Trọng Nghĩa
Đúng vào thời điểm Quốc hội Trung Quốc mở khóa họp thường niên, ngày 05/03/2012, một viên tướng thường xuyên được truyền thông nước này trích dẫn, đã đề xuất một loạt biện pháp mà Bắc Kinh cần phải áp dụng để bảo vệ chủ quyền tại Biển Đông. Điểm nổi bật trong các đề nghị đó là sát nhập ba quần đảo mà Trung Quốc đang kiểm soát hay đòi chủ quyền, thành một đặc khu hành chánh, và trên cơ sở đó, đưa người đến khai thác và đưa quân đến canh giữ. Theo giới phân tích, đây là một thủ đoạn khiêu khích mới của giới tướng lãnh diều hâu tại Trung Quốc, luôn chờ dịp để phô trương thanh thế.
Dân Việt Nam từng xuống đường chống Trung Quốc gây hấn ở Biển Đông, như cuộc biểu tình tại Hà Nội ngày 19/06/2011. REUTERS |
Người nêu lên đề nghị thiết lập Đặc khu Nam Hải là Thiếu tướng La Viện, Ủy viên cơ chế gọi là Toàn quốc Chính hiệp Trung Quốc (gần giống như Mặt trận Tổ quốc tại Việt Nam), nguyên Phó Phòng nghiên cứu quân sự thế giới thuộc Viện Khoa học Quân sự Trung Quốc, hiện là Giám đốc điều hành Hội Khoa học Quân sự Trung Quốc.
Là một người từng công khai tự nhận mình là diều hâu, trả lời phỏng vấn của báo chí Trung Quốc hôm 05/03/2012, tướng La Viện đã cho rằng Trung Quốc cần phải thành lập một đặc khu hành chánh trên vùng Nam Hải (tức Biển Đông) để xác lập chủ quyền chủ quyền Trung Quốc trên các quần đảo và vùng biển trong khu vực, trong đó có Nam Sa (tức Trường Sa) và Tây Sa (tức Hoàng Sa) đang tranh chấp với Việt Nam.
Theo báo Anh ngữ China Daily ngày 06/03/2012, tướng La Viện đã đề xuất các biện pháp bao trùm năm lãnh vực chính : hành chính, pháp lý, kinh tế, quân sự và truyền thông. Các phương tiện ngoại giao, kinh tế và pháp lý nên được sử dụng để giải quyết tranh chấp lãnh thổ, còn quân sự là biện pháp dự phòng.
Tuy nhiên, quan điểm diều hâu của viên tướng này bộc lộ rõ qua đề nghị là Trung Quốc phải cho đóng quân trên các hòn đảo, cho hải quân đến tuần tra trong khu vực và dùng cờ Trung Quốc để đánh dấu chủ quyền. Chính quyền cũng nên khuyến khích ngư dân đến đánh cá trong khu vực và thúc giục hai tập đoàn dầu khi Nhà nước Trung Quốc CNOOC và CNPC đến thăm dò dầu khí.
Tướng La Viện còn đề nghị chính quyền Bắc Kinh công bố một quyển sách trắng về Biển Đông để chứng minh chủ quyền lịch sử của Trung Quốc trên các quần đảo và vùng biển tại khu vực này. Viên tướng này còn đề nghị hợp nhất các lực lượng trên biển của Trung Quốc thành một lực lượng tuần duyên duy nhất.
Câu hỏi mà giới phân tích đặt ra sau các đề nghị của tướng La Viện là quan điểm của nhân vật này có trọng lượng như thế nào tại Trung Quốc, đó có phải là quả bóng thăm dò mà Bắc Kinh tung ra để thử phản ứng dư luận trước khi áp dụng hay không ? Hay đó chỉ là những luận điểm hung hăng của phe diều hâu đang phô trương lực lượng để giành thế thượng phong trên chính trường Trung Quốc vào lúc Đảng Cộng sản Trung Quốc chuẩn bị đại hội vào cuối năm nay ?
Theo phân tích của hãng tin Anh Reuters, ông La Viện không phải là phát ngôn viên chính thức của quân đội Trung Quốc, và nổi tiếng là người thường có những phát biểu bạo dạn hơn đường lối chính thống của Bắc Kinh. Tuy vậy, quan điểm hung hăng của ông lại được sự tán đồng của một số tướng lãnh quân đội, cũng như của một bộ phận quần chúng có thiên hướng dân tộc chủ nghĩa mạnh mẽ hơn.
Hãng Reuters đã dẫn chứng cho nhận xét này bằng sự kiện phát biểu của tướng La Viện đã được tờ Giải phóng quân báo, cơ quan ngôn luận của Quân đội Trung Quốc, dành cho một vị trí trang trọng trên trang web của mình ngày 07/03/2012.
Một ý tưởng vừa « khiêu khích », vừa « bất khả thi » (Carl Thayer)
Trả lời phỏng vấn của RFI qua thư điện tử, giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về Biển Đông thuộc Học viện Quốc phòng Úc (Trường Đại học New South Wales) trước tiên cho rằng ý tưởng thiết lập Đặc khu Nam Hải của ông La Viện là một hành vi vừa khiêu khích, vừa bất khả thi :
Việc thành lập một Đặc khu Nam Hải sẽ là một động thái vô cùng khiêu khích và là một hành động vi phạm bản Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông.
Đề nghị này không khả thi vì Việt Nam đang nắm giữ phần lớn các hòn đảo và thực thể địa dư khác ở quần đảo Trường Sa. Để hành xử quyền tài phán của mình, Trung Quốc sẽ phải đánh bật Việt Nam ra khỏi những nơi đó.
Về hai vùng còn lại, thì Trung Quốc đã chiếm đóng và áp dụng quyền tài phán trên quần đảo Hoàng Sa, còn quần đảo Trung Sa (Bãi Macclesfield) là một nhóm đá ngầm, Trung Quốc có thể hành xử thẩm quyền của họ trên vùng biển chung quanh.
Tuy nhiên, theo ông Thayer, khái niệm “Đặc khu Nam Hải” là một động thái “hâm lại” một quyết định được cho là đã được ban hành trước đây, nhưng sau đó ít được nhắc tới :
Ngay từ năm 1953, Quốc vụ viện Trung Quốc đã thiết lập tại tỉnh Quảng Đông cơ quan quản lý các quần đảo Hoàng sa, Trường Sa, và Trung Sa – được điều hành từ đảo Phú Lâm (Woody Island) ở Hoàng Sa. Qua năm 1984, trách nhiệm quản lý nhóm quần đảo này được chuyển qua cho Khu Hành chánh Hải Nam, và đến năm 1988 thì giao cho tỉnh Hải Nam, và chính thức đặt tên Cơ quan đặc trách quần đảo Hoàng Sa, Trường sa và Trung Sa thuộc tỉnh Hải Nam.
Vào tháng 11 năm 2007, một tờ báo Hồng Kông cho biết là một đơn vị hành chánh mới đã được Quốc vụ viện Trung Quốc thành lập, đặt tên là Tam Sa, một đơn vị cấp huyện. Cho dù Việt Nam đã chính thức lên tiếng phản đối, quyết định thành lập đơn vị hành chánh được giao trách nhiệm quản lý ba quần đảo này đến nay vẫn chưa được xác nhận chính thức.
Đề nghị của tướng La Viện có dáng dấp của một hành động xem xét lại và nâng cấp cơ chế quản lý hành chánh hiện hữu (tức là Cơ quan phụ trách quần đảo Hoàng Sa, Trường sa và Trung Sa thuộc tỉnh Hải Nam.
Thiết lập Đặc khu Nam Hải sẽ dẫn đến một liên minh chống Trung Quốc
Đối với Giáo sư Thayer, ngày nào mà Trung Quốc còn ưu tiên cho một giải pháp ngoại giao nhằm giải quyết tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông với các nước láng giềng, thì ngày đó những ý kiến “cực đoan” như của ông La Viện sẽ bị gạt qua một bên :
Trung Qu ốc sẽ không thực hiện đề nghị của tướng La Viện chừng nào mà họ vẫn muốn chơi trò ngoại giao với các quốc gia ASEAN khi thương thuyết về cách áp dụng Bản Hướng dẫn Thực thi Tuyên bố về cách ứng xử trên Biển Đông DOC ký kết vào năm ngoái.
Ngoại trưởng Trung Quốc mới đây đã tuyên bố rằng không có quốc gia nào đòi hỏi chủ quyền của toàn thể Biển Đông. Điều đó khiến người ta suy luận ra rằng Trung Quốc không đòi hỏi chủ quyền trên toàn bộ Biển Đông, mà chỉ đòi các đảo, bãi đá và vùng biển chung quanh các thực thể này.
Đề nghị của tướng La Viện phản ánh xu hướng cực kỳ dân tộc chủ nghĩa tại Trung Quốc, và thái độ cao ngạo đi kèm theo đà phát triển kinh tế của Trung Quốc.
Sau cùng, chuyên gia Thayer cho rằng nếu cứ quyết tâm theo đuổi ý tưởng thiết lập Đặc khu Nam Hải, Bắc Kinh sẽ vấp phải một liên minh chống Trung Quốc được Hoa Kỳ và quốc tế hậu thuẫn :
Trung Qu ốc chỉ có thể biến Biển Đông thành một đặc khu nếu chiếm đóng được tất cả các hòn đảo và mỏm đá ở Trường Sa. Nếu Trung Quốc sử dụng vũ lực thì điều đó sẽ phản tác dụng vì sẽ khuyến khích một liên minh của các nước chống lại Trung Quốc, với hậu thuẫn của Hoa Kỳ cũng như các cường quốc khác. Tàu chiến Trung Quốc khi ấy sẽ phải hoạt động ở những địa bàn xa xôi cách trở, liên lạc khó khăn, khiến cho lực lượng Trung Quốc tại những đảo mới chiếm được dễ bị nguy hiểm.
Trung Quốc có thể tuyên bố Biển Đông là đặc khu và tìm cách áp đặt quyền kiẻm soát. Làm như thế, Bắc Kinh sẽ đảo ngược thời gian trở về năm 2011, khi một chiến hạm Trung Quốc bắn vào ngư dân Philippines, và khi tàu bán quân sự của Trung Quốc làm gián đoạn việc thăm dò dầu khí ở vùng biển tranh chấp với Philippines và Việt Nam.
Nếu Trung Quốc không có hành động nào để khẳng định chủ quyền thì mọi tuyên bố Biển Đông là một đặc khu chỉ là một màn kịch chính trị mà thôi.
Diều hâu Trung Quốc hung hăng vì mưu đồ chính trị nội bộ (Ngô Nhân Dụng)
Theo báo Anh ngữ China Daily ngày 06/03/2012, tướng La Viện đã đề xuất các biện pháp bao trùm năm lãnh vực chính : hành chính, pháp lý, kinh tế, quân sự và truyền thông. Các phương tiện ngoại giao, kinh tế và pháp lý nên được sử dụng để giải quyết tranh chấp lãnh thổ, còn quân sự là biện pháp dự phòng.
Tuy nhiên, quan điểm diều hâu của viên tướng này bộc lộ rõ qua đề nghị là Trung Quốc phải cho đóng quân trên các hòn đảo, cho hải quân đến tuần tra trong khu vực và dùng cờ Trung Quốc để đánh dấu chủ quyền. Chính quyền cũng nên khuyến khích ngư dân đến đánh cá trong khu vực và thúc giục hai tập đoàn dầu khi Nhà nước Trung Quốc CNOOC và CNPC đến thăm dò dầu khí.
Tướng La Viện còn đề nghị chính quyền Bắc Kinh công bố một quyển sách trắng về Biển Đông để chứng minh chủ quyền lịch sử của Trung Quốc trên các quần đảo và vùng biển tại khu vực này. Viên tướng này còn đề nghị hợp nhất các lực lượng trên biển của Trung Quốc thành một lực lượng tuần duyên duy nhất.
Câu hỏi mà giới phân tích đặt ra sau các đề nghị của tướng La Viện là quan điểm của nhân vật này có trọng lượng như thế nào tại Trung Quốc, đó có phải là quả bóng thăm dò mà Bắc Kinh tung ra để thử phản ứng dư luận trước khi áp dụng hay không ? Hay đó chỉ là những luận điểm hung hăng của phe diều hâu đang phô trương lực lượng để giành thế thượng phong trên chính trường Trung Quốc vào lúc Đảng Cộng sản Trung Quốc chuẩn bị đại hội vào cuối năm nay ?
Theo phân tích của hãng tin Anh Reuters, ông La Viện không phải là phát ngôn viên chính thức của quân đội Trung Quốc, và nổi tiếng là người thường có những phát biểu bạo dạn hơn đường lối chính thống của Bắc Kinh. Tuy vậy, quan điểm hung hăng của ông lại được sự tán đồng của một số tướng lãnh quân đội, cũng như của một bộ phận quần chúng có thiên hướng dân tộc chủ nghĩa mạnh mẽ hơn.
Hãng Reuters đã dẫn chứng cho nhận xét này bằng sự kiện phát biểu của tướng La Viện đã được tờ Giải phóng quân báo, cơ quan ngôn luận của Quân đội Trung Quốc, dành cho một vị trí trang trọng trên trang web của mình ngày 07/03/2012.
Một ý tưởng vừa « khiêu khích », vừa « bất khả thi » (Carl Thayer)
Trả lời phỏng vấn của RFI qua thư điện tử, giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về Biển Đông thuộc Học viện Quốc phòng Úc (Trường Đại học New South Wales) trước tiên cho rằng ý tưởng thiết lập Đặc khu Nam Hải của ông La Viện là một hành vi vừa khiêu khích, vừa bất khả thi :
Việc thành lập một Đặc khu Nam Hải sẽ là một động thái vô cùng khiêu khích và là một hành động vi phạm bản Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông.
Đề nghị này không khả thi vì Việt Nam đang nắm giữ phần lớn các hòn đảo và thực thể địa dư khác ở quần đảo Trường Sa. Để hành xử quyền tài phán của mình, Trung Quốc sẽ phải đánh bật Việt Nam ra khỏi những nơi đó.
Về hai vùng còn lại, thì Trung Quốc đã chiếm đóng và áp dụng quyền tài phán trên quần đảo Hoàng Sa, còn quần đảo Trung Sa (Bãi Macclesfield) là một nhóm đá ngầm, Trung Quốc có thể hành xử thẩm quyền của họ trên vùng biển chung quanh.
Tuy nhiên, theo ông Thayer, khái niệm “Đặc khu Nam Hải” là một động thái “hâm lại” một quyết định được cho là đã được ban hành trước đây, nhưng sau đó ít được nhắc tới :
Ngay từ năm 1953, Quốc vụ viện Trung Quốc đã thiết lập tại tỉnh Quảng Đông cơ quan quản lý các quần đảo Hoàng sa, Trường Sa, và Trung Sa – được điều hành từ đảo Phú Lâm (Woody Island) ở Hoàng Sa. Qua năm 1984, trách nhiệm quản lý nhóm quần đảo này được chuyển qua cho Khu Hành chánh Hải Nam, và đến năm 1988 thì giao cho tỉnh Hải Nam, và chính thức đặt tên Cơ quan đặc trách quần đảo Hoàng Sa, Trường sa và Trung Sa thuộc tỉnh Hải Nam.
Vào tháng 11 năm 2007, một tờ báo Hồng Kông cho biết là một đơn vị hành chánh mới đã được Quốc vụ viện Trung Quốc thành lập, đặt tên là Tam Sa, một đơn vị cấp huyện. Cho dù Việt Nam đã chính thức lên tiếng phản đối, quyết định thành lập đơn vị hành chánh được giao trách nhiệm quản lý ba quần đảo này đến nay vẫn chưa được xác nhận chính thức.
Đề nghị của tướng La Viện có dáng dấp của một hành động xem xét lại và nâng cấp cơ chế quản lý hành chánh hiện hữu (tức là Cơ quan phụ trách quần đảo Hoàng Sa, Trường sa và Trung Sa thuộc tỉnh Hải Nam.
Thiết lập Đặc khu Nam Hải sẽ dẫn đến một liên minh chống Trung Quốc
Đối với Giáo sư Thayer, ngày nào mà Trung Quốc còn ưu tiên cho một giải pháp ngoại giao nhằm giải quyết tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông với các nước láng giềng, thì ngày đó những ý kiến “cực đoan” như của ông La Viện sẽ bị gạt qua một bên :
Trung Qu ốc sẽ không thực hiện đề nghị của tướng La Viện chừng nào mà họ vẫn muốn chơi trò ngoại giao với các quốc gia ASEAN khi thương thuyết về cách áp dụng Bản Hướng dẫn Thực thi Tuyên bố về cách ứng xử trên Biển Đông DOC ký kết vào năm ngoái.
Ngoại trưởng Trung Quốc mới đây đã tuyên bố rằng không có quốc gia nào đòi hỏi chủ quyền của toàn thể Biển Đông. Điều đó khiến người ta suy luận ra rằng Trung Quốc không đòi hỏi chủ quyền trên toàn bộ Biển Đông, mà chỉ đòi các đảo, bãi đá và vùng biển chung quanh các thực thể này.
Đề nghị của tướng La Viện phản ánh xu hướng cực kỳ dân tộc chủ nghĩa tại Trung Quốc, và thái độ cao ngạo đi kèm theo đà phát triển kinh tế của Trung Quốc.
Sau cùng, chuyên gia Thayer cho rằng nếu cứ quyết tâm theo đuổi ý tưởng thiết lập Đặc khu Nam Hải, Bắc Kinh sẽ vấp phải một liên minh chống Trung Quốc được Hoa Kỳ và quốc tế hậu thuẫn :
Trung Qu ốc chỉ có thể biến Biển Đông thành một đặc khu nếu chiếm đóng được tất cả các hòn đảo và mỏm đá ở Trường Sa. Nếu Trung Quốc sử dụng vũ lực thì điều đó sẽ phản tác dụng vì sẽ khuyến khích một liên minh của các nước chống lại Trung Quốc, với hậu thuẫn của Hoa Kỳ cũng như các cường quốc khác. Tàu chiến Trung Quốc khi ấy sẽ phải hoạt động ở những địa bàn xa xôi cách trở, liên lạc khó khăn, khiến cho lực lượng Trung Quốc tại những đảo mới chiếm được dễ bị nguy hiểm.
Trung Quốc có thể tuyên bố Biển Đông là đặc khu và tìm cách áp đặt quyền kiẻm soát. Làm như thế, Bắc Kinh sẽ đảo ngược thời gian trở về năm 2011, khi một chiến hạm Trung Quốc bắn vào ngư dân Philippines, và khi tàu bán quân sự của Trung Quốc làm gián đoạn việc thăm dò dầu khí ở vùng biển tranh chấp với Philippines và Việt Nam.
Nếu Trung Quốc không có hành động nào để khẳng định chủ quyền thì mọi tuyên bố Biển Đông là một đặc khu chỉ là một màn kịch chính trị mà thôi.
Diều hâu Trung Quốc hung hăng vì mưu đồ chính trị nội bộ (Ngô Nhân Dụng)
Về phần mình, nhà báo Ngô Nhân Dụng, bình luận gia báo Nguời Việt tại California Hoa Kỳ, đã lồng các đề nghị của tuớng La Viện vào trong bối cảnh cuộc đua tranh giành ưu thế trong chính truờng Trung Quốc hiện nay truớc lúc mở ra Đại hội Đảng Cộng sản.
Theo ông, trong các đề xuất của viên tuớng Trung Quốc, có một số điểm có thể gọi là mới theo chiều hướng áp đặt mạnh mẽ hơn chủ quyền của Bắc Kinh trên ba quần đảo mà Trung Quốc tự nhận chủ quyền.
« Phải nói là nó mới vì trước đây chính phủ Trung Quốc lập ra một huyện Tam Sa ở tỉnh (đảo) Hải Nam, để phụ trách hành chánh ba quần đảo, Trường Sa, Hoàng Sa của Việt Nam và Trung Sa của họ. Từ lúc báo Hồng Kông loan tin đó đến nay, không thấy huyện Tam Sa đó có hoạt động hay không, và hoạt động như thế nào.
Theo ông, trong các đề xuất của viên tuớng Trung Quốc, có một số điểm có thể gọi là mới theo chiều hướng áp đặt mạnh mẽ hơn chủ quyền của Bắc Kinh trên ba quần đảo mà Trung Quốc tự nhận chủ quyền.
« Phải nói là nó mới vì trước đây chính phủ Trung Quốc lập ra một huyện Tam Sa ở tỉnh (đảo) Hải Nam, để phụ trách hành chánh ba quần đảo, Trường Sa, Hoàng Sa của Việt Nam và Trung Sa của họ. Từ lúc báo Hồng Kông loan tin đó đến nay, không thấy huyện Tam Sa đó có hoạt động hay không, và hoạt động như thế nào.
Bây giờ có lẽ ông La Viện nêu vấn đề lập ra đặc khu hành chánh trông coi cả 3 quần đảo đó cùng với vùng biển chung quanh, nằm trong khu vực gọi là đường lưỡi bò, thì đây là một đề nghị có thể coi là mới.
Điều mới hơn nữa là ông La Viện đề nghị là Trung Quốc phải tìm cách để chứng tỏ cho thế giới biết, phải khoe sức mạnh bằng cách đưa quân đến có mặt tại 3 vùng quần đảo đó, phải cắm cờ Trung Quốc để chứng tỏ chủ quyền. Không những thế, ông La Viện còn muốn động viên dân chúng Trung Hoa quan tâm và tham gia việc khai thác các quần đảo đó. Ông ấy đã nói thẳng ra là phải khuyến khích ngư phủ Trung Quốc đi vào đánh cá trong khu vực, khuyến khích các hãng dầu của nhà nước đến khai thác dầu ở vùng đó. Đấy là đề nghị rất cụ thể mà ông La Viện muốn nêu ra để tăng cường vai trò của quân đội Trung Quốc trong việc kiểm soát quần đảo.
Từ trước đến nay, chúng ta biết là trong guồng máy quân sự Trung Quốc, không có một lực lượng riêng như là Tuần duyên bên Mỹ (Coast Guards). Và việc cai quản tất cả các vấn đề ở những quần đảo mà họ đã chiếm, như là Hoàng Sa của ta, cũng như là Trung Sa của họ, thì quyền đó được chia ra đến 6 bộ phận khác nhau ở trong chính quyền Trung Quốc.
Việc phối hợp 6 bộ phận đó lẽ ra là công việc của huyện Tam Sa. Nhưng mà cấp huyện chắc không thể làm được việc đó, cho nên ông La Viện đưa ra đề nghị này. Đối với người Trung Quốc, đó là một đề nghị rất hợp lý. Nếu họ đã coi cái vùng ‘lưỡi bò’ là một lợi ích quan trọng của họ, thì họ phải phối hợp tất cả các hoạt động, về kinh tế, chính trị, quân sự ở trong khu vực vào một đầu mối quản lý duy nhất. Lập ra một đặc khu hành chánh có thể là nhằm đạt mục đích đó.
RFI : Tại sao ý tưởng về « Đặc khu Nam Hải » được đưa ra vào lúc này, trong khi giới lãnh đạo Trung Quốc luôn tỏ thái độ hòa dịu ?
Ngô Nhân Dụng : Quả thật là những lãnh đạo Trung Quốc, từ ông Hồ Cẩm Đào cho đến ông Tập Cận Bình gần đây có sang Mỹ, lúc nào cũng đưa ra một cái bộ mặt rất hòa hiếu. Đặc biệt về Biển Đông, họ thường nhấn mạnh là muốn giải quyết vấn đề một cách hòa bình, qua thương thảo, và họ còn chỉ trích Mỹ đã nhắm mục đích bao vây Trung Quốc.
Thế nhưng trong nội bộ đảng Cộng Sản Trung Quốc, chắc chắn có phe gọi là diều hâu. Ông La Viện là một người đã tự nhận là ‘Người ta bảo tôi là diều hâu thì tôi là diều hâu thật đó !'
Phe diều hâu đó gồm những ông tướng trong quân đội Trung Quốc đang tại ngũ, mà được tự do nói lên những ý kiến rất ‘diều hâu’, mà lại được đăng trên tờ báo Giải phóng quân, coi như là tiếng nói chính thức của quân đội Trung Quốc, thì điều đó chứng tỏ là họ đã được những lãnh tụ cấp cao hơn bảo trợ, để cho họ nói lên những điều mà các lãnh đạo cấp cao đó muốn dân chúng Trung Hoa phải chú ý đến, và do đó ảnh hưởng đến chính sách chung của cả Bộ Chính trị.
Thì chúng ta biết là trong năm nay, Trung Quốc sẽ thay đổi lãnh đạo, sẽ có tổng bí thư đảng mới, và tất nhiên là lãnh đạo mới này sẽ có bộ tham mưu hoàn toàn mới để điều khiển Trung Quốc trong vòng 8 - 10 năm sắp tới.
Thì chúng ta biết là trong năm nay, Trung Quốc sẽ thay đổi lãnh đạo, sẽ có tổng bí thư đảng mới, và tất nhiên là lãnh đạo mới này sẽ có bộ tham mưu hoàn toàn mới để điều khiển Trung Quốc trong vòng 8 - 10 năm sắp tới.
Có lẽ trước kỳ Đại hội Đảng, phe diều hâu - có lẽ tập trung trong giới tướng lãnh của Trung Quốc - muốn có một tiếng nói mạnh mẽ hơn trong Bộ Chính trị sắp tới. Họ không thể chỉ vận động trong nội bộ Trung ương đảng mà thôi, mà họ còn muốn vận động ra ngoài dân chúng nữa. Như thế họ đã cho phép và có lẽ đã khuyến khích những viên tướng diều hâu, như ông La Viện, hay ông Dương Nghị, ông Bành Quang Khiêm, đó là những người gần đây đã luôn luôn lên tiếng…
Thứ nhất là đả kích chính sách của chính phủ Hoa Kỳ, có ý muốn bao vây và ngăn chặn sự bành trướng của Trung Quốc, thứ hai là đề cao vai trò quân đội Trung Quốc trong việc bảo vệ lãnh thổ. La Viện là người không những bàn chuyện đường lưỡi bò ở Biển Đông, mà cũng rất hay lên tiếng về vấn đề eo biển Đài Loan.
Đặc biệt năm ngoái, khi Tổng thống Mỹ Obama sang Bali (Indonesia), và nêu ý kiến về việc người Mỹ đã trở lại vùng Đông Nam Á, vùng Đông Á, và người Mỹ sẽ ở lại đó, ông La Viện ngay lập tức đã viết một lời chỉ trích rất mạnh mẽ đối với chính phủ Mỹ. Ông ấy nói là Trung Quốc không làm gì Mỹ cả mà tại sao Mỹ cứ nhắm vào việc ngăn chặn Trung Quốc. Đó là những lời khích động nhắm vào quần chúng.
Tất cả những điều đó đưa đến mục đích là phải gia tăng sức mạnh của quân đội Trung Quốc, gia tăng ngân sách quốc phòng. Chính ông La Viện là một trong những người luôn luôn đề cao việc ngân sách quốc phòng phải được tăng mạnh hơn nữa. Và trong thực tế, chuyện đó đã xẩy ra, chứng tỏ rằng áp lực của phe quân sự lên giới lãnh đạo Trung Quốc rất mạnh.
Tiếng nói của ông La Viện đưa ra lần này là nhắm cái mục đích thúc đẩy vai trò của giới tướng lãnh trong Bộ Chính trị sắp tới, và cụ thể hơn là phải gia tăng ngân sách Quốc phòng để các vị đó có thể kiểm soát số tiền lớn hơn.
Có lẽ từ đây đến cuối năm, thì những tướng khác như Dương Nghị, Bành Quang Khiêm… sẽ còn lên tiếng tương tự như vậy trước lúc Đại hội Đảng Trung Quốc mở ra.
RFI : Trọng lượng của cánh diều hâu tại Trung Quốc như thế nào ?
Ngô Nhân Dụng : Họ có ảnh hưởng rất mạnh trên vấn đề ngân sách. Bằng cớ là ngân sách Quốc phòng của Trung Quốc đã gia tăng rất nhiều trong những năm gần đây. Trong 3 năm tới, đến năm 2015, ngân sách quốc phòng Trung Quốc sẽ gia tăng gần 19%. Đến năm 2015, chi phí quân sự sẽ lên tới gần 240 tỷ Mỹ kim.
Con số đó phải so sánh với số liệu chi phí quốc phòng của tất cả các nước khác ở trong vùng Á Đông gộp lại, từ Nam Hàn, Nhật Bản, đến Việt Nam, Singapore v.v.... Tất cả những nước khác chỉ chi có khoảng 230 tỷ mà thôi. Riêng Trung Quốc đã chi 240 tỷ rồi. Chi tiêu của Trung Quốc lớn gấp 4 lần ngân sách quốc phòng của Nhật Bản là nước thứ nhì ở Á Đông. Điều đó cho thấy rằng ảnh hưởng của giới quân sự Trung Quốc càng ngày càng lớn.
Chúng ta có thể tưởng tượng là có một cái gọi là sự kết hợp giữa giới quân sự với những công ty sản xuất vũ khí cũng như là nghiên cứu quốc phòng, giống như là ngày xưa, Tổng thống Eisenhower đã báo động với dân chúng Mỹ là có một sự liên kết giữa giới quân sự với giới kỹ nghệ quốc phòng, mà ông gọi là « military industrial complex ». Họ tìm cách thúc đẩy việc sản xuất vũ khí thật nhiều để bên quốc phòng có quyền hơn, và bên kỹ nghệ thì có lợi hơn.
Thì có thể ở bên Trung Quốc cũng có một cái thứ liên kết giữa kỹ nghệ Quốc phòng với các vị tướng lãnh, và họ thúc đẩy để ngân sách càng ngày càng gia tăng, tuy rằng ngân sách Trung Quốc, hiện giờ đứng thứ nhì về phương diện quốc phòng, chi tiêu chỉ còn thua nước Mỹ mà thôi. Nhưng cho đến nay, ngân sách quốc phòng của Trung Quốc chỉ bằng 1/3 ngân sách mà người Mỹ chi phí về quân sự.
Ngân sách của Trung Quốc được sử dụng có thể là tiết kiệm hơn là Mỹ, bởi vì chi phí về nhân viên cũng như về công nhân của họ rất rẻ so với Mỹ. Nhưng lợi thế về nhân viên, về nhân công đó, trong thời gian sắp tới sẽ không còn giá trị là bao nhiêu. Khi làm súng hay tàu thủy nhỏ chẳng hạn, người ta cần dùng đến nhiều nhân lực, thì nơi nào có lợi thế nhân lực, sẽ có thể với số tiền ít mà sản xuất nhiều. Nhưng khi đi tới phạm vi quốc phòng có tính cách tinh vi, tiến bộ về phương diện khoa học kỹ thuật hơn, thì lúc đó chi phí về nhân viên không phải là chi phí quan trọng. Khi đó lợi thế về nhân lực giá rẻ của Trung Quốc sẽ không còn nữa.
Cho nên mặc dù ngân sách quốc phòng của Trung Quốc đã gia tăng rất nhiều nhưng hiện nay, lực lượng thực sự của họ còn rất kém so với nước Mỹ. Và trong tương lai, khi họ tiến tới những kỹ nghệ cao cấp hơn, sản xuất những máy bay lớn hơn, những vệ tinh nhân tạo tinh vi hơn, thì họ còn lâu lắm mới đuổi kịp tiến bộ về kỹ thuật khoa học, về quốc phòng của Mỹ.
RFI : Phải chăng đề nghị về đặc khu hành chánh đã có phần được thực hiện ở Hoàng Sa ?
Ngô Nhân Dụng : Trong thực tế Trung Quốc đã khai thác đảo Hoàng Sa rất nhiều. Họ làm những phi trường lớn, đưa các đoàn du lịch tới, đưa báo chí tới, chỉ còn thiếu tổ chức đại nhạc hội ở đó mà thôi !
Thế nhưng, từ trước đến giờ hoạt động đó nằm trong huyện Tam Sa, không mang nặng tính cách quân sự. Trong thực tế, tất cả những tàu hải giám của Trung Quốc đi tuần tiễu trong vùng không thuộc bộ Quốc phòng, mà thuộc về Ủy ban Nhà nước phụ trách đại dương. Ủy ban đó trên nguyên tắc là một tổ chức dân sự.
Cho nên là từ trước đến nay, mỗi lần xảy ra các vụ cướp phá tàu bè, ngư phủ Việt Nam - như mới đây, Việt Nam đã phản đối một cuộc tấn công thuyền đánh cá của Việt Nam - thì Trung Quốc chối bay chối biến, và thường họ chối một cách dễ dàng khi bảo rằng quân đội của họ, hải quân của họ, không hề có mặt ở đó. Đứng về danh nghĩa, điều đó là thật bởi vì tàu hải giám trên nguyên tắc không phải là tàu quân sự, mà thuộc về cơ quan hành chánh về hải dương.
Thành ra nếu xẩy ra những vụ cướp tàu đánh cá của Việt Nam, họ có thể nói theo kiểu như là Việt Nam thường dùng, bảo rằng « vì nhân dân Trung Quốc bức xúc cho nên đã tự động làm điều đó ». Thì đấy là cái cách mà họ vẫn trình bày từ trước đến giờ.
Nếu bây giờ mà Trung Quốc thiết lập một Đặc khu Hành chánh Nam Hải, cai quản cả 3 vùng quần đảo, với tất cả những đề nghị của ông La Viện được áp dụng, thì khi đó về phương diện ngoại giao, Việt Nam sẽ có cơ hội để phản đối một cách chính thức hơn, và Trung Quốc không thể nào chối cãi được là mình không hề đưa hải quân đến để quấy nhiễu tàu đánh cá Việt Nam được.
Nếu Việt Nam làm mạnh hơn thì có thể nói thẳng với Trung Quốc là : « nếu các ông không canh chừng, để xẩy ra các vụ cướp tàu đánh cá của nước tôi, thì hải quân của nước tôi có thể giúp các ông để ra làm công việc canh chừng đó ». Và lúc đó có lý do để đưa hải quân Việt Nam đi bảo vệ tàu đánh cá Việt Nam…
Nếu Trung Quốc đặt ra Đặc khu Hành chánh Nam Hải, lúc đó Việt Nam sẽ có thể nói chuyện thẳng với đặc khu hành chánh đó về quyền đưa Hải quân ra bảo vệ tàu đánh cá của mình !