nạt trên Biển Đông…

Tôi có một ước mơ

Mục sư Martin Luther King (Mỹ)

Mục sư Martin Luther King (1929-1968) là một lãnh tụ trong phong trào đấu tranh cho quyền con người của những người da đen, một mục sư Cơ đốc giáo, ông đã nhận được giải thưởng Nobel về hòa bình, từng đảm nhiệm chức chủ tịch hội lãnh tụ các mục sư Cơ đốc giáo miền Nam nước Mỹ. Từ năm 1954, ông tham gia hoạt động đấu tranh cho sự tiến bộ của người da màu tại Mỹ. Ông đã được nhân loại tôn kính với những công lao thúc đẩy sự tiến bộ về nhân quyền nhằm chống lại tình trạng nghèo khó, nô lệ và đối xử bất công đối với người da đen tại Mỹ trong thập niên đầu của thế kỷ 20. Mục sư King còn được coi là người đã tiếp tục cổ xúy tinh thần đối đầu bất bạo động bằng lòng khoan dung của Mahatma Gandhi trong phong trào vận động dân quyền tại Mỹ.
Mục sư Martin Luther King, Jr là một trong 10 thánh tử đạo của thế kỷ 20, được tạc tượng trên Great West Wall của Điện Westminster tại Luân Đôn, nơi ghi dấu những vĩ nhân của nhân loại. 

> 'The I Have a Dream' Speech by Martin Luther King

Cái hâm của người tài và cái tài của người hâm!

Trực Phan là dân miền Nam, nhưng xin được dùng ngôn từ của người miền Bắc để làm tiêu đề cho bài viết này. Hâm đồng nghĩa với chữ gàn dở (theo định nghĩa của từ điển Việt Nam). Trên thế giới này có biết bao bậc vĩ nhân, anh hùng nhưng vẫn không thoát khỏi một vài tình huống dở khóc dở cười mà người ta thường gọi là hâm. Ví dụ như Albert Einstein, khi ông còn làm việc ở trường đại học Princeton, một hôm ông có việc phải đi về nhà gấp, ông gọi một chiếc taxi. Người tài xế không nhận ra ông. Tài xế hỏi: Ông muốn đi về đâu? Einstein trả lời: Tất nhiên là về nhà của Einstein rồi. Người tài xế trả lời: Có ai mà không biết nhà Einstein chứ, nhưng ông đã gặp ông ta chưa? Einstein đáp: Tôi là Einstein đây, nhưng khổ nỗi là tôi quên mất địa chỉ nhà tôi rồi. Viên tài xế bật cười và chở ông về tận nhà và không lấy tiền taxi. Là một thiên tài trong lĩnh vực khoa học vật lý nguyên tử, thế nhưng đôi khi ông cũng rơi vào tình huống “hâm” đáng yêu như thế. Archimedes, nhà toán học lỗi lạc và là người phát hiện ra lực nâng của chất lỏng. Khi nhà vua yêu cầu ông giám định xem chiếc vương miện có được làm bằng vàng nguyên chất hay là bị pha bạc hoặc kim loại khác vào hay không, ông đã ngâm mình trong bồn tắm để suy nghĩ tìm câu trả lời. Đến khi tìm được cách giám định chiếc vương miện dựa trên nguyên lý nâng của chất lỏng, ông đã vui sướng nhảy ra khỏi bồn tắm và chạy khắp nơi trong thành phố với thân mình trần như nhộng, miệng reo to: Eureka. Những cái hâm đó có lẽ là điều đương nhiên vì người ta thường bảo có tài thường hay có tật. Nhưng cái hâm đó so với trí tuệ của những bậc vĩ nhân như Albert Einstein hay Archimedes thì có lẽ giống như hạt cát trong sa mạc, có lẽ nó góp phần làm tăng giá trị đích thực của các bậc vĩ nhân hơn là làm hạ thấp họ xuống. Đó là cái hâm của người tài, có tật là có tài, thông thường là như thế. Nhưng trong thời nay, có những kẻ chẳng những không có tài, bị hâm và lại lắm tật (tật xấu hay tật nguyền về một mặt nào đó, có thể là về hình thể hay tâm hồn, tùy người đọc nhận định).

VN tiến hành xong bầu cử sớm ở Trường Sa

Bỏ phiếu sớm ở Trường Sa (Hình: VietnamNet)
Hải quân tham gia bỏ phiếu sớm ở Trường Sa (Hình VietnamNet).
Một trăm phần trăm cử tri ở Trường Sa đã tham gia bỏ phiếu sớm tại kỳ bầu cử đại biểu quốc hội khóa XIII và Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016, theo truyền thông trong nước.

Lạm bàn từ những dấu chân thú lạ

SGTT.VN - Sau Cải cách ruộng đất, người ta mở cuộc triển lãm lớn tuyên truyền thành tích. Lũ trẻ chúng tôi tò mò trốn học dến xem. Nhiều chuyện quá ghê rợn, giờ trên sáu chục tuổi, nghĩ đến vẫn rùng mình, lạnh gáy.