Thứ Năm, 1 tháng 3, 2012

TRIỂN VỌNG THÀNH LẬP LIÊN MINH ẤN ĐỘ-MỸ-ÔXTRÂYLIA

Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ ba, ngày 28/2/2012
TTXVN (Niu Đêli 20/2)

Tạp chí “Các vấn đề chiến lược” (Ấn Độ) số ra gần đây đăng bài viết của bộ phận nghiên cứu khu Vực Nam Á về triển vọng thành lập liên minh Ấn Độ-Mỹ-Ôxtrâylia và cho rằng liên minh này có nhiều khả năng trở thành hiện thực.
Theo bài báo, mặc dù tuyên bố của Bộ trưởng Ngoại giao Ôxtrâylia Kevin Rudd về khả năng thiết lập cơ cấu đối thoại 3 bên giữa nước này với Mỹ và Ấn Độ đã bị Bộ Ngoại giao Ấn Độ bác bỏ mạnh mẽ hồi đầu tháng 12/2011, song các nhà chiến lược của ba nước đều ra sức ủng hộ một liên minh như vậy nhằm tăng cường và bảo vệ lợi ích chiến lược của ba nước.
Bộ Ngoại giao Ôxtrâylia cũng nhanh chóng hiểu được sự do dự của Ấn Độ và nói rằng tuyên bố của ông Kevin Rudd đã bị giải thích sai lạc. Tuy nhiên, cả hai nước sau đó đã rất nhiệt tình với quyết định tăng cường quan hệ đối tác quân sự mạnh mẽ giữa hai bên. Trước đó, Thủ tướng Ôxtrâylia Julia Gillard cũng đã tuyên bố xoá bỏ lệnh cấm xuất khẩu urani cho Ẩn Độ.
Bộ trưởng Quốc phòng Ôxtrâylia Stephen Smith đã thăm Ấn Độ ngày 8/12/2011 và giành được sự ủng hộ của Chính phủ nước chủ nhà đối với việc tăng cường trao đổi các đoàn quân sự giữa hai nước.
Ấn Độ vốn đã có chương trình trao đổi quân sự sâu sắc với Mỹ. Ba nước này hiện đã hợp tác trong lĩnh vực quân sự trên cơ sở song phương. Bởi vậy, giới phân tích chiến lược ở ba nước đều bày tỏ ý kiến về sự cần thiết tiến tới một cơ sở hợp tác chung.
Ý tưởng hợp tác ba bên nói trên được Ngoại trưởng Ôxtrâylia nêu ra tại Tôkyô cách đây 4 năm sau khi hải quân Ấn Độ,-Nhật Bản và Mỹ tập trận chung tại Thái Bình Dương, nhưng khi Trung Quốc phản ứng rất mạnh mẽ về đề nghị này thì Chính phủ Ôxtrâylia ngay lập tức đã rút lại ý tưởng đó.
Trên thực tế, Trung Quốc đã bộc lộ sự lo lăng về một liên minh như vậy vốn được xem là có thể kiềm chế sự hung hăng của Bắc Kinh. Ngày 27/5/2011, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã phản ứng đối với đề nghị này bằng cách công khai khuyên 4 nước trên “chớ chống lại xu hướng toàn cầu hoá và cần phải mở cửa và hòa nhập”.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương khi đó nói rằng Trung Quốc tin rằng việc tăng cường sự tin tưởng lẫn nhau và mở rộn” hợp tác trên cơ sở đôi bên cùng có lợi, nhu cầu mở cửa và sự hòa nhập là xu hướng toàn cầu.
Khả năng nối liền quan hệ 4 bên giữa 4 nền dân chủ trên thực tế đã được thảo luận trong giới phân tích chiến lược Trung Quốc vốn cho rằng việc thành lập một liên minh giữa 4 nước này sẽ chia rẽ châu Á. Trên thực tế, Bắc Kinh đã yêu cầu 4 nước trên giải thích lý do tiến hành cuộc gặp của các quan chức cấp cao 4 nước tại Manila ngày 24/5/2011. Cuộc gặp đầu tiên này được tiến hành bên lề hội nghị Diễn đàn khu vực ASEAN. Cả 4 nước khi đó quyết định sẽ tiến hành cuộc gặp tiếp theo, song cuộc gặp thử hai đã không được tổ chức.
Thực ra, không phải chỉ có Ôxtrâylia cảm thấy “lạnh chân” về đề xuất thành lập liên minh 4 bên, mà cả Ấn Độ cũng cảm thấy căng thẳng về đề xuất này. Trong bối cảnh quan hệ Ấn-Trung đang ở giai đoạn nhạy cảm liên quan đến vấn đề biên giới chưa được giải quyết và việc hai bên tiếp tục triển khai quân đội và các kho vũ khí dọc Tuyến kiểm soát thực tế có chiều dài hơn 4,000 km nên Ấn Độ cũng lùi bước.
Bởi vậy, khi Ngoại trưởng Ôxtrâylia một lần nữa nói về khả năng thành lập liên minh như vậy, Ấn Độ đã nhanh chóng bác bỏ đề nghị này. Tuy nhiên, giới phân tích chiến lược Ẩn Độ không e ngại về đối thoại song phương Ấn Độ-ôxtrâylia và đối thoại và quan hệ quân sự Ấn-Mỹ cũng như mức độ hợp tác cao giữa các nước này,
Từ năm 2007, đề nghị về thành lập liên minh 4 nước này vẫn “ngủ yên”. Song việc Trung Quốc có những hành động hung hăng mới tại Biển Đông đã gây ra lo ngại tại tất cả 4 nước này, các quan chức của 4 nước lại thảo luận về khả năng thành lập liên minh nhu vậy.
Ngày 19/12, 3 trong số 4 nước nói trên gồm Ấn Độ, Nhật Ban và Mỹ đã tiến hành cuộc đối thoại cấp cao chính thức tại Oasinhtơn. Các vấn đề được thảo luận trong cuộc đối thoại này bao gồm cả về ý định của Trung Quốc tại Biển Đông và việc cần phải phối hợp tập thể như thế nào để đối phó với Bắc Kinh.
Theo các chuyên gia chiến lược, hành động ngày càng hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông và sự suy giảm tương đối ảnh hưởng toàn diện cua Mỹ ở khu vực này rõ ràng đã thúc đẩy ba nước hợp tác với nhau.
Thực tế, tuyên bố của ông Kevin Rudd đề xuất thành lập liên minh ba nước được đưa ra dựa trên đề xuất chung của các học giả thuộc các viện nghiên cứu của ba nước gồm Lowry Institute của Ôxtrâylia, Americal Heritage Foundation (Mỹ) và Obsever Reseach Foundation (Ấn Độ).
Đề xuất chung nói trên mang tiêu đề: “Chia sẻ các mục tiêu, các lợi ích trùng hợp: kế hoạch hợp tác Mỹ-Ôxtrâylia-Ấn Độ tại Ẩn Độ Dương- Thái Bình Dương”.
Báo cáo trên đề nghị chính phủ 3 nước thiết lập quan hệ ba bên và hợp tác chặt chẽ hơn giữa ba nền dân chủ này nhằm tăng cường an ninh hàng hải, không phổ biến vũ khí hạt nhân, chống khủng bố và các mục tiêu quan trọng khác ở khu vực cùng với việc khuyến khích một trật tự ổn định hơn và dự báo được ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Theo các nhà quan sát chiến lược ở Ôxtrâylia, chính phủ nước này đã bác bó sự phàn nàn của Ấn Độ về việc duy trì lệnh cấm xuất khẩu uranium kéo dài và Chính phủ Mỹ đã ký một thoả thuận hợp tác hạt nhân dân sự với Ấn Độ.
Liên minh chiến lưc
Đã tới lúc cả ba nước Ấn Độ, Mỹ và Ôxtrâylia hợp tác cùng nhau trên một nền tảng chung để bảo vệ các lợi ích chiến lược và kinh tế của mình. Đáng chú ý là Ôxtrâylia đã ký một thoả thuận cho phép lính thủy đánh bộ Mỹ triển khai trên vùng bờ biển nước này, động thái khiến Trung Quốc rất bực tức. Những diễn biến này là điềm xấu đối với Trung Quốc vốn đang tìm cách mở rộng ảnh hưởng của mình không phải chỉ ở châu Á, mà còn trên phạm vi toàn cầu.
Sau khi có thoả thuận về triển khai lính thủy đánh bộ giữa Mỹ và Ôxtrâylia, việc ký biên bản ghi nhớ về hợp tác quốc phòng giữa Ấn Độ và Ôxtrâylia là diễn biến đáng chú ý, đặt cơ sở cho một liên minh trong tương lai giữa ba nước này.
Trong thời gian diễn ra cuộc gặp của các bộ trưởng quốc phòng ba nước tại Niu Đêli, Ấn Độ và Ôxtrâylia đã quyết định tiến hành các cuộc tập trận hải quân đầy đủ trong tương lai. Thực ra, Ấn Độ đã mời Ôxtrâylia tham gia cuộc tập trận của hải quân 5 nước tại Malabar ở vịnh Bengan tháng 9/2007, đưa ra một thông điệp đối với cộng đồng quốc tế rằng Ấn Độ đang dần dần tham gia cấu trúc của phương Tây do Mỹ lãnh đạo.
5 nước tham gia tập trận hải quân tại Malabar gồm Ấn Độ, Ôxtrâylia, Mỹ, Nhật Ban và Xinhgapo. Điều thú vị là cả 4 nước còn lại đều là đồng minh của Mỹ. Cuộc tập trận hải quân Malabar diễn ra hàng năm giữa Mỹ và Ấn Độ trên cơ sở song phương đã dần được mở rộng với 5 nước tham gia, và việc đưa Ôxtrâylia tham gia là một quyết định có ý nghĩa chiến lược về lâu dài mà hiện nay dường như mới nổi lên.
Mặc dù không chính thức tuyên bố, song hai nước cũng đã thảo luận tình hình ở Biển Đông và các anh hưởng của những hành động cứng rắn của Trung Quốc ở khu vực trong thời gian diễn ra cuộc gặp của các bộ trưởng quốc phòng.
Để có được sự hiểu biết tốt hơn giữa hai nước về vấn đề an ninh cùng quan tâm và phương cách bảo vệ các lợi ích chung, các bộ trưởng quốc phòng của hai nước cũng đã quyết định thiết lập cơ cấu đối thoại 1.5 ở cấp ban chính phủ về các vấn đề quốc phòng giữa các thể chế thích hợp.
Theo các quan chức quốc phòng Ấn Độ, các bộ trưởng quốc phòng hai nước đã nhất trí rằng các thách thức trong lĩnh vực an ninh trên biển như cướp biển và tự do lưu thông hàng hải là các vấn đề quan trọng đòi hỏi cần có các nỗ lực cụ thể của cộng đồng thế giới.
Ấn Độ dường như tỏ ra dè dặt trước đề nghị của Ôxtrâylia về việc thành lập bất kỳ cơ chế đối thoại 3 bên nào để tiến tới một liên minh 3 nước.
Tất nhiên, cuộc khủng hoảng chính trị trong nước đã làm suy yếu đáng kể chính phủ của Liên minh tiến bộ thống nhất (UPA) do đảng Quốc đại lãnh đạo, điều buộc chính phủ phải tránh đưa ra quyết định về vấn đề gây chia rẽ như vậy trong chính sách đối ngoại.
Tuy nhiên, các chuyên gia chiến lược cho rằng với bối cảnh môi trường địa chính trị quốc tế thay đổi như hiện nay, Ấn Độ sẽ buộc phải tiến tới xây dựng các mối liên minh mới để có thể gửi một tín hiệu mạnh mẽ tới các đối thủ của mình./.