Thứ Ba, 20 tháng 12, 2011

KHI ĐẠI HÁN ĐỎ PHÁ NÁT THƯỢNG DU VN! MỸ - ASEAN: TỪ 1954 ĐẾN ĐIỂM NÓNG 2011

Hà Nhân Văn

Sau hậu trường, tình hình Hoa Kỳ và Trung Cộng càng ngày càng căng thẳng. Bắc Kinh qua Nhân Dân nhật báo, The Global Times China Daily đồng loạt nặng lời công kích Mỹ, tố cáo rằng các chính khách Mỹ dùng TQ làm đề tài tranh cử tổng thống năm 2012. Báo chí Bắc Kinh, websites, internet tiếp tục thóa mạ VN và Phi Luật Tân, hăm dọa sẽ dạy cho bài học để vảnh tai nghe tiếng đại bác!

BẮC KINH VÀ QUÂN PHIỆT

Như một chủ ý để làm yên lòng phe hiếu chiến và Đại Hán bành trướng, CT Hồ Cẩm Đào triệu tập hội nghị quân ủy toàn đảng tại Bắc Kinh ngày 7-12 vừa qua, như quí độc giả đã nghe đài và báo. Ông Đào như một chỉ thị của Tổng tư lệnh tối cao, gằn giọng nói: tiếp tục khuếch trương phát triển hải quân hải dương và sẵn sàng chuẩn bị chiến đấu để bảo vệ an ninh quốc gia và hòa bình thế giới (!).

Những “đứa con” lăng loàn

Hà Sĩ Phu

Bài “Mối quan hệ giữa Nhân quyền và sự ổn định chính trị” của tác giả Hạ Đình Nguyên đã gợi ra một vấn đề có tính hệ thống, vẫn tồn tại bấy lâu nay trong xã hội ta.
Tác giả nêu hai khẩu hiệu nhân ngày Quốc tế Nhân quyền được treo ở đường phố Sài Gòn: “Nhân quyền phải đảm bảo ổn định chính trị và trật tự xã hội” và “Nhân quyền là giá trị chung của các dân tộc”.
Sau những phân tích chặt chẽ và sáng tỏ, tác giả kết luận: Nói như câu khẩu hiệu số 1 là “nói ngược”, đáng lý phải hô: “Ổn định chính trị phải đảm bảo (thực thi) Nhân Quyền”! mới đúng. Bởi vì, vẫn lời tác giả,“Không thể thay đổi Nhân Quyền để ổn định Chính trị, mà thay đổi Chính trị để phù hợp Nhân Quyền”, bởi vì “Nhân quyền là giá trị CHUNG của các dân tộc”, như câu thứ hai đã nêu” (Hạ Đình Nguyên). Chính khẩu hiệu thứ hai như một chân lý chung đã vạch rõ cái sai lầm của khẩu hiệu thứ nhất (như một “chân lý” riêng ở Việt Nam).
Tôi thích cái ý này của tác giả Hạ Đình Nguyên: TRIẾT LÝ tự dưng cũng phải xuống đường (như một sự biểu tình) để phản biện lại cái VÔ LÝ đang sờ sờ ngự trên đường… phố! Triết học ở đây là phạm trù quan hệ giữa cái CHUNG và cái RIÊNG, giữa cái đơn lẻ đặc thù và cái phổ biến.

Nuôi chồn để bán... càphê thượng hạng

SGTT.VN - Lâu nay, việc nông dân nuôi nhím, rắn, kỳ đà... để làm giàu là chuyện thường, nhưng nuôi chồn thì rất ít thấy, nhất là với ý muốn nuôi chồn để... bán càphê thượng hạng. Vậy mà ở xã Hành Thiện, huyện Nghĩa Hành (Quảng Ngãi), anh nông dân 37 tuổi – Hồ Duy Trung ở thôn Phú Lâm Tây đang nuôi giấc mơ ấy với đàn chồn hơn trăm con.

 Nuôi được chồn ngoài ý muốn!
Bước qua cổng nhà anh Trung, mọi người có thể ngửi thấy mùi... chồn. Chuồng nuôi chồn được bố trí xung quanh căn nhà xây theo kiểu nông thôn của anh. Ngay phía sau căn nhà là dãy 30 chuồng nuôi chồn nằm san sát. Trong mỗi ô chuồng rộng chừng 2m2, có nơi chồn đang nuôi con nhỏ, nhưng nhiều chuồng nhốt từng đôi chồn đang vào mùa sinh sản. Anh Trung rất đắc ý với cơ ngơi của mình: “Trị giá bầy chồn hương này khoảng trên 500 triệu đồng, trong đó có 50 con sinh sản (20 con đực, còn lại là cái), con nặng nhất là gần 10kg, con nhỏ nhất chừng 2kg”. Tôi hỏi: “Ý tưởng nuôi chồn bắt đầu từ đâu vậy?” Trung cười: “Vô tình gặp bí kíp thôi. Hồi trước, tui đâu nghĩ nuôi chồn “ngon” như vậy!”...

KHI NÀO BIỂN ĐÔNG SẼ THÀNH BIỂN LỬA?

Lê Ngọc Thống
 
  Tình hình tranh chấp trên Biển Đông trong đó có Hoàng Sa và Trường Sa được Trung Quốc thể hiện với một quan điểm cực đoan, rằng “chủ quyền ở biển NamTrung Hoa là không thể chối cãi; lợi ích cốt lõi”… Họ hành động rất “quả quyết”; “sẵn sàng dùng vũ lực, quyết không ngồi nhìn”… Trung Quốc thậm chí chỉ coi Trường Sa là khu vực có tranh chấp chứ tuyệt nhiên không đả động gì đến Hoàng Sa. Họ coi như Hoàng Sa mà họ lợi dụng thời cơ đánh chiếm được năm 1974 từ chế độ Việt Nam cộng hòa là “miễn bàn”. Thái độ nước mạnh, nước lớn như vậy khiến cho các nước trong khu vực lo lắng, bất an. Biển Đông – Chính xác hơn là Biển Đông Nam Á trở thành điểm nóng trên thế giới.
Việt Nam, nếu như trước đây vì lý do gì đó còn né tránh một số vấn đề  thì nay thẳng thắn tuyên bố: Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam. Hoàng Sa bị Trung Quốc đánh chiếm năm 1974 của chế độ VNCH nay Việt Nam sẽ đòi lại Hoàng Sa bằng biện pháp hòa bình (tuyên bố của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng trước Quốc hội ngày 25/11/2011).