Thứ Ba, 20 tháng 9, 2011

Trung Quốc: Việc thăm dò dầu khí ở Biển Đông là bất hợp pháp

Phát ngôn viên Trung Quốc Hồng Lỗi kêu gọi 'các nước liên quan' kiềm chế không thực hiện những hành động đơn phương có thể 'làm phức tạp và thổi phồng' thêm vụ tranh chấp hiện tại giữa Bắc Kinh và Việ
Phát ngôn viên Trung Quốc Hồng Lỗi kêu gọi 'các nước liên quan' kiềm chế không thực hiện những hành động đơn phương có thể 'làm phức tạp và thổi phồng' thêm vụ tranh chấp hiện tại giữa Bắc Kinh và Việt Nam
Trung Quốc lại một lần nữa lên tiếng phản đối các hoạt động thăm dò dầu khí ở Biển Đông của Công ty ONGC Videsh Ltd. của Ấn Độ và nói rằng nếu không có sự chấp thuận của Trung Quốc thì những dự án như vậy là bất hợp pháp và vô giá trị.
Báo chí Ấn Độ trích lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi hôm thứ Hai nói rằng Ấn Độ sẽ xâm phạm “chủ quyền và lợi ích quốc gia của Trung Quốc” nếu công ty ONGC Videsh tiếp tục triển khai các kế hoạch thăm dò dầu khí ở Biển Đông.

Bỏ xứ Trung Quốc mà đi

Liệu Diệc Vũ
“Nhà văn Liệu Diệc Vũ là tác giả của ”Chúa Màu Đỏ” (God Is Red) và “Người bốc mộ” (The Corpse Walker).Vì những tác phẩm viết về người cùng khổ ở Trung Quốc, Liệu Diệc Vũ đã bị bỏ tù và cấm xuất cảnh. Hồi tháng 7/2011, ông trốn sang Đức qua đường Việt Nam và Ba Lan. Nay ông kể về lý do ông ra nước ngoài lưu vong.” (Theo người dịch).
Hi hi đọc cái ni cứ nghĩ Liệu Diệc Vũ là nhà văn Việt Nam.

Quyền lực mềm TQ chống lại sức mạnh thông minh Mỹ

Carlyle A. Thayer
Nếu Trung Quốc trong suốt thập niên qua đã thực hiện các hoạt động ở Đông Nam Á trên cơ sở quyền lực mềm, thì xu thế ấy giờ dây dường như đang đảo chiều và Mỹ thì quay trở lại với quyền lực thông minh.
Mỹ đã ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác với ASEAN; Tổng thống Barack Obama đã tham dự hội nghị thượng đỉnh lãnh đạo ASEAN - Mỹ đầu tiên (và sẽ chủ trì cuộc họp lần hứ hai tại Mỹ năm nay); Ngoại trưởng Clinton không chỉ thường xuyên có mặt tại các hội nghị Diễn đàn Khu vực ASEAN mà còn đưa ra những quan điểm, tuyên bố của Mỹ nhằm góp phần giải quyết những vấn đề an ninh tại Đông Nam Á hay tranh chấp Biển Đông. Về tổng thế, bà Clinton đã trở lại bàn hội đàm đa phương về vấn đề Trung Quốc... Mỹ đã trở lại và tham gia các vấn đề ở Đông Nam Á với sự ủng hộ của các quốc gia trong khu vực.
Sự hiếu chiến và gây căng thẳng ngoại giao của Trung Quốc tiếp tục duy trì có nguy cơ khiến nước này bị cô lập trong ngoại giao và làm xói mòn quyền lực mềm mà họ thiết lập trong thời gian qua. Thời gian có hại cho Trung Quốc khi cấu trúc an ninh khu vực đang tìm kiếm một sức sống mới và mở rộng sang nhiều lĩnh vực hợp tác mới.

“Tôi nói, cơ chế sản sinh ra tham nhũng…”

GS. Hoàng Tụy
 
Muốn chữa bệnh có hiệu quả phải hiểu cơ chế phát sinh ra bệnh. Tham nhũng ở nước ta hiện nay như vết thương từ bên trong cơ thể, từ trong máu, nhưng chúng ta chỉ chăm chú chữa trị những lở loét bên ngoài, bôi hết thuốc này đến thuốc khác, cứ chỗ này vừa khỏi thì bung ra chỗ khác, dịu đi một chút rồi bùng phát trở lại, có khi còn dữ dội hơn trước và ngày càng khó chữa trị. Cần phải hiểu tham nhũng ở ta là căn bệnh từ cơ chế.
 
Tham nhũng là một quốc nạn, điều đó ai cũng nói và cũng biết. Song để phòng, chống và hạn chế được tình trạng tham nhũng không phải là điều dễ dàng. Cho đến nay, chúng ta vẫn đang trên con đường tìm tòi, xin ý kiến nhân dân để chọn ra các giải pháp, các biện pháp đủ mạnh và hiệu quả để phòng và chống tham nhũng.
Trăn trở, bức xúc với quốc nạn này, Giáo sư Hoàng Tuỵ đã có những tâm sự rất chân về tham nhũng và chống tham nhũng của Việt Nam hiện nay. Theo ông, muốn chống tham nhũng có hiệu quả, bên cạnh những biện pháp trừng trị, vấn đề cơ bản là phải phòng ngừa bằng cách thay đổi cơ chế, mà trước hết là xem xét lại chế độ tiền lương.

Mỹ và các nước đồng minh đang tiến hành những bước đầu tiên để chống lại sự trỗi dậy của Trung Quốc

Robert Haddick
Mỹ và Australia thử nghiệm một kế hoạch quân sự mới ở Tây Nam Thái Bình Dương.
Tuần qua Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta và Ngoại trưởng Hillary Clinton đã bay sang San Francisco để gặp gỡ những người đồng nhiệm đến từ Úc, nhân dịp kỷ niệm 60 năm ngày ký kết thành lập khối hiệp ước quân sự ANZUS tại Presidio, San Francisco. Hiệp ước được ký vào thời điểm Chiến tranh Lạnh sắp bắt đầu, khi Mỹ và các đồng minh còn đang bị kẹt trong cuộc chiến tranh đẫm máu chống hồng quân Trung Hoa ở Triều Tiên. Sự kiện trong tuần ở San Francisco này là một nỗ lực đổi mới hiệp ước quân sự nói trên, trong bối cảnh Trung Quốc đang là bóng ma ám ảnh hội nghị.

Xích lại gần nhau vì biển Đông

 
ASEAN và các quốc gia phụ thuộc nhiều vào tuyến đường biển đi qua Đông Nam Á đang đến gần nhau vì mối lo chung trước các hành động của Trung Quốc trên biển Đông.
Nhà quan sát quân sự Michael Richardson viết trên báo Straits Times (Singapore) hôm 19.9 rằng: “Để bảo vệ quyền lợi của mình trong vùng biển rộng 3,5 triệu km2 bao gồm tuyến hải hành quốc tế quan trọng, vùng trời rộng lớn và hệ thống cáp viễn thông huyết mạch, các quốc gia bên ngoài khu vực đã đồng thuận với nhau về sự cần thiết phải duy trì hòa bình và quyền tự do đi lại trên biển, mà không đứng về phía nào trong cuộc tranh chấp biển Đông”. Và, “Đối mặt với những tuyên bố xâm lấn và ngày càng hung hăng, đòi kiểm soát đến 80% biển Đông của Trung Quốc, các nước ASEAN và các quốc gia phụ thuộc nhiều vào lưu thông đường biển đang xích lại gần nhau”, ông Richardson viết.