Thứ Ba, 31 tháng 1, 2012

Tin rất nóng: Tiên Lãng đã phát nổ một quả bom sự thật

Nguyễn Quang Vinh - Sau nhiều ngày, với nhiều lý lẽ rất loăng quăng, tiền hậu bất nhất, dối trá, cố đấm ăn xôi của các cấp lãnh đạo Hải Phòng, Tiên Lãng về vụ cưỡng chế đất của gia đình anh Đoàn Văn Vươn; sau nhiều ngày chỉ nghe tiếng nói phản đối một phía từ báo chí, các quan chức, nhân sĩ trí thức, dư luận, các cơ quan nhà nước Trung ương về những sai phạm của chính quyền Hải Phòng, Tiên Lãng trong việc cấp đất, thu hồi và cưỡng chế đất; sau nhiều ngày cảm tưởng như hệ thống cơ quan ban ngành ở Tiên Lãng một lòng một dạ, cố sống cố chết bảo vệ sai trái của lãnh đạo huyện…

Biển Đông : Điểm nóng trong chiến lược quốc phòng Úc

Thủy quân Lục chiến Mỹ và Úc nghe phát biểu của tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama tại căn cứ Darwin, ngày 17/11/2011.
Thủy quân Lục chiến Mỹ và Úc nghe phát biểu của tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama tại căn cứ Darwin, ngày 17/11/2011.REUTERS/Larry Downing

Lưu Tường Quang / Tú Anh
 
Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên ở phía bắc, canh chừng tình hình bất ổn tại Biển Đông, gia tăng hiện diện quân sự tại Ấn Độ Đương, đó là những mục tiêu mà hải quân Úc phải đảm trách trong chiến lược tái phối trí quốc phòng đang được chuẩn bị. Sức mạnh đang lên của Trung Quốc được xem là mối đe dọa.

Vì sao Việt Nam đã không là cường quốc biển?

JLN - Đọc xong bài “Tản mạn về biển” của tác giả của "Thoát Trung luận" mà tôi rất quí mến và cảm phục, tôi đã viết một comment dài đóng góp thêm với Giáp Văn Dương. Comment đã gửi đi rồi, mà cái đầu mình với suy nghĩ của mình vẫn cứ đi theo đó, vẫn chìm trong cái câu hỏi đau đáu trên mà Giáp Văn Dương đã nêu ra. Có lẽ bởi vì tôi cũng như nhiều người Việt bình thường khác đã đau đáu với câu hỏi đó nhiều năm nay.
Tôi cảm phục Giáp Văn Dương vì thấy anh không chỉ nói mà còn làm như mình nói (điều không một đảng viên CS nào làm được, kể cả HCM) – anh đã hiên ngang đi trong các cuộc biểu tình chống TQ xâm lược biển Đông để cùng dân tộc tiếp tục thoát Trung! Và bài viết hôm nay của anh cũng vẫn là cái chí thoát Trung để vươn lên làm người đó của dân tộc Việt Nam. Vì thế tôi thấy mình có bổn phận phải góp thêm tiếng nói với Giáp Văn Dương.

Thứ Hai, 30 tháng 1, 2012

Mỹ - Philippines bắt tay quân sự, Trung Quốc phản ứng

Chính phủ Trung Quốc kêu gọi các bên liên quan đến Biển Đông nỗ lực hành động vì hòa bình và ổn đinh khu vực, sau khi Philippines đề xuất cho phép sự hiện diện quân sự lớn hơn của Mỹ ở nước này.

Manila hôm thứ sáu cho hay họ có kế hoạch thực hiện nhiều hơn các cuộc tập trận chung với Mỹ, cũng như cho phép quân đội Mỹ triển khai trên cơ sở luân phiên. Đề xuất này được Washington ủng hộ bởi Mỹ đang thực hiện chiến lược trở lại châu Á Thái bình dương và muốn mở rộng hiện diện quân sự tại khu vực.
Mỹ đã có kế hoạch điều 2.500 thủy quân lục chiến đến miền bắc Australia và triển khai một số tàu chiến ở Singapore. Tại châu Á Thái bình dương, Mỹ có các căn cứ quân sự trải dài từ Nhật Bản và Hàn Quốc xuống đến Guam và đảo Diego Garcia trên Ấn Độ dương.
Tàu khu trục có tên lửa dẫn hướng của Mỹ USS Chafee đang ghé thăm Philippines. Ảnh:
Tàu khu trục có tên lửa dẫn hướng của Mỹ USS Chafee đang ghé thăm Philippines. Ảnh: wn

Chấm dứt giai đoạn cả thế giới cùng thắng


Lý giải vì sao sự trỗi dậy của Trung Quốc lại thật sự nguy hại cho Mỹ – và sự hoạt động của các thế lực đen tối khác.
Tác giả: GIDEON RACHMAN
Người dịch: Nguyễn Tâm

Tôi đã trải qua quãng đời làm việc lâu dài để viết về chủ đề chính trị quốc tế theo quan điểm của tạp chí Economist, và nay là tờ Financial Times. Chung quanh tôi toàn những người chuyên theo dõi diễn biến thị trường và tình hình kinh doanh, nên lẽ tất nhiên tôi luôn cảm nhận, quan sát tình hình kinh tế, chính trị quốc tế như những vấn đề có liên quan sâu sắc với nhau.

Chủ Nhật, 29 tháng 1, 2012

Chủ tịch nước đi cày tại lễ hội xuống đồng

7h30 sáng nay, sau khi làm lễ dâng hương, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang xắn quần, đi chân đất cày ruộng trên cánh đồng Đọi Sơn (Hà Nam).

Thứ Bảy, 28 tháng 1, 2012

Hồi ức về Chiến thắng Đống Đa 1789

Trọng Thành
Một trong những ngày hội sớm nhất trong năm tại Việt Nam là Hội Đống Đa, ngày mùng 5 tháng Giêng âm lịch. Đây là ngày hội kỷ niệm chiến thắng của Tây Sơn đối với quân đội nhà Thanh. Chiến thắng năm Kỷ Dậu 1789 ngày càng được tôn vinh là một thực tế. Tuy nhiên, rất nhiều khoảng tối của giai đoạn lịch sử này cần được được các nhà nghiên cứu giải đáp.
Năm Nhâm Thìn 2012 vừa bắt đầu. Những ngày đầu năm mới là dịp các gia đình sum họp, bạn bè gặp gỡ mừng Xuân. Mùa Xuân cũng là mùa hội. Một trong những ngày hội sớm nhất trong năm tại Việt Nam là Hội Đống Đa, ngày mùng 5 tháng Giêng âm lịch. Theo nhiều tư liệu lịch sử cũng như theo những lời truyền miệng, ngày mùng 5 Tết cách đây 223 năm, quân đội Tây Sơn do Nguyễn Huệ, tức hoàng đế Quang Trung chỉ huy, từ Nam thần tốc ra Bắc, tiến vào Thăng Long, kết thúc chiến dịch dẹp tan đội quân viễn chinh của nhà Thanh.
Trong sử sách chính thống ở Việt Nam hiện nay, Quang Trung được coi như là một biểu tượng kiệt xuất của tinh thần dân tộc Việt Nam, một trong những thần tượng mà rất nhiều người Việt Nam ngưỡng mộ.

TÀU CHIẾN CỦA MỸ LÀ NHỮNG "CON CHÓ" LỚN NGỒI TRƯỚC CỬA NHÀ TRUNG QUỐC

- Báo Hoàn Cầu TQ: Mỹ muốn phong tỏa Trung Quốc ngay tại "CỬA NHÀ"...

Các tàu chiến Mỹ được xem là “con chó lớn”, không vào được “cửa nhà”, còn tàu chiến đấu duyên hải được coi là “con chó nhỏ”.

Tờ “Thời báo Hoàn Cầu” đã đăng bài viết của nhà nghiên cứu Lý Kiệt – Viện nghiên cứu quân sự Hải quân Trung Quốc.

Tàu tác chiến duyên hải mới của Mỹ

Năm điều hoang tưởng về sức mạnh của Trung Quốc

Nguồn: Minxin Pei - Washington Post
Diên Vỹ, X-Cafe chuyển ngữ

Trong khi Trung Quốc đang đuổi kịp những nền kinh tế tiến bộ nhất trên thế giới, quốc gia này đã kích động niềm hứng khởi cũng như lo ngại - đặc biệt là tại Hoa Kỳ, nơi nhiều người e rằng Trung Quốc sẽ qua mặt Hoa Kỳ để trở thành cường quốc của thế kỷ 21. Nhiều người hỏi rằng làm thế nào Trung Quốc lại tiến nhanh tiến mạnh đến thế, liệu Đảng Cộng sản có thể nắm giữ quyền lực và việc Bắc Kinh mở rộng ảnh hưởng trên thế giới mang ý nghĩa gì cho mọi người chúng ta. Nhưng để hiểu vai trò mới của Trung Quốc trên trường thế giới, thật hữu ích khi xem xét lại những nhầm lẫn đang thống trị trong suy nghĩ của phương Tây.

Thứ Bảy, 21 tháng 1, 2012

Trần Trọng Kim với Việt Nam Sử Lược

Mai Khắc Ứng

Một buổi chiều cuối năm 1962, sau hồi kẻng “thu không” khoảng 15, tôi theo thầy Trần Quốc Vượng ra khỏi lớp. Lúc đó, mấy lối đi về phía nhà ăn của Ký túc xá Láng học trò trường Trung học Trung Hoa và sinh viên Khoa Xã hội trường Đại học Tổng hợp đã gõ đũa vào bát lanh canh.
Là một học sinh xuất thân từ trường Bổ túc Văn hoá Công Nông Nghệ An, vì trường ở Cổng Chốt cháy phải ra Đông Triều rồi vào Đại học, tôi có tuổi đờì xấp xỉ tuổi thầy, nên tình thầy trò cũng là tình anh em. Thân thiện và cởi mở đã tạo cho tôi nhiều cơ hội gần gũi các thầy.
Đi dọc hành lang từ lớp ra đường trục, thầy Vượng đảo mắt rất nhanh rồi khe khẽ nhắc tôi: “Hãy tìm cuốn Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim mà đọc”. Lời căn dặn dè dặt chỉ đủ cho tôi nghe nhưng sao mà ấm áp vậy. Việt Nam Sử Lược như một dòng sữa ngọt rót vào tâm hồn tôi từ buổi chiều đáng nhớ đó.
“Thánh nhân đãi khù khờ”. Thầy Đặng Huy Vận đã lôi dưới đáy rương ra cho tôi mượn cuốn sách mà thầy Vượng khuyên tìm đọc. Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim thời đó là sách cấm. Phòng đọc hạn chế của Thư viện Quốc gia ở số 31 đường Trường Thi cũng không ló ra.

Ngoại trưởng Mỹ chúc Tết con rồng

Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton gửi lời chúc hoà bình, thịnh vượng và an khang tới tất cả những ai đón năm mới Âm lịch trên toàn thế giới.

Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton. Ảnh: AFP
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton. Ảnh: AFP

Bắc Kinh quan tâm thái độ người Việt ở Mỹ trong vấn đề Biển Ðông

________________________________________________
 LTS - Bài viết dưới đây do độc giả Việt Tâm chọn, hiệu đính, ghi chú, và gởi đến Người Việt. Trong phần lời dẫn, Việt Tâm giới thiệu: “Mới đây, tập san Các vấn đề quốc tế ở Hà Nội, số ra tháng 10, 2011 cho dịch và đăng lại một bài nghiên cứu khá cặn kẽ của Trung Cộng đăng trên tạp chí Quan hệ quốc tế hiện đại của Trung Quốc, số ra tháng 6, 2011, viết về cộng đồng người Việt trên đất Mỹ và ảnh hưởng của họ đối với chính sách của Mỹ về tranh chấp Biển Ðông. Mặc dầu ngôn ngữ bài viết có thể phản cảm đối với chúng ta (tỷ như cho người Việt ở Mỹ là “chống lại tổ quốc,” thậm chí lại còn mô tả là “phản quốc” - nhưng có lẽ chỉ với dụng ý là người Việt hải ngoại chống lại chế độ ở quê nhà, hoặc gọi Việt Nam là “mẫu quốc” của chúng ta, lẽ ra chỉ nên gọi là “quê hương đất tổ” mà thôi) nhưng nói chung, bài viết có thể xem được là khá khách quan dựa trên những con số và những dữ kiện có thật, thuộc loại “nói có sách, mách có chứng.” Dù ta đồng ý hay không với những nhận định và kết luận của bài viết, đây cũng là một bài viết có cơ sở và lạ thay, đánh giá khá tích cực vai trò của người Mỹ gốc Việt trong cuộc vận động về Biển Ðông bên cạnh chính quyền Mỹ.”
Tòa Soạn giới thiệu bài viết cùng những đoạn in nghiêng do Việt Tâm thực hiện, nhằm “nhấn mạnh để lưu ý độc giả.” Tựa bài do Người Việt đặt 
________________________________________________

Thứ Sáu, 20 tháng 1, 2012

Bà Trần Ngọc Sương, ông Đoàn Văn Vươn & cuộc "thư hùng" sắp tới?

Nguyễn Ngọc Già
 
Vụ án Đoàn Văn Vươn đã phô bày mọi góc cạnh hư hỏng của hệ thống thượng tầng kiến trúc thuộc thể chế chính trị hiện nay. Nó không còn là "lỗi hệ thống" như ông Nguyễn Văn An tuyên bố, mà phải nói: TOÀN BỘ HỆ THỐNG CẦM QUYỀN HIỆN NAY ĐANG RỮA NÁT. Đặc biệt trong đó nổi lên hai vấn đề lớn: Pháp Luật & Đạo đức.
Về pháp luật, vụ án Đoàn Văn Vươn trở thành lời tố cáo đanh thép và thuyết phục nhất cho những ai còn mơ hồ việc "...Nhà nước đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai và thống nhất quản lý về đất đai, chế độ quản lý và sử dụng đất đai...".(Điều 1 Chương 1 Luật Đất đai 2003).

Vô liêm sĩ!

Tô Vĩnh Hà 

Đọc những dòng tin cho biết ông Thoại (tôi không thèm biết họ tên đầy đủ của ông ta), Phó Chủ tịch UBND TP Hải Phòng tuyên bố với báo chí rằng chính người dân chứ không phải lực lượng cưỡng chế đã phá tan tành cái nhà trên miếng đất không thuộc diện thu hồi của ông Vươn mà bức bối đến mức, ngay cả tượng bụt ngồi trên chùa cũng phải u ư!
Thứ nhất, giả thử rằng “người dân” đập phá thì hàng trăm công an đứng đó để làm gì mà không bảo vệ tài sản của nhân dân - người nộp thuế để nuôi hàng vạn cán bộ chiến sĩ CAND? Chỉ riêng điều đó thôi đã chứng tỏ rằng sự trơ trẽn và láo toét của kẻ tự xưng là đại diện cho nhân dân không có lấy một cái mi ly lông trọng lượng nào.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp thượng nghị sỹ John McCain

Ngày 19-1, tại Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp đoàn Thượng nghị sỹ Mỹ do thượng nghị sỹ John McCain - Phó chủ tịch Ủy ban Quân lực Thượng viện Mỹ - dẫn đầu.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp đoàn thượng nghị sỹ Mỹ do thượng nghị sỹ John McCain dẫn đầu

Hẹn một ngày giành lại Hoàng Sa

Dân Làm Báo - Chiều 20 tháng 1 năm 1974, sau những trận hải chiến dữ dội chung quanh quần đảo Hoàng Sa để chống lại các lực lượng hải quân Trung Quốc đông hơn và mạnh hơn gấp nhiều lần, các đơn vị hải quân Việt Nam Cộng hoà đã buộc phải triệt thoái khỏi quần đảo Hoàng Sa, nơi tổ tiên chúng ta đã bao đời gìn giữ. Các anh Ngụy Văn Thà, Nguyễn Thành Trí và nhiều thanh niên Việt Nam khác đã theo dấu chân các anh hùng dân tộc mà đền nợ nước. Các anh đã hy sinh. Máu của các anh đã làm mặn thêm vùng biển mẹ. Tinh thần yêu nước của các anh làm sáng thêm ngọn lửa thiêng độc lập, tự chủ của dân tộc Việt Nam. Ngọn lửa bất khuất đó lần nữa bùng cháy trong lòng tuổi trẻ Việt Nam qua hàng loạt các cuộc biểu tình bắt đầu từ ngày 9 tháng 12 năm 2007 lịch sử. Hôm nay, 20 tháng 1 năm 2012, Dân Làm Báo đăng lại bài viết Hẹn một ngày giành lại Hoàng Sa của anh Trần Trung Đạo, được viết trong những ngày nóng bỏng 2007, để đánh dấu hai thời điểm quan trọng trong dòng lịch sử đấu tranh của dân tộc Việt Nam.

38 năm ngày Trung Quốc chiếm Hoàng Sa

Câu hỏi về việc vinh danh các chiến sỹ Việt Nam Cộng hòa hy sinh tại Hoàng Sa lại nổi lên nhân ngày 38 năm quần đảo này vào tay Trung Quốc.
Chiến hạm Nhật Tảo HQ-10
Trong trận hải chiến Hoàng Sa, 60 chiến sỹ VNCH tử nạn
Đúng 38 năm trước, 58 lính hải quân Việt Nam Cộng hòa đã hy sinh trong trận hải chiến Hoàng Sa kéo dài từ 17/1-19/1, nhưng không bảo vệ được quần đảo này.
Tuy quân số hai bên không khác nhau nhiều, nhưng các chiến hạm của Trung Quốc tối tân hơn hẳn của Việt Nam Cộng hòa.

VỌNG HOÀNG SA

Hà Thành 
“Ðất nước Việt Nam có khi thịnh khi suy, lịch sử Việt Nam có khi hưng khi phế, thế hệ trước không giữ được Hoàng Sa nhưng không phải vì thế mà Hoàng Sa trở thành đất của Trung Quốc hay của bất cứ một quốc gia nào khác. Dân tộc Việt Nam, các thế hệ Việt Nam hôm nay và mai sau phải nhớ rằng: Bất cứ khi nào các điều kiện kinh tế, chính trị và quân sự cho phép, một trong những việc đầu tiên là phải lấy lại Hoàng Sa.”

Thứ Năm, 19 tháng 1, 2012

Chưa phai tàn

Phản biện huyền thoại về sự suy tàn của Mỹ
Robert Kagan
Nguyên văn tiếng Anh: Not Fade Away, The New Republic, 2/2/2012
Bản dịch và chú thích của Phạm Vũ Lửa Hạ
 

I.
 
Phải chăng Mỹ đang suy tàn, như quá nhiều người tin hiện nay? Hay liệu có phải người Mỹ có nguy cơ nhanh nhảu tự kết liễu vị thế siêu cường quốc vì nỗi lo sợ huyễn hoặc về sức mạnh đang suy giảm của mình? Rất nhiều điều tùy thuộc vào câu trả lời cho những câu hỏi này. Trật tự thế giới hiện nay – với đặc trưng là số lượng nhiều chưa từng thấy các quốc gia dân chủ; thậm chí với cuộc khủng hoảng hiện nay, thế giới ngày nay thịnh vượng nhất trong lịch sử; và các đại cường quốc hòa bình với nhau trong thời gian dài – phản ánh những nguyên tắc và sở thích của Mỹ, và được xây dựng và duy trì bằng sức mạnh của Mỹ trong tất cả các khía cạnh chính trị, kinh tế, và quân sự. Nếu sức mạnh Mỹ suy tàn, trật tự thế giới này sẽ suy tàn theo nó. Trật tự này sẽ bị thay thế bằng một kiểu trật tự khác nào đó, phản ánh những ước muốn và những phẩm chất của những cường quốc thế giới khác. Hay có lẽ trật tự này chỉ đơn thuần sụp đổ, như trật tự thế giới của Châu Âu đã sụp đổ trong nửa đầu của thế kỷ 20.

Hoàng Sa, Trường Sa giữa Sài Gòn

TT - Đã có hai con đường mang tên Hoàng Sa, Trường Sa chạy dọc kênh Nhiêu Lộc, TP.HCM. Nhưng chỉ với hai tấm biển ghi tên đường thôi có phí phạm không gian 15km bờ kênh, và nhất là tấm lòng của người Sài Gòn với hai vùng biển đảo xa xôi của Tổ quốc?
Kênh Nhiêu Lộc nhìn từ trên cao - Ảnh: T.T.D.

Thứ Tư, 18 tháng 1, 2012

Khai thác Biển Đông 'không phải xin phép'

Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí PetroVietnam (PVN) khẳng định Việt Nam sẽ tiếp tục khai thác dầu khí trong thềm lục địa của mình mà không cần xin phép quốc gia nào khác.
Tàu hải giám Trung Quốc
Tàu Trung Quốc bị cáo buộc đã cắt cáp của PetroVietnam ít nhất hai lần trong năm 2011

'Hai năm liền tín nhiệm thấp sẽ xem xét cho thôi chức'

Ngày 16/1, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ký ban hành Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI): Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay. 

VnExpress.net giới thiệu toàn văn Nghị quyết.

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: TTXVN.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: TTXVN

Thứ Ba, 17 tháng 1, 2012

Ký ức Hoàng Sa dần dần được tái hiện

Thanh Phương 

Cách đây gần đúng 38 năm, ngày 19/01/1974, Trung Quốc đã dùng vũ lực để chiếm quần đảo Hoàng Sa, lúc ấy thuộc quyền quản lý của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa. Trận hải chiến Hoàng Sa diễn ra ác liệt. Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa chống trả anh dũng, nhưng vì tương quan lực lượng bất lợi, nên cuối cùng đã không bảo vệ được quần đảo này.
Bốn trong số các chiến hạm của Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa đã tham gia hải chiến Hoàng Sa 1974.
Bốn trong số các chiến hạm của Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa đã tham gia hải chiến Hoàng Sa 1974.

Tướng Thước: "Vụ Tiên Lãng là một tổn thất chính trị lớn"

Nguyễn Quốc Thước
Nói cho cùng, dù là chủ trương đúng hay lý lẽ đúng, mà chủ trương ấy đẩy người dân vào tù; chiến sĩ lực lượng vũ trang bị bắn thương tích thì việc cưỡng chế đó được mấy chục ha hay mấy trăm ha đất vẫn đều là cái giá quá đắt.
Tướng Nguyễn Quốc Thước

Nghĩ về bản lĩnh Việt Nam

Tạp chí Xưa & Nay 
SỐ 395+396 THÁNG 1 – 2012
 
GS.Tương Lai

Nói về bản lĩnh, xin dẫn ra khuyến cáo của Kant, nhà triết học Đức vĩ đại đã có ảnh hưởng lớn đến tư duy của nhiều thế hệ: “Sapere aude! [Hãy dám có tư duy sáng suốt] Hãy dũng cảm sử dụng lý trí của chính mình” bởi vì “khai sáng là sự vượt thoát của con người khỏi trạng thái vị thành niên tự kỷ” vốn “thiếu vắng sự quyết đoán và dũng khí để sử dụng lý trí mà không cần đến sự chỉ đạo”(1). Thực ra thì cách đây hơn 800 năm một nhà sư Việt Nam, Thiền sư Quảng Nghiêm đã đòi hỏi lớp trẻ không dẫm lên lôi mòn mà phải tìm cho mình một cách đi riêng:

Nam nhi tự hữu xung thiên chí
 Hưu hướng Như Lai hành xứ hành
 Làm trai phải tự có chí xung trời thẳm
 Đừng nhọc mình dẫm theo vết chân Như Lai

Thứ Hai, 16 tháng 1, 2012

Biển Đông là 'thước đo tương lai' của Mỹ ở châu Á

Làm thế nào để Mỹ có thể theo đuổi một chính sách “hợp tác ưu việt” tại Biển Đông để vừa tránh một cuộc xung đột với Bắc Kinh vừa bảo đảm được quyền tự do hàng hải và độc lập của các nước nhỏ trong khu vực?

Tàu sân bay USS George Washington của Mỹ thường xuyên xuất hiện ở các vùng biển châu Á trong những năm qua. Ảnh: US Navy
Tàu sân bay USS George Washington của Mỹ thường xuyên xuất hiện ở các vùng biển châu Á trong những năm qua. Ảnh: US Navy

Chủ Nhật, 15 tháng 1, 2012

10 phụ nữ gợi cảm nhất 2011

Lọt vào danh sách "10 cơ thể sexy nhất 2011" do tờ Telegraph bình chọn có Gisele Bundchen, Rihanna, Jessica Alba, Gwyneth Paltrow, Miranda Kerr…

1. Gisele Bundchen
Gần 15 năm gắn bó với nghề người mẫu, Gisele Bundchen có vẻ đẹp cơ thể khiến hầu hết phụ nữ đều mơ ước.

Xã hội đen trùm lên xã hội đỏ

Ngô Nhân Dụng
 
Hai vụ bạo động diễn ra gần nhau ở Việt Nam. Một là vụ gia đình ông Đoàn Văn Vươn ở xã Bắc Hưng, huyện Tiên Lãng đã đặt mìn rồi nổ súng bắn bị thương một số công an Hải Phòng chống lại việc bị cưỡng chiếm đầm nuôi thủy sản và trồng cây ăn quả của họ. Hai là vụ đặt bom nổ tại nhà ông đại tá giám đốc công an tỉnh Thái Nguyên. Hai vụ có nguyên ủy khác nhau, ý nghĩa khác nhau, nhưng cùng biểu hiện uy tín của ngành công an. Một là bị ghét, hai là bị khinh thường.
 
Công an là rường cột của chế độ cộng sản hiện nay. Nó bị khinh rẻ và oán ghét, chứng tỏ chế độ đang trên đường suy yếu.
Tiến sỹ Lê Bạch Dương, một vị Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội (ISDS) nhận xét về vụ ông Đoàn Văn Vươn: “Trước đây chưa từng thấy những hiện tượng như người dân chống lại người thi hành công vụ đánh lại cảnh sát, lao xe vào cảnh sát.” Người dân có đi biểu tình, có hô đả đảo, có chống cự khi bị đàn áp. Nhưng cố ý đặt mìn tính làm nổ một bình ga khi công an tới khu đầm nuôi cá, rồi từ trong nhà bắn súng ra nhắm vào toán công an đến tìm, thì chưa bao giờ có.

Nguyễn Huệ, Nguyễn Ánh và vua Càn Long

Lê Văn - Tác giả Nguyễn Duy Chính với tôi học cùng trường nhưng anh học trước tôi một, hai lớp. Chúng tôi chỉ biết nhau sau này qua một nhóm ái hữu. Quen biết anh, tôi sinh lòng cảm phục khi biết anh đã cặm cụi tự học tiếng Hán và dùng kiến thức đó để nghiên cứu lịch sử Việt qua những tài liệu lấy từ kho tàng sử liệu của Trung Hoa lưu trữ ở Bắc Kinh (Beijing) và Đài Bắc (Taipei).
Tuy chỉ nghiên cứu lịch sử trong những lúc rảnh rỗi, bên cạnh những chuyện sinh kế và gia đình bừa bộn, vài năm qua anh đã cho ra đời những công trình nghiên cứu giá trị, phần lớn liên quan đến giai đoạn nhà Tây Sơn. (Khi chọn thời kỳ này, áng chừng anh muốn gửi gấm một giấc mơ hay lý tưởng nào đó đến người đọc. Giấc mơ đó hẳn phải liên quan đến hình ảnh của người anh hùng áo vải Quang Trung Nguyễn Huệ.)
Bài viết tôi muốn giới thiệu tới độc giả DCVOnline dưới đây, vốn không phải là một bài viết “thực thụ” mà là một đoạn trích từ “lá thư Xuân” của anh Nguyễn Duy Chính gửi đến bạn bè thân thiết, trong đó anh tóm lược một số vấn đề “nổi cộm” trong quá trình nghiên cứu lịch sử trong năm vừa qua, và còn dự tính tiếp tục đào sâu trong năm tới trong năm tới.
Vốn là một “lá thư”, bài viết rất thoáng, đỡ nặng nề vì nhiều sử liệu hay những con số thống kê. Hy vọng, độc giả sẽ đón nhận bài viết như một món quà Xuân, như tác giả đã đặt tên cho nó.

BẠO LỰC ĐỎ

Nguyễn Trọng Tạo 


Có một thời chúng ta nói nhiều tới chuyên chính vô sản. Từ ông Lenin tới ông Stalin. Từ ông Mao đến ông Đặng. Từ ông A đến ông Z… Và máu đỏ nhuộm dân đen.
Máu. Máu. Và máu…
Thiên An Môn đẫm máu

Thứ Bảy, 14 tháng 1, 2012

Học giả Trung Quốc mâu thuẫn về “đường lưỡi bò” (13/01/2012)

Nguồn gốc và ý nghĩa của yêu sách "đường lưỡi bò” hết sức mập mờ, không chính xác đến nỗi bản thân các học giả Trung Quốc cũng không thống nhất được một sự giải thích hợp lý nào. Thậm chí, có học giả Trung Quốc còn thừa nhận rằng "không có cơ sở nào trong luật quốc tế cho yêu sách lịch sử đó”. Gần đây, trên các trang mạng của Trung Quốc cũng xuất hiện nhiều ý kiến của chính người Trung Quốc thắc mắc về việc "tại sao lại vẽ Nam Hải của chúng ta tới tận cửa nhà người ta?”.
Các học giả quốc tế tham dự Hội nghị về Biển Đông

BÀI PHÁT BIỂU CỦA GS TƯƠNG LAI TẠI HỘI NGHỊ UBTUMKTTQVN

GS.Tương Lai

Vì đang nằm bệnh viện, không đủ sức để đến dự cuộc HỘI NGHỊ ỦY BAN TRUNG ƯƠNG MẮT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM lần thứ tư, Diễn đàn chính thức, mang tính hợp hiến mà về danh nghĩa thì tiếng nói tại đây được Đảng và Nhà nước trân trọng lắng nghe nên tôi muốn lên tiếng tại đó, do không trực tiếp đọc được, tôi đã gửi bài phát biểu đến ông Huỳnh Đảm, Chủ tịch UBTƯMTTQVN yêu cầu được bố trí thời gian để Gs Trần Hậu, Ủy viên UBTƯMTTQVN khóa 7 đang có mặt tại Hội nghị đọc giúp. Đáng tiếc là điều đó không thực hiện được, và cũng như thói quen ứng xử “rất văn minh” đã thành nếp quen thuộc trong chế độ ta, tôi không được có bất cứ một hồi âm nào. Vì vậy xin gửi đến bạn đọc xa gần qua báo mạng được biết.
Tương Lai

Nghĩa cử đẹp của nhân sĩ Bắc Hà

Thưa chư vị,
Tết đã đến rất gần! Trong khi gia đình Anh Đoàn Văn Vươn (3 hộ) đang phải chịu cảnh tù tội, tan nát. Hoàn cảnh của anh khiến rất nhiều người bày tỏ sự cảm thông, chia sẻ và mong muốn được góp chút tiền để gia đình anh ăn Tết Nhâm Thìn 2012. Sáu anh công an, bộ đội của huyện Tiên Lãng bị thương trong vụ cưỡng chế vì làm theo lệnh trên, cũng đang phải điều trị tại bệnh viện.
Theo gợi ý của KTS Trần Thanh Vân và nhiều độc giả, tôi - Nguyễn Xuân Diện quyết định công bố tài khoản để tiếp nhận quà tặng bằng tiền của mọi người, như sau:

Tên tài khoản: NGUYỄN XUÂN DIỆN
Số tài khoản: 0021001727479
Tại: Phòng giao dịch số 4, Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội  (Vietcombank)

Chúng tôi chỉ nhận tiền, sau đó sẽ mua quà tặng phù hợp để mang đến tận nhà, tặng gia đình Anh Vươn, gia đình em trai và em rể anh Vươn (gồm 3 hộ). Ngoài quà tặng, sẽ tặng cả bằng tiền mặt.
Chúng tôi cũng sẽ đến thăm và tặng quà 6 chiến sĩ bị thương trong khi thi hành công vụ theo lệnh cấp trên, trong vụ cưỡng chế vừa qua tại Tiên Lãng.
Trân trọng đề nghị chư vị, khi gửi tiền ghi rõ tên và địa chỉ, cùng nội dung "Quà Tết tặng gia đình Anh Vươn" để tiện việc theo dõi. Nếu vì lý do tế nhị, xin thông báo tại email:
lamkhanghn@yahoo.com.vn.

* Quý vị nào muốn số tiền của mình dành biếu tặng riêng gia đình anh Vươn (3 hộ) xin hãy ghi rõ tại phần nội dung, khi gửi tiền.
Toàn bộ thông tin về số tiền và việc sử dụng sẽ được công bố tại NXD- Blog và trang tin Anh Ba Sàm. 

Nguyễn Xuân Diện - Blog kính báo!

Kiến nghị khởi tố vụ phá nhà ông Vươn

Một trong số luật sư được xem là có tiếng nói mạnh trong các chủ đề nhạy cảm tại Việt Nam vừa đề nghị chính phủ khởi tố cho điều ông gọi là vụ hủy hoại tài sản công dân.
Trong thư đề ngày 13/01/2012, luật sư Trần Vũ Hải đề nghị Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (dân biểu Hải Phòng) chỉ đạo Bộ Công an xem xét việc khởi tố vụ án hình sự trong việc đánh sập ngôi nhà của ông Đoàn Văn Vươn, tại huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng.
Luật sư Trần Vũ Hải (trái) từng có mặt trong nhóm bào chữa cho TS Cù Huy Hà Vũ. 

Biện pháp hại dân

Mình bị viêm họng nằm bẹp ở nhà, thế mà bao nhiêu người email hỏi mình: Khi vụ nổ súng xảy ra ở đầm Cống Rộc, anh Vươn ở đâu? Khổ, mình chả biết nhiều hơn mọi người, cũng chí biết thông tin qua báo chí mà thôi.  Mệt lắm nhưng vẫn gắng ngồi dậy mày mò cả giờ mới tìm được bài ‘Ngôi nhà xảy ra nổ súng có thể nằm ngoài đất cưỡng chế‘ của VnExpress, trong đó có đoạn: “…trước hôm cưỡng chế, ông Vươn đã mang toàn bộ giấy tờ, văn bản tới nhà bạn ở trong xã ngủ. Sáng sớm, khi vụ cưỡng chế diễn ra, ông không có mặt ở khu đầm mà vẫn tới kêu với cơ quan chính quyền, Viện Kiểm sát. Khi tới Viện KSND thành phố thì ông bị bắt.”  Mừng cho anh Vươn, nhờ thế tội anh sẽ nhẹ hơn.

Cái sự hèn và nỗi uất nghẹn của đớn đau…

Hà Văn Thịnh
Chưa có năm nào mà mở đầu một năm mới (2012), tính đến hôm nay là 10 ngày (10.1.2012) mà cái đầu và trái tim của người dân Việt bị thử thách nhiều đến như thế, bị giày vò thảm thê đến thế trước những tai ương, những câu chuyện còn hơn cả buồn và những nhức nhối, để dẫu có muốn làm thinh cho khỏi mang tiếng “diễn biến” hay “bị xúi giục” thì vẫn phải mở mồm rên lên, khóc lên cho vợi bớt cái nhục nhã của thân phận làm người…
Đầu tiên là chuyện cháy xe và quan chức cứ sống chết mặc bay cho đến khi báo chí, dư luận la hét vang trời mới đủng đỉnh nhận cho gọi là… có. Tiếp đó là đọc ở đâu, xem cái gì cũng “năm 2020”(!) Nào là đến năm đó có mấy chục ngàn tiến sĩ, nào là lạm phát bằng không, nào là “kiểm soát về cơ bản vệ sinh an toàn thực phẩm”… Hứa lèo cho qua hai nhiệm kỳ thì ai mà không hứa được? Nếu nói rằng đến 2020, không còn thực phẩm thối thì liệu đến ngày đó, sức khỏe giống nòi sẽ ra sao, văn hóa đạo đức suy đồi đến mức nào?… Độc, đau, đắng, đểu là “bốn Đ” xin gửi tặng cho ông LDH và các bộ tứ khác đang tồn tại trên trái đất này, chẳng hạn như 4 biết, 4 chịu, 4 tốt (láng giềng tốt, đồng chí tốt…), 4 vàng (4 nhân 4 thành 16 chữ vàng – Sơn thủy tương liên, vận mệnh tương quan)…
***

Đại tướng Lê Đức Anh nói về vụ cưỡng chế đất đai tại Hải Phòng

(GDVN) - "Phải chăng chính quyền địa phương có sự buông lỏng quản lý. Gần hai chục hecta chứ đâu phải nhỏ như chiếc chén", Đại tướng Lê Đức Anh nói.

Sáng 13/1, trao đổi với Phóng viên Báo Giáo dục Việt Nam, Nguyên chủ tịch nước Đại tướng Lê Đức Anh cho biết: “Những ngày vừa qua, tôi theo dõi rất sát sao thông tin về vụ việc bắn người thi hành công vụ ở huyện Tiên Lãng (TP. Hải Phòng). Có rất nhiều điều khiến tôi phải suy nghĩ. 
Trước tiên phải nói rõ rằng: việc phản ứng một cách tiêu cực bằng cách dùng súng bắn trả lực lượng chức năng là sai trái và cơ quan chức năng phải xử lý nghiêm khắc. Tuy nhiên, còn rất nhiều điều cần phải tiếp tục điều tra làm rõ và trả lời rõ ràng để dư luận hiểu.
Đại tướng Lê Đức Anh (Ảnh: Tuấn Nam)

Quan hệ đồng minh “bẩm sinh” tại châu Á

Châu Giang theo Project Syndicate

Vào lúc mà sự nổi lên về kinh tế, ngoại giao và quân sự của Trung Quốc đang gây ra tình trạng bất cân bằng về quyền lực tại châu Á, chuyến thăm Ấn Độ cuối năm qua của Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda đã củng cố một quan hệ phát triển rất nhanh giữa hai đồng minh “bẩm sinh” này. Hiện, nhiệm vụ của Nhật Bản và Ấn Độ là thêm vào quan hệ giữa họ một nội dung chiến lược.

Sự cân bằng quyền lực mới nổi tại châu Á sẽ được xác định chủ yếu bởi các sự kiện tại Đông Á và Ấn Độ Dương. Thực vậy, Nhật Bản và Ấn Độ đóng một vai trò quan trọng trong việc gìn giữ ổn định và bảo vệ các hải trình quan trọng trong khu vực rộng lớn hơn, là Ấn Độ - Thái Bình Dương - khu vực được xác định không chỉ bởi sự cộng gộp giữa hai đại dương mà còn bởi tầm quan trọng của nó trong thương mại thế giới và nguồn cung năng lượng.
Các nền kinh tế đang bùng nổ ở châu Á đều nằm ở ven biển, vì vậy các nền dân chủ biển như Ấn Độ và Nhật Bản phải phối hợp với nhau giúp xây dựng một trật tự ổn định, tự do và dựa trên nguyên tắc tại châu Á. Như Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh đã phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á (EAS) tại Bali hồi tháng 11/2011, sự nổi lên liên tục của châu Á không được đảm bảo một cách đương nhiên, mà "phụ thuộc vào diễn biến của một kiến trúc hợp tác".

'Đường lưỡi bò' gây phức tạp Biển Đông

Ủy ban Biên giới quốc gia Việt Nam bình luận rằng đường lưỡi bò mà Trung Quốc nêu ra là nguyên nhân gây căng thẳng phức tạp Biển Đông, và việc Trung Quốc đòi các nước phải xin phép để được khai thác dầu khí ở Biển Đông là vô lý.

Ngày 6/1/2012, Phó Vụ trưởng Vụ Biên giới và Biển, Bộ Ngoại giao Trung Quốc Dị Tiên Lương trả lời trực tuyến mạng Tin tức Trung Quốc về tranh chấp trên Biển Đông.
Về vấn đề này, Tiến sĩ Lê Quý Quỳnh, Vụ trưởng Vụ Biển - Uỷ ban Biên giới quốc gia, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã trả lời phỏng vấn báo VnExpress.
Hải quân nhân dân Việt Nam trên đảo Trường Sa Lớn, quần đảo Trường Sa. Ảnh: Thanh Hưng
Hải quân nhân dân Việt Nam trên đảo Trường Sa Lớn, quần đảo Trường Sa. Ảnh: Thanh Hưng

Giữ cho văn hóa còn thì đất nước còn

Nguyễn Thị Ngọc Hải
Nổi tiếng vì nhận nhiều giải cao trong các cuộc thi “Những cuốn sách vàng” do TP. Hồ Chí Minh tổ chức, vị Chánh xứ Giáo xứ Tân Sa Châu (87 Lê Văn Sỹ, P.2, Q. Tân Bình) Nguyễn Hữu Triết có hẳn một “bộ sản phẩm cổ” liên quan đến Truyện Kiều và Nguyễn Du. Số đèn cổ ông sưu tầm đã lên tới 1.400 chiếc. Giáng sinh vừa qua, ông xuất hiện trong cuộc phỏng vấn độc đáo trên đài truyền hình trung ương.
Ngồi trò chuyện dưới ánh sáng của cây đèn cổ đời nhà Mạc thế kỷ XVI, vị linh mục tâm sự nhiều về một thú chơi, "thực ra là một hình thức biết ơn tiền nhân và giữ gìn văn hóa thôi". Ông là người cởi mở, say mê chia sẻ từ chuyện đồ cổ cho tới những chuyện "sống đạo" trong xã hội ngày nay.
Được thụ phong linh mục lúc 27 tuổi, có hơn 20 năm là phó xứ Gia Định và gần 20 năm chánh xứ ở Giáo xứ Tân Sa Châu, hẳn ông nhận thấy đời sống đạo có nhiều thay đổi theo thời cuộc. Vậy theo ông, điều gì thay đổi rõ rệt nhất?

Thứ Sáu, 13 tháng 1, 2012

BÁ KIẾN CÓ Ý KIẾN

Bá Kiến xuống xe đúng chỗ có nhiều chị em nhỉ, khôn thế

Hôm nay lái xe về nhà, thấy bên đường một ông mang cái tơi rách, đội cái nón rách, lại đưa cao cái mảnh bìa rách ghi: Bá Kiến, có ý kiến. Hoảng quá phanh kít lại. Ông là Bá Kiến đấy à?  Tao đây. Kinh, vẫn cái giọng ông quan làng nhỉ. Bác đi đâu đấy. Bá Kiến vẫn cái thói khệng khạng bao nhiêu năm chưa bỏ, lấy đôi guốc ra vỗ đôm đốp rồi tọt vào xe mình ngồi. Cho xe chạy đi. Mình cáu, này, bác là ai mà sai bảo tôi ghê thế. Tao là Bá Kiến. Mình lại nhìn xuống, thấy gương mặt lão giờ chỉ còn da bọc xương, nhưng đôi mắt thì cứ long lên sòng sọc. Thôi tốt nhất là nhẹ nhàng, biết đâu lão dí phát dao bỏ mẹ, tương lai còn dài, hết sức kiềm chế.

'Quyết định thu hồi đất ở Hải Phòng là trái luật'

Nguyên Thứ trưởng Tài nguyên Môi trường Đặng Hùng Võ khẳng định, quyết định thu hồi đất của UBND huyện Tiên Lãng (Hải Phòng) với gia đình ông Vươn vừa trái luật vừa trái đạo lý, cố tình tước bỏ quyền lợi của người dân.

- Dưới góc độ pháp lý, ông nhìn nhận thế nào về quyết định giao đất và thu hồi đất của UBND huyện Tiên Lãng (Hải Phòng) đối với gia đình ông Đoàn Văn Vươn?
- Việc giao đất của UBND huyện Tiên Lãng là không đúng pháp luật. Cụ thể, thời gian hạn chế giao đất 14 năm là không đúng, mà phải là 20 năm và sau 20 năm vẫn tiếp tục được sử dụng nếu Nhà nước không có quyết định thu hồi đất. Huyện Tiên Lãng có những quyết định giao tới 20 ha, trong khi theo khung giao đất bãi bồi ven sông ven biển ở Quyết định 773 của Thủ tướng, diện tích tối đa là 10ha.

Thứ Năm, 12 tháng 1, 2012

ÂM VANG TIẾNG SÚNG ĐOÀN VĂN VƯƠN

Phạm Đình Trọng *
Trong vụ nổ súng làm bị thương sáu công an, bộ đội ở Tiên Lãng, Hải Phòng, Đoàn Văn Vươn không cầm súng bắn nhưng Đoàn Văn Vươn là thủ lĩnh, là linh hồn, là người tiêu biểu cho ý chí lấn biển, mở cõi, mở mang đất sống cho gia đình, cho quê hương và cho đất nước, Đoàn Văn Vươn cũng tiêu biếu cho ý chí phản kháng việc thu hồi đất như cướp trắng thành quả hàng chục năm trời lao động bằng mồ hồi và bằng máu của cả gia đình, cướp trắng toàn bộ của cải tiền bạc đầu tư vào việc lấn biển mở đất. Vì thế tiếng súng phản kháng đó chính là tiếng súng Đoàn Văn Vươn.
Tiếng súng Đoàn Văn Vươn là sự bùng nổ của mâu thuẫn đang chứa chất ở nhiều nơi trong xã hội ta hôm nay, mâu thuẫn giữa người nông dân lao động sáng tạo trên mảnh đất mồ hôi xương máu của họ với hệ thống quyền lực nhân danh Nhà nước quản lí mảnh đất đó.

Đảng 'cần lắng nghe trí thức'

Quốc Phương
Một cựu Thứ trưởng Khoa học, Công nghệ và Môi trường nói với BBC rằng chưa nhất thiết giải tán 'sự lãnh đạo' của đảng đối với trí thức Việt Nam ở trong nước.
Giáo sư Chu Hảo
Giáo sư Chu Hảo kêu gọi đảng nên thực sự quyết tâm đổi mới triệt để và sâu rộng nếu muốn tiếp tục tính chính đáng và duy trì lòng tin của người dân.
 

Vụ nổ súng ở Tiên Lãng có dấu hiệu cưỡng chế... nhầm

(Đất Việt) “Tôi không biết chính xác ngôi nhà anh Đoàn Văn Quý sử dụng có nằm trong diện tích cưỡng chế hay không”. Chủ tịch UBND xã Vinh Quang Lê Thanh Liêm (em ruột Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng Lê Văn Hiền) cho biết như vậy khi được đề nghị cung cấp thêm thông tin về vụ đặt mìn, nổ súng chống cưỡng chế làm 6 công an, bộ đội bị thương, hôm 5.1.

Ông này cũng từ chối cung cấp cho PV ranh giới khu đầm được UBND huyện Tiên Lãng bàn giao cho chính quyền địa phương quản lý sau khi cưỡng chế. Phải chăng, vụ cưỡng chế thu hồi đất có dấu hiệu thu hồi “nhầm” 21 ha đất nuôi trồng thủy sản khi quyết định thu hồi đất vẫn đang bị khiếu nại theo luật định?

Khu đất bị giải tỏa của gia đình ông Đoàn Văn Vươn.

Lời khuyên năm bước cho Mỹ ở Biển Đông

Một báo cáo quan trọng về vai trò của Mỹ và Trung Quốc tại Biển Đông vừa được công bố bởi một tổ chức nghiên cứu có quan hệ chặt với Nhà Trắng.

Tài liệu 115 trang, ra mắt ngày 10/01, có tựa “Hợp tác từ Sức mạnh: Hoa Kỳ, Trung Quốc và Biển Nam Trung Hoa”.
Nhóm tác giả thuộc trung tâm An ninh Hoa Kỳ Mới (Center for a New American Security - CNAS).
Báo cáo kêu gọi Mỹ gia tăng số lượng tàu chiến

Hợp tác từ sức mạnh: Hoa Kỳ, Trung Quốc và biển Đông

Việt Hà

Một bản báo cáo có tựa đề hợp tác từ sức mạnh: Hoa Kỳ, Trung Quốc và Biển Đông vừa được Trung tâm An ninh Mỹ mới (CNAS) của Mỹ công bố sáng 10 tháng giêng năm 2012 tại Washington DC.
RFA photo
Bản đồ các căn cứ hải quân Hoa Kỳ tại buổi thảo luận bản báo cáo có tựa đề Hợp tác từ sức mạnh: Hoa Kỳ, Trung Quốc và Biển Đông hôm 10/1/2012 tại Washington DC.

Kêu gọi tăng cường sức mạnh hải quân Hoa Kỳ ở Biển Đông

Tác giả: Jim Lobe
Người dịch: Đỗ Quyên
12-1-2012

WASHINGTON – Trong khi thế giới dành phần lớn sự chú ý vào căng thẳng Mỹ-Iran ở eo biển Hormuz, thì một viện nghiên cứu quan trọng lại đang kêu gọi Washington tập trung nhiều hơn và dồn nhiều nguồn lực hơn vào một đầu mối quan trọng khác trong thương mại quốc tế, ở cách đó vài nghìn kilomet về phía đông.
Trong một bản báo cáo quan trọng vào hôm thứ ba, Trung tâm An ninh Hoa Kỳ Mới (CNAS) đã kêu gọi Washington theo đuổi chính sách “ưu tiên hợp tác” trên Biển Đông (nguyên văn: Biển Hoa Nam), vừa để tránh xung đột trong tương lai với Bắc Kinh vừa để bảo vệ tự do hàng hải và độc lập của các nước nhỏ trong khu vực.
Bản báo cáo dày 115 trang, “Hợp tác từ sức mạnh: Mỹ, Trung Quốc và Biển Đông”, cũng kêu gọi Mỹ tăng cường hạm đội hải quân từ 285 chiến hạm lên 346 tàu chiến trong những năm tới, để đối chọi lại quan niệm trong khu vực cho rằng Mỹ đang là siêu cường suy tàn.

Thứ Tư, 11 tháng 1, 2012

TRANH CHẤP THÁI BÌNH DƯƠNG: LỊCH SỬ SẼ LẶP LẠI CHĂNG?

TS. Đinh Xuân Quân

Mỹ vừa kỷ niệm 70 năm trận Chân Châu Cảng (Pearl Harbor) khi Nhật vào 7.30 sáng ngày 7 tháng 12, 1941 đã đánh chìm một số tàu của hạm đội Mỹ tại Thái Bình Dương.  Các hàng không mẫu hạm Mỹ thoát nạn nhưng 6  chiến hạm bị đánh chìm cùng với ba khu trục hạm, ba hộ tống hạm và tổn thất trên 350 máy bay. Số binh sĩ tử nạn là 2,400 và 1,200 bị thương.

Quả Bom Đoàn Văn Vươn

Huy Đức

Khi lực lượng cưỡng chế huyện Tiên Lãng đến khu đầm, anh Vươn cho nổ trái mìn tự tạo cài dưới một bình gas. Bình gas không nổ. Nhưng, trái mìn tự tạo vẫn gây tiếng vang như một quả bom, “quả bom Đoàn Văn Vươn”. Vụ nổ không chỉ gây rúng động nhân tâm mà còn giúp nhìn thấy căn nguyên các xung đột về đất đai. Quyền sở hữu nói là của “toàn dân”, trên thực tế, rất dễ rơi vào tay đám “cường hào mới”.

Sự Tùy Tiện Của Nhà Nước Huyện
Quyết định giao bổ sung 19,5 ha đất nuôi trồng thủy sản cho ông Đoàn Văn Vươn, ký ngày 9-4-1997, ghi thời hạn sử dụng là 14 năm tính từ ngày 14-10-1993. Theo báo Thanh Niên, ở thời điểm ấy, chính quyền huyện Tiên Lãng đã quy định thời hạn giao đất cho nhiều cá nhân, hộ gia đình rất tùy tiện: có người được giao 4 năm; có người 10 năm… Tuy thời điểm này chưa có các nghị định hướng dẫn chi tiết việc thi hành, nhưng Luật Đất đai năm 1993 đã nói rõ thời hạn giao đất nuôi trồng thủy sản cho hộ gia đình và cá nhân là 20 năm.

Thứ Ba, 10 tháng 1, 2012

Cường hào, ác bá “đỏ”

Blog Cánh Cò

Sau khi ba từ “chỉnh đốn Đảng” nóng lên trên báo lề trái thì vài ngày qua cả nước lại sục sôi lần nữa qua hai vụ có liên quan đến súng ống và chất nổ. Một tại Tiên Lãng, Hải Phòng, một tại trung tâm thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.

Trung Quốc 'phản pháo' chiến lược quân sự mới của Mỹ

Bắc Kinh chính thức lên tiếng về chiến lược quốc phòng mới của Mỹ, kêu gọi Washington ứng xử theo xu thế chung là hòa bình và ổn định, sau khi Mỹ tuyên bố tăng hiện diện quân sự ở châu Á.

AFP đưa tin, các quan chức Trung Quốc đã chính thức bày tỏ quan điểm trước chiến lược quân sự mới của Mỹ mà Tổng thống Obama công bố hồi tuần trước, cho rằng Mỹ nhắm đến sự trỗi dậy của Trung Quốc là không có căn cứ và khẳng định sự trỗi dậy của nước này là "cơ hội chứ không phải mối đe dọa" đối với Washington.
Ông Cảnh Nhạn Sinh, người phát ngôn Bộ quốc phòng Trung Quốc đã phát biểu trên trang web của bộ nói: "Hòa bình và ổn định đang là xu thế chung tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, chúng tôi kêu gọi Mỹ ứng xử theo xu thế chung và có cái nhìn khách quan, công bằng về Trung Quốc cũng như quân đội Trung Quốc và thận trọng trong các hành động để có lợi cho việc phát triển các mối quan hệ".

Trung Quốc, Mỹ tranh nhau làm 'người bảo vệ hòa bình'

Tùng Đinh
 
(VTC News) - Bình luận về chiến lược quốc phòng mới của Mỹ, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc phê phán văn kiện này đã đưa ra những chỉ trích vô căn cứ đối với Bắc Kinh.
Trong văn kiện chiến lược quốc phòng mới nhất đưa ra hôm 5/1, Tổng thống Obama cho rằng sự trỗi dậy của Trung Quốc có thể gây ảnh hưởng đến kinh tế và an ninh của Mỹ, đồng thời nhận định một số nước như Trung Quốc, Iran đang tiếp tục tìm kiếm những biện pháp "không phù hợp" nhằm mục tiêu đạt được cân bằng quân sự với Mỹ; yêu cầu Trung Quốc cần công khai các ý đồ chiến lược, đồng thời nhấn mạnh quân đội Mỹ sẽ tăng cường hướng vào khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
Hôm qua (9/1), trong buổi họp báo thường kì, khi được yêu cầu bình luận về việc vấn đề này, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Vi Dân phản pháo:
"Những lời chỉ trích nhắm vào Trung Quốc trong văn kiện nêu trên thật quá vô căn cứ, không đáng tin cậy."
Trung Quốc, Mỹ tranh nhau làm 'người bảo vệ hòa bình'

Ấn Ðộ trở lại khoan dầu ở biển Ðông

NEW DELHI (NV) - Ấn Ðộ trở lại biển Ðông và tiếp tục khoan tìm dầu với sự đồng ý của Việt Nam, theo ấn bản trên mạng của báo Mint, tờ báo tài chính lớn thứ nhì Ấn Ðộ.

Chúng tôi tiếp tục với kế hoạch khoan dầu,” theo lời một viên chức cao cấp của công ty xăng dầu của chính phủ Ấn Ðộ, Oil and Natural Gas Corp. Ltd., nói với Mint. Việc khai thác dầu tại biển Ðông do ONGC Videsh Ltd (OVL), chi nhánh hải ngoại của ONGC, phụ trách.
Năm ngoái, Ấn Ðộ đang thăm dò dở dang thì phải ngưng vì không neo được dàn khoan. Khi đó, Trung Quốc lên tiếng phản đối, cho rằng nơi Ấn Ðộ đang khoan là vùng biển của Trung Quốc.
Không chỉ phản đối, Trung Quốc còn đe dọa tàu thăm dò của Ấn Ðộ.
“Trung Quốc trước đây đe dọa tàu thăm dò của chúng tôi. Chúng tôi sau đó yêu cầu chính phủ Việt Nam và PetroVietnam làm sáng tỏ và họ quả quyết vùng này là lãnh hải của họ,” viên chức này nói với Mint, nhưng không nêu tên.

Uẩn khúc gì trong vụ nổ súng ở Tiên Lãng?

Trong bối cảnh qui hoạch đất đai ở Việt Nam còn quá nhiều bất cập, khiến người dân trong diện bị trưng thu đất bất hợp lý rất là bất mãn.
Công an, cảnh sát cơ động bao vây nhà của gia đình Ông Đoàn Văn Vươn, ảnh chụp hôm 05-01-2012.
Một vụ cưỡng chế đất ở huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng diễn ra hôm 5/1 vừa qua cho thấy nỗi phẫn uất của người bị thu hồi đất với kết cục có 6 nhân viên thi hành công vụ bị thương. Vì sao người dân kiên quyết không giao đất và “nổi dậy” bằng cách nổ súng? Hòa Ái trình bày cùng quý vị.

Nguồn gốc cụm từ "Lợi ích Cốt lõi" của Trung Quốc

Tú Tùng (Manila)

Trong năm 2010, một số quan chức Mỹ cho biết mặc dù quan chức Trung Quốc đã dán mác "lợi ích cốt lõi" cho Biển Đông, nhưng các nhà lãnh đạo Trung Quốc vẫn không tuyên bố rõ ràng trong các văn kiện chính sách của mình về việc coi Biển Đông là "lợi ích cốt lõi", song họ cũng không phủ nhận điều đó.
LTS: Bài viết dưới đây tập hợp các ý chính của bài viết "Việt Nam và Trung Quốc tại Biển Đông" của Giáo sư Stein Tonnesson, Đại học Uppsala, Thụy Điển, tháng 09/2011, và bài "Trung Quốc Mập mờ về Khái niệm Lợi ích Cốt lõi" của Edward Wong và Li Bibo đăng trên tờ The New York Times ngày 31/03.
Xuất xứ của cụm từ "Lợi ích Cốt lõi":
Cụm từ "Lợi ích Cốt lõi" của Trung Quốc bắt nguồn từ một tuyên bố chung giữa Trung Quốc và Mỹ trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Obama cuối năm 2009. Vào thời điểm đó, Trung Quốc đề xuất mỗi bên nên định nghĩa những lợi ích cốt lõi mà bên kia phải cam kết tôn trọng. Tổng thống Obama đã đồng ý đưa thuật ngữ "lợi ích cốt lõi" vào tuyên bố chung, song thực tế Mỹ không thích định nghĩa bất kỳ một lợi ích cốt lõi nào của Mỹ mà Trung Quốc phải tôn trọng.

Henry ghi bàn: Như là giấc mơ

Nếu ai có thể tưởng tưởng một kịch bản như mơ về ngày trở lại của Titi Henry, người đó hẳn cần có mặt tại Emirates đêm qua để sống trọn giấc mơ của mình. Trong thế giới bóng đá ngự trị bởi đồng tiền và sự thực dụng, những câu chuyện cổ tích vẫn có chỗ đứng…

Khi ông Wenger nghĩ tới cậu học trò Henry như một giải pháp chữa cháy trong vòng gần 2 tháng để giúp đỡ Arsenal, đã có không ít lời ra tiếng vào. Những nghi ngờ đó hoàn toàn thực tế bởi họ không thể hiểu nổi lý do một huyền thoại đúng nghĩa, một kỉ lục gia mới được dựng tượng lại cố đấm ăn xôi vào tuổi xế chiều. Nhưng mối lương duyên sâu đậm giữa Henry và Arsenal (hay Wenger) quá lớn để gạt phăng những lí lẽ thông thương của cuộc sống. Đó là lí lẽ của trái tim!
Henry ghi bàn: Như là giấc mơ, Bóng đá, Henry, Arsenal, Wenger, Emirates. FA Cup, Leeds
Đẳng cấp là mãi mãi