Thứ Sáu, 16 tháng 12, 2011

Việt Nam 2011 - kinh tế khó khăn nhất từ 1991

Nguyễn Hùng

Người từng đứng đầu viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương của Việt Nam nói với BBC rằng kinh tế trong nước chưa bao giờ gặp những khó khăn như trong năm 2011 kể từ hồi năm 1991, năm đồng minh thân cận Liên Xô sụp đổ.
Tiến sỹ Lê Đăng Doanh nói bất chấp một số "điểm son", tăng trưởng kinh tế ở mức dưới 6%, lạm phát hai con số 19%, ít nhất hàng chục ngàn doanh nghiệp phá sản trong khi dự trữ ngoại hối chỉ tăng được nhờ vào lượng kiều hối tới chín tỷ đôla đổ vào Việt Nam.
Mặc dù vậy, ông nói Nghị quyết 11 hồi tháng Hai nhằm thắt chặt tiền tệ và chi tiêu công đã góp phần làm cho lạm phát giảm đi trong những tháng cuối năm.
Ngoài ra cam kết tái cơ cấu kinh tế do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đưa ra hồi tháng Mười cũng được cho là một động thái tích cực.

Chạy đua vũ trang ở Tây Thái Bình Dương

Trật tự quân sự đa cực sẽ bất ổn hơn trật tự đơn cực vì có nhiều điểm tương tác mà ở đó những tính toán sai lầm có thể xảy ra. Tuy nhiên, trừ khi Mỹ có thể duy trì một sự hiện diện hải quân và không quân đủ lớn ở Ấn Độ-Thái Bình Dương, nếu không tương lai của trật tự quyền lực quân sự chắc chắn sẽ mang tính đa phương hơn.
Thế giới tài chính đang bị ám ảnh bởi những biến động thị trường chứng khoán và lãi suất trái phiếu. Nhưng thực tế, các con số người ta quan tâm hơn trong dài hại lại là những thống kê về các tàu chiến của Mỹ. Châu Á ở trung tâm của nền kinh tế thế giới trong mấy thập niên qua vì an ninh ở đây luôn được coi trọng cao, và vì ưu thế vượt trội của hải quân và không quân Mỹ ở tây Thái Bình Dương. Do 90% hàng hóa thương mại trao đổi giữa các châu lục phải vận chuyển bằng đường biển, nên hải quân Mỹ, với hoạt động bảo vệ các tuyến giao thông liên lạc này nhiều hơn bất kỳ đơn vị nào khác, được cho là có vai trò rất lớn trong quá trình toàn cầu hóa đã và đang diễn ra.

Châu Á: Ai sẽ là người dẫn đầu trong thế kỷ 21?

Nếu ai có bất kỳ nghi ngờ nào về việc thế giới đang ở trong một sự thay đổi mạnh mẽ thì các sự kiện trong tháng 11 đã xua tan điều đó. Việc châu Âu kêu gọi Trung Quốc cứu trợ đồng euro và việc Tổng thống Mỹ Barack Obama đến Bali để vận động sự hỗ trợ của châu Á là những bằng chứng cho thấy sự thay đổi. Câu hỏi đặt ra là ai sẽ là người dẫn đầu thế giới trong thế kỷ 21 và sẽ làm như thế nào?
Có rất nhiều ý kiến cho rằng thế kỷ 21 là thế kỷ của châu Á, với các nước đặc trưng như Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ. Những quốc gia này chắc chắn sẽ tìm cách tăng cường vai trò của mình trong các vấn đề thế giới, bao gồm cả việc có thêm thị phần trong các cơ quan quản trị toàn cầu. Tuy nhiên, liệu họ có làm được đủ mọi việc để xứng đáng với điều này? 

Trung Quốc đối mặt với sự giận dữ của các nước láng giềng

Chuyến thăm Nepal và Myanmar bị hủy, Seoul và Tokyo thì cứng rắn
clip_image00115/12 – Trung Quốc đang đối mặt với thái độ ngoại giao ngày càng cứng rắn hơn của các nước láng giềng: 4 nước – Nepal, Myanmar, Hàn Quốc và Nhật Bản – cho phép phản kháng ở nhiều mức độ khác nhau đối với những gì được coi là thái độ gây chiến của Trung Quốc
Một cảnh sát biển Hàn Quốc đã bị đâm chết trên biển sau khi lực lượng cảnh sát biển Hàn Quốc ngăn chặn một tàu đánh cá Trung Quốc ở vùng biển Hàn Quốc trong một vụ việc được truyền thông Hàn Quốc gọi thẳng là “cướp biển Trung Quốc”. Thuyền trưởng tàu Trung Quốc bị buộc tội giết người và 17 ngư dân Trung Quốc bị bắt giữ. Tình hình giữa hai nước càng căng thẳng hơn sau khi cửa sổ Đại sứ quán Hàn Quốc tại Bắc Kinh dường như bị bắn vào chiều thứ Ba.

THÊM MỘT HÀNH ĐỘNG VÔ TRÁCH NHIỆM CỦA MẠNG HOÀN CẦU

Ngày 6-12-2011, mạng Hoàn Cầu đăng mục điều tra ý kiến bạn đọc về các nước láng giềng của Trung Quốc như Việt Nam, Philippines, Hàn Quốc, v.v bằng cách đánh dấu vào các câu hỏi gợi ý cho sẵn. Đối với Việt Nam, mạng này nêu ra nhiều câu như “vong ơn bội nghĩa”, “xâm chiếm Biển Đông”, “nham hiểm”, “hiếu chiến”, “bài Hoa”, “chiến tranh biên giới Việt - Trung”, v.v…
Đó là một hành động mới vô trách nhiệm của báo Hoàn Cầu. Đó là việc làm có chủ ý, hết sức thiếu hữu nghị, cố tình lái và kích động dư luận đối với Việt Nam. Người ta không thể không lo ngại trước việc làm mới này của tờ Hoàn Cầu.
Thời gian qua, chính báo Hoàn Cầu đầu têu trong việc cho lưu hành nhiều bài báo xuyên tạc, bôi nhọ Việt Nam, kích động tâm lý chống Việt Nam trong dư luận. Thậm chí có lúc báo này trích dẫn ý kiến của một viên tướng Tàu là “dạy cho Việt Nam một bài học”. Khoảng 1 tháng trước, báo Hoàn Cầu đe doạ Philippines và Việt Nam “chuẩn bị để nghe tiếng đạn pháo”. Cách đây độ 2 tuần, báo Hoàn Cầu lại có bài bình luận doạ rằng nếu các nước láng giềng không kiềm chế trong vấn đề Biển Đông thì sẽ sớm xảy ra xung đột quân sự. Phóng viên hỏi thì Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói phương tiện truyền thông có quyền bình luận.

Này hỡi ông Trần Bình Minh….

Tôi chỉ gặp  ông đúng một lần, chỉ một lần không hơn, hình như năm 1996 thì phải, khi ông là trưởng ban thời sự VTV1, tôi có chút việc cơ quan đến gặp ông. Tôi nhớ khi tôi xưng danh ông đã nhìn tôi như nhìn một cục cứt, và tất nhiên việc cơ quan giao cho tôi liên hệ với ông cũng bị vứt vào sọt rác.
Tất nhiên tôi không hề giận ông, cả tỉ người coi tôi như cục cứt chứ riêng gì ông đâu( Trí thức là cục cứt mà, hi hi). Vả, với tư  cách con trai ông Trần Lâm, thần tượng của tôi, thì việc ông không biết tôi là ai và khi biết thì coi tôi như cục cứt cũng là chuyện bình thường, nếu giận tôi là thằng ngu xuẩn. Tư bấy đến nay ngồi đâu tôi cũng khen ông, so với Lại văn Sâm- người cùng thời TKX với ông- thì ông hơn hẳn một cái đầu. Thú thực  tôi mừng thầm khi nghe tin ông lên chức tổng giám đốc, hi vọng nhờ thế mà VTV bớt nhà quê đi, chỉ mong bớt nhà quê đi thôi chứ hy vọng khá hơn thì không dám.

Để giữ gìn lương tri Tổ Quốc của Lâm Minh Trang

Lâm Minh Trang - một người bạn blog mình vô cùng quí mến.
Vừa rồi báo Tuổi trẻ tổ chức cuộc thi viết chủ đề "Cảm xúc Trường Sa" và chị Trang có tham gia gửi bài. Trong bài  viết này chị có dành một đoạn nói về cảm xúc khi đọc bài thơ Những huyết cầu tổ quốc của mình trước 1800 học sinh trường chị. Bài viết 1246 từ, khi qua kiểm duyệt của báo, còn lại 473 từ, và bài thơ của mình thì bị cắt.

Xin phép chị Trang nhé, được đăng lại đầy đủ bài viết này! Cảm ơn chị!
Để giữ gìn lương tri Tổ Quốc...
           
Tôi là một thanh niên thành phố, lớn lên kịp khi hòa bình đã đến. Những năm tháng chiến tranh với tôi chỉ là những gì tôi được học, được đọc, được nghe kể lại qua Thầy cô, sách báo, phim ảnh và những người lính trong họ hàng. Chỉ vậy thôi, nhưng tôi biết rõ một điều không hề « sách vở » đó là những năm tháng đó sẽ mãi mãi nằm trong ký ức và ghi nhận của cả dân tộc. Đó là sự ghi nhận về cái giá máu xương của nhân dân đã đổ ra để đổi về nền hòa bình cho dân tộc, đổi về sự thống nhất đất nước, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Sự toàn vẹn này không chỉ ở việc xóa bỏ lằn ranh vĩ tuyến 17 trên đất liền. Sự toàn vẹn lãnh thổ còn ở việc cờ Tổ quốc giương cao trên các cột mốc biên cương. Sự toàn vẹn còn phải tính đến những hòn đảo, quần đảo trên mặt Biển Đông thuộc về bản đồ nước ta đã cả ngàn năm nay. Trong đó, Hoàng Sa- Trường Sa đối với lớp thanh niên chúng tôi chưa bao giờ và sẽ không bao giờ « chỉ là ký ức ».

Tại sao “Bây giờ người ta bài Hoa quá rồi”?

Trung Quốc cắm cột mốc quyền ở bãi đá ngầm thuộc quần đảo Hòang Sa của Việt Nam
Bữa nay, lang thang qua nhà mấy người bạn FB, có ngó thấy 1 ý kiến khiến mình hơi giật mình và nghĩ. Đó là nhận xét: “Bây giờ người ta bài Hoa quá rồi”.
Có lẽ, đỉnh điểm của câu chuyện này, phải kể đến việc xâm phạm trắng trợn lãnh hải Việt Nam, rồi bắn giết ngư dân Việt Nam của Trung Quốc. Tiếp đến, đó là việc xuất hiện những khu phố Tàu ở Ninh Bình, hay chuyện người Trung Quốc đánh người Việt Nam ngay trên… “sân nhà“. Và cả chuyện bộ phim “Lý Công Uẩn – Đường đến kinh thành Thăng Long”  bị sai lệch về mặt lịch sử.
Tất nhiên, còn nhiều chuyện và nguyên nhân khác nữa (như chất lượng hàng hóa thực phẩm Trung Quốc….), nhưng tạm kể ra những vấn đề chính, có thể được xem là tác nhân chính trong thời gian gần đây. Ở đây có hai vấn đề: “Tại sao” và “như thế nào”.