Thứ Bảy, 31 tháng 12, 2011

HAPPY NEW YEAR 2012

CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI AN LÀNH VÀ HẠNH PHÚC!
New Year Well And Happy!
Neuen Jahr Gesund Und Glücklich!
Новый год хорошо и счастливы!
よくとハッピーニューイヤー!
新的一年幸福!
Nouvelle Année Bien Et Heureux!
새해 하고 행복하게!
নতুন বছর ভাল খুশি! 



Gặp cô bạn 9X làm triệu trái tim VN rơi lệ

- Tất cả các phóng viên và những người chứng kiến buổi thi đấu ngày hôm đó ở Palembang, Indonesia đã bật khóc khi chứng kiến sự quả cảm của Nguyễn Thị Phương. Với tất cả, đôi bàn tay cố vươn chạm về đích ấy, tấm HCB ấy của em còn quý hơn vàng.

Tấm HCB cự ly chạy vượt rào 3000m mà Nguyễn Thị Phương giành được ở Đại hội thể thao Đông Nam Á (Sea Games 26) vừa diễn ra ở Indonesia hồi tháng 11 đã khiến cả dân tộc rưng rưng nước mắt.

PHẦN THI ĐẤU ĐẦY NGHỊ LỰC CỦA NGUYỄN THỊ PHƯƠNG TẠI SEA GAMES 26 (Nguồn clip: VTC News)

Vừa qua trong lễ trao giải cho VĐV xuất sắc tại SeaGames, cùng với VĐV vật Lương Thị Quyên (cũng người Thanh Hóa), Phương được trao giải Tinh thần VN. Đó là những ghi nhận của nước nhà trước nghị lực phi thường của em.

Thị trường vàng đang có nhiều nghi vấn

Nhiều công ty mua vào thấp hơn thị trường 1 triệu đồng/lượng tạo nên nghi vấn cho khách hàng. 

Thị trường vàng đang có nhiều nghi vấn
Thị trường vàng đang có nhiều nghi vấn.
Trong phiên giao dịch chiều hôm qua, SJC, SBJ, PNJ mua vào với giá thấp hơn thị trường từ 600.000 tới 1 triệu đồng/lượng và đi ngược chiều tăng mạnh với giá vàng thế giới.
Tới phiên giao dịch sáng hôm nay, PNJ niêm yết tăng 150.000 đồng/lượng và đang thấp hơn thị trường khoảng 650.000 đồng/lượng. Trong khi đó, trên các website của mình, SJC và SBJ vẫn chưa điều chỉnh giá giao dịch.
Vào lúc 4h53 chiều hôm qua, công ty vàng bạc đá quý SJC, vàng được mua vào với giá dưới 41 triệu đồng/lượng. Giá vàng SJC Hà Nội: Mua vào 40,80 triệu đồng/lượng; bán ra 41,82 triệu đồng/lượng. Giá vàng SJC Hồ Chí Minh: Mua vào 40,80 triệu đồng/lượng; bán ra 41,82 triệu đồng/lượng.

Nga bàn giao 4 Su-30MK2 và chuẩn bị mở trung tâm bảo dưỡng máy bay Su ở Việt Nam

VietnamDefence - Nga vừa bàn giao cho Việt Nam thêm 4 tiêm kích đa năng Su-30MK2, Interfax-AVN dẫn một nguồn tin trong ngành công nghiệp quốc phòng Nga cho biết.
Theo nguồn tin này, hôm 30.12, 2 máy bay vận tải hạng nặng An-124  Ruslan của Nga đã chở 4 Su-30MK2 từ thành phố Komsomolsk trên sông Amur sang Việt Nam.
Đây là lô 4 chiếc Su-30MK2 thứ hai được bàn giao theo hợp đồng năm 2010. Trước đó, có tin 4 chiếc Su-30МК2 trong số 12 chiếc đặt mua theo hợp đồng năm 2010 đã được chuyển giao cho Việt Nam mùa hè năm nay. Bốn chiếc Su-30МК2 còn lại Việt Nam sẽ nhận vào năm 2012.

"Người góp chợ" vĩ đại

Nhà văn Đào Hiếu
Viết cho BBCVietnamese.com từ Sài Gòn
Hàng vạn người dân Bình Nhưỡng đứng dưới cái lạnh của trời mưa tuyết tầm tã để than khóc trong lễ tang ông Kim Jong-il.
Sau khi bài “Hội chứng khóc lóc ở Bắc Hàn” của tôi được phổ biến trên trang web BBC, tôi đã nhận được gần 100 comments từ trang blog LỀ TRÁI của tôi và từ Facebook của BBC. Dù được khen hay bị chê, tác giả cũng rất cám ơn sự quan tâm của quý độc giả. 
Trước hết, tôi viết bài “Hội chứng khóc lóc ở Bắc Hàn” là vì lòng yêu mến và thương cảm nhân dân Bắc Triều Tiên, một dân tộc mà tôi luôn muốn được chia sẻ những bất hạnh mà họ đang phải gánh chịu.
Trong bài “Hội Chứng Khóc Lóc ở Bắc Hàn” tôi có viết:

Nhân vật và hành động ấn tượng 2011

Kỳ Duyên

Năm mới 2012 đã cận kề. Những chao đảo của kinh tế- xã hội năm cũ đang dần trở thành quá khứ. Những cái mới, dù rất yếu ớt, và còn lung bung, cũng đã bắt đầu manh nha, nảy nở. Bỗng nhớ tới những câu thơ xa xót của Nguyễn Duy khi ông "Nhìn từ xa...Tổ quốc": Có thể ta không tin ai đó/ Có thể không ai tin ta nữa/ Dù có sao vẫn tin ở con người.

Nhân vật ấn tượng: Hiện tượng Đinh La Thăng
Năm 2011, có một quan chức trong dàn Chính phủ mới, bỗng nổi lên với những phát ngôn và hành động đều khá quyết liệt, khiến báo chí, các trang mạng xã hội tốn không biết bao nhiêu giấy mực. Đến mức người ta khái quát nên thành hiện tượng.
Có cả lời khen và tiếng chê. Có cả thiện chí và ác ý. Có cả sự ủng hộ lẫn diễu cợt. Mặc. Ông vẫn sống và làm việc theo những gì ông cho là phải làm.

Đại gia bỏ 4.000 USD mua trinh thiếu nữ

Bị bắt quả tang khi đang "mây mưa" với khách trong nhà nghỉ ở phường Thanh Nhàn (Hà Nội), một thiếu nữ 18 tuổi khai nhận mới "hành nghề" có 2 tháng nay sau khi bán "cái ngàn vàng" cho một đại gia lấy 4.000 USD.
Đại gia bỏ 4.000 USD mua trinh thiếu nữ
Nguyễn Hồng Vân (bên phải) và 1 gái mại dâm bị bắt

Cháy xe lòi mặt kẹ

Nhạc sĩ Tuấn Khanh *

Hàng loạt các vụ cháy xe cá nhân từ miền Bắc trãi dài tới miền Nam  đang là đề tài của những câu chuyện tai nạn bí ẩn ở Việt Nam.
Tin về các vụ cháy, có thể thấy là được báo chí mô tả và gần như van nài, kêu gào các cơ quan có trách nhiệm vào cuộc. Cái chết của một thai phụ và trẻ em, cùng vô số thiệt hại của cải, từ các công dân Việt Nam dường như cuối cùng đã được “vào cuộc”, bởi một vài đáp trả của  cơ quan điều tra, các nhà sản xuất xe, cung cấp nhiên liệu.
Nhợt nhạt, dè chừng và cuối cùng là đầy màu sắc buông chối trách nhiệm, đó là những gì mà người ta có thể cảm nhận được từ các bản tin, phỏng vấn… phản hồi. Chuyện lẽ ra chỉ là cuộc điều tra đơn giản, mạnh mẽ để có được một kết luận hoàn hảo, nay lại tiếp tục gieo thêm nhiều nghi vấn trong dân chúng.

Biển Đông: Gió đang đổi chiều

Trần Kinh Nghị

"Phép thử" dùng sức mạnh đã thất bại?
Tục ngữ nói nhiều về gió, như “gió chiều nào suôi chiều đó”, “gieo gió gặt bão”, “gió đông thổi bạt gió tây”, “đòn gió”, v.v… Có thể nói chuyến thăm Việt Nam và Thái Lan của Phó Chủ tịch nước TQ Tập Cận Bình mới đây cũng là một loại gió, và có lẽ cơn gió này nhằm ngăn chặn một cơn bão ngược chiều đang tích tụ từ chân trời, đó là sự trở lại của Mỹ tại khu vực châu Á –TBD mà trọng tâm là vành đai chạy từ Nhật Bản, Hàn Quốc xuống khối SEATO (cũ) liên kết với khối ANZUS ở phía Nam và Ấn Độ ở phía Tây.

Vinalines Queen đắm, một người sống sót

Tàu chở hàng Vinalines Queen đã bị chìm ở ngoài khơi gần Philippines, và giới chức lo ngại 22 trong số 23 thủy thủ trên tàu đã thiệt mạng.
Con tàu biến mất vào ngày Giáng Sinh sau khi đi qua đảo Luzon.
Tàu vận tải Vinalines Queen
Vẫn đang tìm kiếm con tàu và các thuyền viên của Vinalines Queen
Người sống sót duy nhất, anh Đậu Ngọc Hùng, nói với báo Dân Trí rằng tàu đang chạy thì bị nghiêng về phía bên trái rồi chìm luôn.

Bellamy tỏa sáng, Liverpool thắng ngược Newcastle

Cú đúp của tiền đạo người xứ Wales góp phần quan trọng giúp Liverpool giành chiến thắng 3-1 ở trận đấu sớm vòng 19 giải Ngoại hạng Anh tối thứ sáu. 

Sau hai trận hòa liên tiếp, trong đó có trận gặp đội bét bảng Blackburn ngay trên sân nhà hồi đầu tuần, Liverpool tưởng như lại phải hứng chịu thêm nỗi buồn khi để Newcastle vượt lên dẫn trước. Hậu vệ Daniel Agger đã đốt lưới nhà trong một tình huống bất khả kháng.
Tuy nhiên, Craig Bellamy - tiền đạo được đưa trở lại Liverpool hồi mùa hè - đã nhanh chóng lấy lại thế quân bình cho đội chủ nhà ngay trong hiệp một. Sau giờ nghỉ, tên của anh lại tiếp tục xuất hiện trên bảng tỷ số sau một tình huống đá phạt trực tiếp.
Pha làm bàn chốt lại chiến thắng của Liverpool được ghi do công Steven Gerrard - khoảng 20 phút sau khi được tăng cường vào sân lúc tỷ số đang cân bằng.
Bellamy - người hùng của Liverpool tối qua.
Bellamy - người hùng của Liverpool tối qua.

Thứ Sáu, 30 tháng 12, 2011

Răn đe và tranh hùng. Vũ hội chết chóc có tên Bal-E

VietnamDefence - Phóng đi 32 tên lửa trong vòng 96 giây, hệ thống tên lửa bờ biển Bal (Bal-E) là thiên hạ vô địch thủ ở tầm bắn 7-120 km.
Các hệ thống tên lửa đất-đối-hạm hiện đại có uy lực lớn và tầm bắn xa, không chỉ đóng vai trò ngày càng quan trọng trong bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia, mà còn là công cụ răn đe chiến lược, thậm chí tranh hùng, tranh bá trên biển.

Bộ ba khủng khiếp

Thời chiến tranh lạnh, học thuyết quân sự Liên Xô rất chú trọng nghiên cứu chế tạo các tên lửa chống hạm nói chung và tên lửa đất-đối-hạm (hệ thống tên lửa bờ biển) nói riêng để đối phó với ưu thế hải quân của Mỹ và phương Tây. Đặc biệt, Các hệ thống tên lửa bờ biển Liên Xô sử dụng cả các tên lửa chống hạm chiến thuật và tên lửa chiến dịch-chiến thuật có tầm bắn trên 200 km. Và cũng từ đó, Liên Xô/Nga luôn là nước tiên phong và dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực tên lửa bờ biển.

Siêu âm song sát Bastion - BrahMos

VietnamDefence - Bastion-P là một trong những hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển cơ động hiện đại nhất trên thế giới hiện nay. Đến nay, chỉ có Hải quân Nga và Việt Nam sở hữu hệ thống tên lửa khủng khiếp này.

Pháo đài thép

K300P Bastion-P (NATO gọi là SSC-5) là một trong các hệ thống tên lửa đất-đối-hạm thế hệ mới của Nga, dùng để tiêu diệt tàu mặt nước các loại trong đội hình các binh đoàn đổ bộ, các cụm tàu vận tải, các cụm tàu mặt nước và tàu sân bay xung kích, cũng như các tàu đơn lẻ và các mục tiêu mặt đất có tương phản radar trong điều kiện có đối kháng hỏa lực và vô tuyến điện tử mạnh. Hệ thống có tầm bắn đến 300 km và có thể bảo vệ một khu vực bờ biển dài 600 km.
 Pháo đài thép Bastion-P bảo vệ bờ biển Việt Nam (armstrade.org)

Quan hệ Việt - Trung 2011 qua góc nhìn ông Vũ Khoan

Huỳnh Phan

Có người không hiểu cho cái đó (giữ cầu đối thoại), có người trái tim nóng nhưng đầu không lạnh, thậm chí một số ít người lợi dụng để kích động, vì những tính toán riêng..., còn công tác tuyên truyền lại không kịp thời. Nên nhìn sự việc một cách thấu đáo, toàn diện chứ cứ trách cứ nhau. Điều đó chỉ có lợi cho những người muốn "tọa sơn quan hổ đấu", đứng xem chúng ta tranh luận, oán trách nhau. - nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan
LTS: Nhân kết thúc một năm với những sự kiện đối ngoại đáng chú ý, mục Gặp gỡ & Đối thoại tuần này xin được giới thiệu cuộc trao đổi của phóng viên Tuần Việt Nam với Cựu Phó Thủ tướng Vũ Khoan xung quanh Năm Đối ngoại 2011.
Ông Vũ Khoan là nhà ngoại giao hiếm hoi tham gia quá trình bình thường hoá và phát triển quan hệ của Việt Nam với cả Trung Quốc, Mỹ và ASEAN - ba nội dung chính của cuộc trao đổi này.
Quan trọng hơn, ông là một trong số không nhiều những vị lãnh đạo đã nghỉ hưu mà vẫn dõi theo những tiến triển của thời cuộc, và đưa ra cho những người kế nhiệm, nhất là trong lĩnh vực đối ngoại, những gợi mở quan trọng cho công tác hoạch định chính sách. Hay như nhận xét của một quan chức ngoại giao đã tham dự Hội nghị Ngoại giao vừa rồi tại Hà Nội, ông là một "forward thinker".

Thứ Năm, 29 tháng 12, 2011

Sự thật đằng sau tang lễ Kim Jong-il

Biên tập viên thời sự quốc tế của BBC ở Seoul John Simpson phân tích những ‘thủ thuật’ của chính quyền Bắc Hàn trong tang lễ Kim Jong-il và trong việc cai trị đất nước. BBC Việt ngữ trân trọng giới thiệu bài viết này.
Việc chuyển giao quyền lực từ một nhà độc tài cũ sang một nhà độc tài mới có thể là khoảng thời gian hết sức căng thẳng, nhất là khi nhà lãnh đạo mới dưới 30 tuổi và không có bất cứ kinh nghiệm chính trị cũng như điều hành gì.
Do đó Bắc Triều Tiên cần phải làm điều gì đó để trấn an người dân.
Màn diễu binh được đạo diễn công phu và hoành tráng trong tang lễ Kim Jong-il và những hình ảnh đám đông thảm thiết khi linh cữu Kim Jong-il di chuyển qua trung tâm Bình Nhưỡng đều có mục đích là đoàn kết đất nước trong nỗi đau buồn và giúp sự chuyển giao quyền lực được chắc chắn hơn.

TỪ ĐẾ QUỐC TẦN HÁN ĐẾN ĐẾ QUỐC ĐẠI HÁN

Luật Sư Nguyễn Hữu Thống

Ngày nay, cùng với người Việt  trong và ngoài nước, chúng ta thách thức Bắc Kinh công khai đưa vụ tranh chấp chủ quyền các hải đảo và hải phận tại Biển Đông Hải, Biển Nam Hoa hay Biển Đông Nam Á  ra  trước các cơ quan tài phán, trọng tài hay tham vấn theo thủ tục quốc tế.

Tân chính sách của Bộ trưởng Huệ

Mạnh Quân
Đã gần 4 tháng từ khi ngành tài chính có bộ trưởng mới-Bộ trưởng Vương Đình Huệ. Một số chính sách tài chính mới thực sự bắt đầu rõ xu hướng.

Sau một tháng tiếp nhận chức vụ Bộ trưởng Tài chính, Bộ trưởng Vương Đình Huệ đã bước đầu tạo nên dấu ấn với tuyên bố "truy tới cùng chuyện lỗ-lãi xăng dầu" hay "Bộ trưởng Tài chính không chấp nhận bất cứ một chi phí hay một khoản lỗ nào do doanh nghiệp gây ra mà đổ cho nhà nước và người dân gánh chịu". Vào thời điểm đó, nhiều người bày tỏ sự ủng hộ, thậm chí gọi ông là bộ trưởng "vì dân", là "quan thơm"...song cũng không ít người nghi ngờ về khả năng hiện thực hóa các chính sách, quan điểm ấy. Bởi người ta có thể cho rằng, ông đưa ra những phát ngôn ấy trong một bối cảnh không bình thường: một cuộc hội thảo về giá xăng dầu với những ý kiến phê phán quyết liệt, thậm chí đến mức "thô lỗ" chính sách xăng dầu, cụ thể là quyết định giảm giá xăng, dầu trước đó của Bộ Tài chính  từ phía đại diện lãnh đạo Bộ Công thương. Thì những phát ngôn ấy, có thể là do bột phát mà có chứ không hoàn toàn theo nghĩa là "vì 80 triệu người dân", như Bộ trưởng Huệ có tự nhận.

MỘT CÂU CHUYỆN MỚI BIẾT VỀ ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP

Phương Hà

 
Câu chuyện này do nhà văn Đào Văn Tiến tác giả của tập  “Những câu chuyện ở rừng Lào” kể lại
Trong  cuộc kháng chiến chống Mỹ quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc diễn ra khá tốt đẹp. Trung Quốc chi viện hộ trợ cho Việt Nam khá nhiều về tinh thần và vật chất bằng nhiều hình thức phong phú như cho học sinh Việt Nam sang học tập ở Quế lâm Trung Quốc, hoặc tiếp nhận thương bệnh binh, cán bộ Việt Nam sang Trung Quốc điều trị bồi dưỡng sức khỏe để tiếp tục trở lại chiến đấu.
 

Thierry Henry có thể góp mặt trong trận gặp Man Utd

Doãn Mạnh

Cuối cùng, đội chủ sân Emirates cũng quyết định đề nghị Henry trở lại thi đấu theo dạng cho mượn có thời hạn hai tháng. Nếu mọi việc thuận lợi, chân sút người Pháp có thể khoác áo Arsenal trong nhiều trận cầu đinh sắp tới.

Henry (trái) bắt tay Alex Song và Van Persie trước trận đấu với Wolves vừa qua.
Henry (trái) bắt tay Alex Song và Van Persie trước trận đấu với Wolves vừa qua.

Người Việt không bị Hán hóa

Ngô Nhân Dụng
 
Cả tuần nay người Việt trong và ngoài nước kháo nhau về chuyện 5 sao với 6 sao. Ông Mao Trạch Đông đặt ra cờ 5 sao có ý nói Đảng Cộng sản của ông ta (sao lớn) lãnh đạo bốn giai cấp xã hội (4 sao con). Có người lại nói 5 ngôi sao đó tượng trưng 5 chủng tộc: Hán (sao lớn), và Mãn, Mông, Hồi, Tạng (4 sắc dân nhỏ). Giải thích như thế để suy ra là khi cho trẻ con Việt Nam cầm cờ 6 sao đi đón ông Tập Cận Bình, ông Nguyễn Phú Trọng muốn nói Trung Quốc có 6 chủng tộc; ngôi sao thứ sáu mới thêm vào là giống dân Việt! Ví thử lúc ông Bush hay ông Obama sang Việt Nam mà thấy các học sinh cầm lá cờ Mỹ vẽ 51 ngôi sao thì chắc người mình cũng tha hồ suy diễn đùa cợt như vậy! (Cờ nước Mỹ có 50 ngôi sao, cho 50 tiểu bang).

Chỉnh đốn Đảng hay là sụp đổ

Như lệ thường, mỗi cuộc họp của Ban Chấp hành Trung ương Đảng được chú ý nhất vẫn là phát biểu của Tổng Bí Thư về những vấn đề có liên quan đến Đảng cầm quyền.
AFP
Lễ khai mạc Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam XI tại Hà Nội vào ngày 12 tháng 1 năm 2011

Học viện Khổng Tử ở Việt Nam: những gì cần cân nhắc?

Nhân chuyến công du vừa qua, Phó chủ tịch nước Trung Quốc, ông Tập Cận Bình, nhắc Việt Nam mau chóng thành lập “Học viện Khổng Tử” để tăng cường hợp tác trên lĩnh vực văn hóa, giáo dục. Việc này sẽ đem lại những gì cho Việt Nam?
Wikimedia Commons
Ảnh minh hoạ Khổng Phu Tử trong cuốn Thần thoại và Truyền thuyết Trung Hoa, 1922, của E.T.C. Werner

Biển Đông:Gió đang đổi chiều

Trần Kinh Nghị
"Phép thử" dùng sức mạnh đã thất bại?Tục ngữ nói nhiều về gió, như “gió chiều nào suôi chiều đó”, “gieo gió gặt bão”, “gió đông thổi bạt gió tây”, “đòn gió”, v.v… Có thể nói chuyến thăm Việt Nam và Thái Lan của Phó Chủ tịch nước TQ Tập Cận Bình mới đây cũng là một loại gió, và có lẽ cơn gió này nhằm ngăn chặn một cơn bảo ngược chiều đang tích tụ từ chân trời, đó là sự trở lại của Mỹ tại khu vực châu Á –TBD mà trọng tâm là vành đai chạy từ Nhật Bản, Hàn Quốc xuống khối SEATO (cũ) liên kết với khối ANZUS ở phía Nam và Ấn Độ ở phía Tây.
Thông điệp của chuyến đi là khá rõ ràng: Với tư cách phó Chủ tịch nước, chuyến thăm lần này của ông Tập tuy không ồn ào, nhưng có một ý nghĩa quan trọng đặc biệt. Đây là chuyến vi hành mở đầu của người sẽ cầm lái con thuyền Trung Quốc ít nhất trong một thập kỷ tới. Bắc Kinh chọn cơ hội này để phát đi tín hiệu về sự thay đổi chính sách đối với khu vực Châu Á-TBD, đặc biệt đối với Biển Đông, nơi mà biện pháp dùng “phép thử” bằng sức mạnh đã thất bại buộc họ phải điều chỉnh theo hướng ôn hòa hơn.

ẤN ĐỘ CẦN KHẲNG ĐỊNH MÌNH TRƯỚC MỘT TRUNG QUỐC KIÊU NGẠO

Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ tư, ngày 28/12/2011
TTXVN (Niu Đê li 25/12)

Tờ báo “The Pioneer ” của Ấn Độ, số ra gần đây, có đăng bài bình luận của nhà phân tích chính trị hàng đầu nước này, ông G Parthasarathy, cho rằng Ấn Độ không phải là một nước lệ thuộc, sẽ không chịu khuất phục và Làm theo mệnh lệnh của một nước Trung Quốc “hiếu chiến”. Trung Quốc phải nhận thức được điều này và chấp nhận sự thật đó.
Theo ông G Parthasarathy, năm 2012, một thế hệ mới của Trung Quốc, do Phó Chủ tịch nước Tập Cận Bình đứng đầu, được biết đến như là “phe thái tử”, sẽ lên lãnh đạo Trung Quốc. Họ sẽ kế thừa một nước Trung Quốc đã làm thế giới kinh ngạc với sự đột phá trong cải cách nền kinh tế. Tuy nhiên, thế hệ lãnh đạo mới cũng sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức nhằm “dung hòa” sự tương phản giữa một bên là nên kinh tế mở và bên kia là chế độ một đảng cai trị trong một hệ thống chính trị chứa đựng nhiều bất ôn.

Biển Đông năm 2011 nổi bật với động thái kiên quyết hơn của Mỹ, Ấn và ASEAN

Trọng Nghĩa

2011 có thể được xem là một năm rất quan trọng đối với Biển Đông, với việc yêu sách chủ quyền quá đáng mà Trung Quốc muốn áp đặt đều ít nhiều bị khu vực bác bỏ. Trong lúc Mỹ cụ thể hóa quyết định dấn thân tích cực trở lại vùng Châu Á, các nước như Ấn Độ, Nhật Bản, Úc đều công khai lên tiếng bảo vệ quyền tự do hàng hải.

Trả lời phỏng vấn của RFI, trong số các sự kiện đáng chú ý nhất, giáo sư chính trị học Nguyễn Mạnh Hùng, thuộc trường Đại học George Mason (Virginia-Hoa Kỳ) đặc biệt chú ý đên các động thái mới của Hoa Kỳ, Ấn Độ, ASEAN trong hồ sơ Biển Đông.
Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng : Tôi thấy có 3 sự kiện nổi bật : (1) Mỹ tuyên bố trở lại Á Châu, với những động thái rõ rệt cho thấy họ càng ngày càng tích cực. (2) Ấn Độ tỏ ra dấn thân tích cực hơn ở vùng này. (3) Các quốc gia ASEAN, trong đó có Việt Nam, tương đối có thái độ cương quyết hơn trước sự lấn sân của Trung Quốc.

Thứ Ba, 27 tháng 12, 2011

F-35 sẽ làm Thái Bình Dương nổi sóng

VietnamDefence - F-35 sẽ tạo ra một “cuộc cách mạng” trong gia tăng sức mạnh chiến đấu của Mỹ và đồng minh ở Thái Bình Dương.
Chuyên gia quân sự Robbin Laird cho rằng, quyết định của Nhật Bản mua sắm các tiêm kích F-35 sẽ tạo ra một cuộc cách mạng trong chiến thuật tác chiến ở Thái Bình Dương.
… F-35 Joint Strike Fighter sẽ là hòn đá tảng trong hệ thống quốc phòng Nhật. Người Nhật cũng khá hiểu công nghệ hiện đại. Và với tư cách một trong những cường quốc hàng đầu thế giới trong lĩnh vực công nghệ, Nhật không phải vô ích khi chọn máy bay này.
F-35 là máy bay đầu tiên trong lịch sử hàng không thế giới được trang bị hệ thống sensor cho phép nó có khả năng phát hiện mục tiêu ở cách xa 800 dặm ở mọi góc độ (360 độ). Máy bay này không chỉ là phương tiện mang vũ khí, mà là một hệ thống chiến đấu tích hợp, phối hợp hoạt động với các sensor bố trí trên mặt đất, trên biển, trên không và trên vũ trụ, có khả năng điều khiển hoạt động của các máy bay không người lái. Phần mềm của máy bay cho phép nhanh chóng chuyển từ thực hiện nhiệm vụ này sang nhiệm vụ khác. Điều đó nâng cao đáng kể khả năng sống còn của máy bay.

Thứ Hai, 26 tháng 12, 2011

Chiến thắng Rạch Gầm-Xoài Mút, năm 1785

VietnamDefence - “Người Xiêm từ sau cuộc bại trận năm Giáp Thìn, miệng tuy nói khoác mà lòng thì sợ Tây Sơn như cọp” (Sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục, sách đã dẫn, t. II, tr.65).

CHƯƠNG V: CHIẾN THẮNG RẠCH GẦM - XOÀI MÚT*
NGÀY 19 THÁNG 1 NĂM 1785
Nơi đâu ta đã đem quân đến là quân thù đều bị đánh cho thất bại và tan tác.
Nơi đâu ta đã mở rộng chiến tranh là quân Xiêm và quân Thanh tàn bạo đều phải quy hàng.
(Quang Trung - Hịch gửi quan lại, quân dân hai phủ Quảng Ngãi, Quy Nhơn)

Trận Rạch Gầm- Xoài Mút (1785) ở Mỹ Tho, Quang Trung phá tan 5 vạn quân Xiêm

Thứ Bảy, 24 tháng 12, 2011

Bác bỏ mấy nhận xét sai lầm về Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Trần Trọng Trung
Ngày 14 tháng 7 năm 2010 đài BBC (Anh) đã truyền đi và mới đây, ngày 26 tháng 8 năm 2011 phát lại bài của giáo sư sử học Phạm Cao Dương – California, Hoa Kỳ – nhan đề Một vài câu hỏi về tướng Giáp[1]. Gọi là “câu hỏi”, nhưng thực ra nhiều điều đã được GS khẳng định. Tuy nhiên, sự khẳng định đó hoặc dựa trên suy luận và định kiến với cái gọi là “chính quyền cộng sản” nói chung, với cá nhân Võ Nguyên Giáp nói riêng, hoặc dựa vào tài liệu của những người đối lập với chính quyền cách mạng hồi đó (như Jean Sainteny, Nguyễn Xuân Chữ, Nguyễn Tường Bách…), cho nên rất nhiều trường hợp GS đã tỏ ra thiếu hẳn tính khách quan khi đánh giá một sự kiện hay một nhân vật lịch sử.

Thứ Sáu, 23 tháng 12, 2011

CÁI CHẾT CỦA KIM CHÍNH NHẬT VÀ NỖI LO HÃO HUYỀN CỦA MỘT VÀI VỊ NGUYÊN THỦ

NGUYỄN TRẦN SÂM

Đối với những người dân thường chúng ta, tổng thống hay chủ tịch một nước là nhân vật ở trên nấc thang cao vòi vọi. Họ nghĩ gì và làm gì trên đó, ở dưới này khó mà biết được.
Vậy mà vẫn có những khi họ làm những điều mà người thực sự thông minh không làm. Bằng chứng rõ nhất về việc họ có thể làm sai là việc đối thủ của họ phê phán họ. Nếu họ đúng, thì đối thủ, một kẻ ngang cơ với họ, phải sai. Vậy thì họ cũng có thể sai.
Lần này, nhân cái chết của “lãnh tụ vĩ đại” họ Kim ở Bắc Hàn, nguyên thủ của một vài quốc gia tư bản phát triển đã tỏ ra lo ngại về việc “tình hình trên bán đảo Triều Tiên và trong vùng có thể bất ổn”. Nam Hàn và Nhật Bản lập tức đã phải đặt quân đội trong tình trạng báo động “ở mức cao nhất”. Còn tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama thì cho thấy ông đang “theo dõi sát tình hình Bắc Triều Tiên” và thường xuyên điện đàm với những người đồng cấp Nam Hàn và Nhật Bản.

Ác thú Kandahar sa lưới bởi công nghệ Belarus?

VietnamDefence - Máy bay do thám siêu mật RQ-170 Sentinel bị Iran tóm được có thể là nhờ sự giúp sức của các phương tiện tác chiến điện tử của Belraus, “Tin tức Belarus” (BN) đưa ra giả thiết.
Trước đó, báo chí phương Tây đưa tin, chính hệ thống trinh sát kỹ thuật vô tuyến điện 1L222 Avtobaza mà Nga mới cung cấp cho Iran đã lập công buộc chiếc RQ-170 Sentinel “phải hạ cánh” gần như nguyên vẹn.
Trong khi đó, các chuyên gia khẳng định, bản thân hệ thống 1L222 không thể dùng để cưỡng bức hạ cánh chiếc UAV Mỹ vì nó dùng để trinh sát thụ động các radar xung trên máy bay như radar nhìn bên, radar điều khiển vũ khí không đối đất, radar bảo đảm bay thấp, và truyền thông tin về tọa độ góc (phương vị, góc tà); loại radar (radar nhìn bên, radar điều khiển vũ khí không đối đất, radar bảo đảm bay thấp); số hiệu dải tần công tác.

Việt Nam được gì từ chuyến thăm của ông Tập Cận Bình?

Thanh Quang
Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đến Việt Nam, mở đầu chuyến viếng thăm chính thức 3 ngày bắt đầu từ thứ Ba 20 tháng 12 này.
AFP
Phó chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

VFF giữ Tổng thư ký, sa thải HLV Goetz

Cuộc họp bất thường chiều 22/12 của ban chấp hành VFF đã bác bỏ đơn xin từ chức của Tổng thư ký Trần Quốc Tuấn. Ban chấp hành cũng biểu quyết sa thải HLV Falko Goetz và cho rằng ông là người phải chịu trách nhiệm về thất bại của U23 Việt Nam tại SEA Games 26.

Ông Trần Quốc Tuấn nộp đơn xin từ chức nhưng VFF không chấp nhận.

Thứ Năm, 22 tháng 12, 2011

Hoa Kỳ tiết lộ vụ Hoàng Sa

Lữ Giang
 
“...Hoa Kỳ từ chối tiếp tế xăng cho các phi công VNCH để tác chiến ở Hoàng Sa và nói rất rõ lý do tại sao Hoa Kỳ không thể làm như vậy. Ðiều này chứng tỏ Hoa Kỳ không còn muốn dính líu gì đến miền Nam Việt Nam nữa...”
Chính phủ Hoa Kỳ đã cho tiết lộ hai tài liệu mật liên quan đến quan điểm của Hoa Kỳ về Hoàng Sa và Trường Sa, đó là biên bản hai cuộc họp về vấn đề Ðông Dương ngày 25/1/1974 và ngày 31/1/1974 do ngoại trưởng Henry Kissinger chủ trì.
Trước khi trình bày về tài liệu này, để độc giả có thể nắm được vấn đề một cách dễ dàng, chúng tôi xin nói qua về tương quan lực lượng giữa Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) và quân đội Trung Quốc khi biến cố Hoàng Sa xảy ra và lý do tại sao Hoa Kỳ từ chối không yểm trợ cho Hải Quân và Không Quân VNCH chống lại Trung Quốc.

Tương quan lực lượng

Tính đến năm 1975 Hải Quân VNCH có quân số lên tới 39.000 người, gồm 1611 tàu thuyền đủ loại, được phân thành 5 vùng Duyên Hải, hai vùng Sông Ngòi và một hạm đội Tuần Duyên với 83 chiến hạm đủ loại. Những chiến hạm có thể chiến đấu trên biển gồm các loại sau đây: 2 khu trục hạm, 7 tuần dương hạm, 8 hộ tống hạm, 9 tàu đổ bộ và 4 tàu trợ chiến. Với lực lượng như thế, Quân Lực VNCH không thể huy động để chống lại được quân Trung Quốc trên biển hay sao?

Đứng thẳng ở Hoàng Sa

Nguyễn Quang Vinh

  Ngư dân Mai Phụng Lưu
Ngư dân Mai Phụng Lưu
Không hiểu sao, mình không thích các bạn mình gọi anh Mai Phụng Lưu là “sói biển” dù mình biết, các bạn í gọi thế là để thể hiện lòng kính trọng và khâm phục.
Nhưng mình chỉ muốn gọi anh ấy bằng chính tên của anh ấy: ngư dân Mai Phụng Lưu – người đàn ông quả cảm, hiền hậu, đã cùng các con bám ngư trường ở nơi đảo xa, nơi Hoàng Sa, hòn đảo của mình, vùng biển của ông bà mình – như anh nói.

BẢO ĐẢM êm ả!

Hà Văn Thịnh

Hoàn cầu Thời báo, một trong những cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc, nói rằng “Trung Quốc phải bảo đảm sự quá độ êm ả” (RFI, 20.12.2011) đối với việc chuyển giao quyền lực ở Bắc Triều Tiên sau cái chết của Kim Jong Il!
 

Suy nghĩ về Sức Mạnh Mềm của Việt Nam trước nạn Xâm Lăng của Trung Quốc

Ghi chú của Đoàn Thanh Liêm
 

Từ xa xưa, cha ông chúng ta vẫn thường hay nhắc nhủ : “ Mạnh thì dùng Sức – Yếu thì dùng Chước “ , “ Lấy Nhu để thắng Cương “. Ngày nay, trước hiểm họa xâm lăng của Trung quốc là một kẻ chuyên ỷ thế “mạnh để hiếp yếu” - với cái mộng bành trướng bá quyền xưa nay của dòng giống Đại Hán – người Việt chúng ta trong thế kỷ XXI này cần phải biết khôn ngoan tận dụng khai thác cái tài nguyên sở trường của mình – đó là Sức Mạnh Mềm của Lòng Yêu Nước, của Ý chí Quật cường, của Tinh thần Năng động Sáng tạo, của Chính nghĩa Dân tộc của mình – để mà đối phó với mối đe dọa cực kỳ hiểm nguy này.
Về đại cương, với cái tư thế là quần chúng nhân dân - mà không cần phải trông mong chờ đợi gì nơi chính quyền cộng sản là thứ chính quyền mà đa số người dân Việt nam không còn có thể tin cậy được nữa – chúng ta vẫn có thể phát động  được một lọat các lọai công việc đại khái như sau đây:

Thứ Ba, 20 tháng 12, 2011

KHI ĐẠI HÁN ĐỎ PHÁ NÁT THƯỢNG DU VN! MỸ - ASEAN: TỪ 1954 ĐẾN ĐIỂM NÓNG 2011

Hà Nhân Văn

Sau hậu trường, tình hình Hoa Kỳ và Trung Cộng càng ngày càng căng thẳng. Bắc Kinh qua Nhân Dân nhật báo, The Global Times China Daily đồng loạt nặng lời công kích Mỹ, tố cáo rằng các chính khách Mỹ dùng TQ làm đề tài tranh cử tổng thống năm 2012. Báo chí Bắc Kinh, websites, internet tiếp tục thóa mạ VN và Phi Luật Tân, hăm dọa sẽ dạy cho bài học để vảnh tai nghe tiếng đại bác!

BẮC KINH VÀ QUÂN PHIỆT

Như một chủ ý để làm yên lòng phe hiếu chiến và Đại Hán bành trướng, CT Hồ Cẩm Đào triệu tập hội nghị quân ủy toàn đảng tại Bắc Kinh ngày 7-12 vừa qua, như quí độc giả đã nghe đài và báo. Ông Đào như một chỉ thị của Tổng tư lệnh tối cao, gằn giọng nói: tiếp tục khuếch trương phát triển hải quân hải dương và sẵn sàng chuẩn bị chiến đấu để bảo vệ an ninh quốc gia và hòa bình thế giới (!).

Những “đứa con” lăng loàn

Hà Sĩ Phu

Bài “Mối quan hệ giữa Nhân quyền và sự ổn định chính trị” của tác giả Hạ Đình Nguyên đã gợi ra một vấn đề có tính hệ thống, vẫn tồn tại bấy lâu nay trong xã hội ta.
Tác giả nêu hai khẩu hiệu nhân ngày Quốc tế Nhân quyền được treo ở đường phố Sài Gòn: “Nhân quyền phải đảm bảo ổn định chính trị và trật tự xã hội” và “Nhân quyền là giá trị chung của các dân tộc”.
Sau những phân tích chặt chẽ và sáng tỏ, tác giả kết luận: Nói như câu khẩu hiệu số 1 là “nói ngược”, đáng lý phải hô: “Ổn định chính trị phải đảm bảo (thực thi) Nhân Quyền”! mới đúng. Bởi vì, vẫn lời tác giả,“Không thể thay đổi Nhân Quyền để ổn định Chính trị, mà thay đổi Chính trị để phù hợp Nhân Quyền”, bởi vì “Nhân quyền là giá trị CHUNG của các dân tộc”, như câu thứ hai đã nêu” (Hạ Đình Nguyên). Chính khẩu hiệu thứ hai như một chân lý chung đã vạch rõ cái sai lầm của khẩu hiệu thứ nhất (như một “chân lý” riêng ở Việt Nam).
Tôi thích cái ý này của tác giả Hạ Đình Nguyên: TRIẾT LÝ tự dưng cũng phải xuống đường (như một sự biểu tình) để phản biện lại cái VÔ LÝ đang sờ sờ ngự trên đường… phố! Triết học ở đây là phạm trù quan hệ giữa cái CHUNG và cái RIÊNG, giữa cái đơn lẻ đặc thù và cái phổ biến.

Nuôi chồn để bán... càphê thượng hạng

SGTT.VN - Lâu nay, việc nông dân nuôi nhím, rắn, kỳ đà... để làm giàu là chuyện thường, nhưng nuôi chồn thì rất ít thấy, nhất là với ý muốn nuôi chồn để... bán càphê thượng hạng. Vậy mà ở xã Hành Thiện, huyện Nghĩa Hành (Quảng Ngãi), anh nông dân 37 tuổi – Hồ Duy Trung ở thôn Phú Lâm Tây đang nuôi giấc mơ ấy với đàn chồn hơn trăm con.

 Nuôi được chồn ngoài ý muốn!
Bước qua cổng nhà anh Trung, mọi người có thể ngửi thấy mùi... chồn. Chuồng nuôi chồn được bố trí xung quanh căn nhà xây theo kiểu nông thôn của anh. Ngay phía sau căn nhà là dãy 30 chuồng nuôi chồn nằm san sát. Trong mỗi ô chuồng rộng chừng 2m2, có nơi chồn đang nuôi con nhỏ, nhưng nhiều chuồng nhốt từng đôi chồn đang vào mùa sinh sản. Anh Trung rất đắc ý với cơ ngơi của mình: “Trị giá bầy chồn hương này khoảng trên 500 triệu đồng, trong đó có 50 con sinh sản (20 con đực, còn lại là cái), con nặng nhất là gần 10kg, con nhỏ nhất chừng 2kg”. Tôi hỏi: “Ý tưởng nuôi chồn bắt đầu từ đâu vậy?” Trung cười: “Vô tình gặp bí kíp thôi. Hồi trước, tui đâu nghĩ nuôi chồn “ngon” như vậy!”...

KHI NÀO BIỂN ĐÔNG SẼ THÀNH BIỂN LỬA?

Lê Ngọc Thống
 
  Tình hình tranh chấp trên Biển Đông trong đó có Hoàng Sa và Trường Sa được Trung Quốc thể hiện với một quan điểm cực đoan, rằng “chủ quyền ở biển NamTrung Hoa là không thể chối cãi; lợi ích cốt lõi”… Họ hành động rất “quả quyết”; “sẵn sàng dùng vũ lực, quyết không ngồi nhìn”… Trung Quốc thậm chí chỉ coi Trường Sa là khu vực có tranh chấp chứ tuyệt nhiên không đả động gì đến Hoàng Sa. Họ coi như Hoàng Sa mà họ lợi dụng thời cơ đánh chiếm được năm 1974 từ chế độ Việt Nam cộng hòa là “miễn bàn”. Thái độ nước mạnh, nước lớn như vậy khiến cho các nước trong khu vực lo lắng, bất an. Biển Đông – Chính xác hơn là Biển Đông Nam Á trở thành điểm nóng trên thế giới.
Việt Nam, nếu như trước đây vì lý do gì đó còn né tránh một số vấn đề  thì nay thẳng thắn tuyên bố: Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam. Hoàng Sa bị Trung Quốc đánh chiếm năm 1974 của chế độ VNCH nay Việt Nam sẽ đòi lại Hoàng Sa bằng biện pháp hòa bình (tuyên bố của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng trước Quốc hội ngày 25/11/2011).

Thứ Hai, 19 tháng 12, 2011

Lãnh tụ Bắc Hàn Kim Jong-il qua đời

Truyền hình nhà nước Bắc Triều Tiên loan báo lãnh đạo Kim Jong-il vừa qua đời, gây chấn động cho toàn dân.
Thông tin về cái chết của ông được thông báo trên truyền hình quốc gia trong một bản tin đầy xúc động.
Ông Kim Jong-il
Ông Kim Jong-il được nói qua đời vì 'làm việc quá sức'

Chủ Nhật, 18 tháng 12, 2011

SỰ THỰC ĐẠI HÁN ĐỎ VỀ "50 TỶ ĐÔ" IN LẠI SỬ SÁCH VIỆT TÀU MẤT MIẾN ĐIỆN HOA NAM LOẠN TO

Hà Nhân Văn
Thế giới đang biến. Có biến mới thông. Sau Zambia, tuần qua, Congo bập bùng khói lửa, đây là nguồn quặng chính yếu của Trung Cộng. Miến Điện nữa, Ngoại trưởng Clinton đã được tiếp đón trọng thể, như một nguyên thủ hơn là một bộ trưởng ngoại giao. TT Thein Sein, tay bắt mặt mừng, mở ra một kỷ nguyên mới, một trang sử mới sau hơn 20 năm dưới chế độ quân phiệt trong vòng tay của Bắc Kinh từ quân viện đến kinh tế. Nếu ví TC như một con cua vĩ đại với 2 cái càng Bắc Hàn và Miến Điện thì càng cua Miến Điện đã gẫy. Chính phủ Miến Điện nay tên là Myanmar đã đồng ý với Hoa Kỳ trong sáng kiến về vùng "Tự do hạ lưu sông Mêkong". Đây là tin mừng lớn cho cả ĐNA và riêng VN là một đại hồng phúc với dòng sông 9 khúc Cửu Long, sinh mệnh của vựa lúa Nam bộ và cả nước. Bao nhiêu năm qua Bắc Kinh tận sức tận lực chen chân vào vùng sinh tồn này của 4 nước Việt, Miên, Lào, Thái; và họ nắm chặt Miến Điện với vùng Tam Giác Vàng, trung tâm nha phiến thì nay, Bắc Kinh sẽ bị đánh bật khỏi vùng hạ lưu mà Bắc Kinh đã chặn từ thượng nguồn Mêkong xây 10 đập, thật ác nghiệt (dù ở phía Vân Nam). Khoảng năm 1956, LHQ thành lập UB Mêkông gồm 4 nước Việt, Miên, Lào và Thái do Hoa Kỳ tài trợ.

Tập Cận Bình thăm Việt Nam và ván cờ với hai tay chơi

Lê Diễn Đức


Những chuyến thăm viếng qua lại của lãnh đạo Trung Quốc và Việt Nam gần đây trở nên thường xuyên.
 
Chuyến thăm chính thức Việt Nam tháng 11/2006 của Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào không bắt đầu từ Hà Nội như thông lệ với các nguyên thủ quốc gia, mà từ Đà Nẵng, thủ phủ của tỉnh lỵ quản lý khu vực Hoàng Sa-Trường Sa đang bị Trung Quốc xâm chiếm và gây hấn.

Làm gì khi đã đạt tới đỉnh cao?

Châu Giang dịch từ Economist
 
Đối với người ngoài, sự hùng mạnh khác thường của nền kinh tế Hàn Quốc là một hình mẫu cho sự thành công. Nhưng giờ đây, khi đã đuổi kịp thế giới phát triển, nước này lại cần thay đổi cách tiếp cận của mình.
Trong tiết trời buổi sáng mùa thu khô hanh ở thủ đô Seoul, một ngư dân đầy khát vọng ngồi mơ màng bên sông Cheonggyecheon khi cả thế giới hối hả bận rộn. Những ngôi nhà chọc trời phía sau anh là quận tài chính mới của thành phố này. Dãy cửa hàng, cửa hiệu ở dưới chân những ngôi nhà này thuộc loại thời trang và xa hoa nhất châu Á. Các nhân viên văn phòng, các gia đình và trẻ em qua lại tấp nập.
20 năm trước, khung cảnh trên dường như là một giấc mơ cho bất cứ ai đủ ngốc nghếch để ngồi câu cá bên sông Cheonggyecheon. Nước của con sông này rất bẩn và bị chặn lại bởi một đường cao tốc ồn ào, xung quanh nó là một loạt những cửa hàng sập sệ, hôi hám. Sự biến đổi của sông Cheonggyecheon, một trong những dự án tái sinh đô thị lớn trên thế giới, đã mang trong nó không khí của một giấc mơ thành hiện thực.

Việt Nam có thể thay đổi được không?

Luật sư Vũ Đức Khanh biên soạn bản Anh ngữ Nguyễn Tường Tâm chuyển ngữ
Người Việt Nam, nếu họ thực sự mong muốn cải cách, thì phải là tác nhân chính của đổi thay, và họ phải sẵn lòng chấp nhận những hậu quả của quyết định của họ. Chính quyền không thể thay đổi tình trạng hiện hữu trừ khi có áp lực từ bên trong, và việc đặt áp lực đó tùy thuộc người dân Việt Nam. 
Trở ngại lớn nhất cho việc cải cách dân chủ ở Việt Nam đến từ chính quyền
Who will rule Hanoi?

Trung Quốc bắt đầu bành trướng toàn cầu?

VietnamDefence - Trung Quốc nói sẽ không trở thành cường quốc bành trường kiểu châu Âu, tuy nhiên, một số chuyên gia dẫn ra nhiều luận điểm chứng minh một cách thuyết phục điều ngược lại.
Một trong những xu hướng thế giới nổi bật nhất trong những năm gần đây là sự biến đổi của Trung Quốc, việc họ trở thành trong mấy chục năm và thậm chí mấy năm một trong những trung tâm thế lực hùng mạnh mà cả thế giới phải tính đến và cuối cùng là vị thế siêu cường mà nước này cuối cùng giành được.
Sự thần kỳ kinh tế của Trung Quốc đã đạt được là nhờ sự tăng trưởng liên tục của kinh tế nước này, giúp họ có khả năng thực hiện tham vọng bành trướng địa-chính trị toàn cầu. Ở cao trào khủng hoảng toàn cầu, cả thế giới ngach nhiên và quan tâm theo dõi cảnh Trung Quốc dễ dàng vượt qua thử thách này.

Tiêm kích thế hệ 5 FGFA

VietnamDefence - Công ty sản xuất máy bay hàng đầu Ấn Độ Hindustan Aeronautics Ltd (HAL) mới đây đã đăng tải trên site chính thức của mình một số tính năng cơ bản của máy bay FGFA (Fifth Generation Fighter Aircraft) được chế tạo dựa trên tiêm kích thế hệ 5 của Nga Т-50.
Nguồn: TW, 16.12.2011.


Đâu đó, các con số hoàn toàn tương đồng với mẫu chế thử Т-50, còn đâu đó các con số đơn giản là làm người ta hơi thắc mắc. Nhưng dẫu sao thì đó chưa phải là các con số đầy đủ nên sẽ không thể nghiêm túc đánh giá về tính năng của máy bay này.

Israel thành lập đơn vị đặc nhiệm hải ngoại

VietnamDefence - Quân đội Israel đã thông báo thành lập bộ chỉ huy đặc nhiệm “Chiều sâu” (Depth Corps) với nhiệm vụ tiến hành các chiến dịch luồn sâu chiến lược, ở xa biên giới quốc gia.
Chuyên gia biệt kích sừng sỏ Shai Avital tái xuất giang hồ

Các nhà phân tích cho rằng, việc thành lập đơn vị này liên quan trực tiếp đến những câu chuyện về mối đe dọa từ Iran.
Đứng đầu đơn vị đặc nhiệm mới là thiếu tướng dự bị Shai Avital nay trở lại quân ngũ.
Nhiệm vụ chính của bộ chỉ huy đặc nhiệm là huy động các đơn vị quân đội có khả năng thực hiện các nhiệm vụ đặt ra.
Trong số các nhiệm vụ của đơn vị mới có cả các chiến dịch ngăn chặn buôn lậu vũ khí từ Iran vào miền nam Li-băng và dải Gaza.
Trước khi thành lập, bộ chỉ huy này, giới chính trị và quân sự Israel đã thảo luận rất căng thẳng.

Thứ Bảy, 17 tháng 12, 2011

Miến Điện giữa phương Tây và TQ

Trần Bình Nam
Gửi cho BBC từ California, Hoa Kỳ

Hai tháng cuối năm 2011 là hai tháng ngoạn mục nếu nói đến Á Châu và Úc châu. Tháng 11 tổng thống Barak Obama đi Úc châu tuyên bố kế họach triển khai quân tại Úc. Ngày 1 tháng 12, bà Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Hillary Clinton đến thủ đô Naypyidaw của Miến Điện gặp tổng thống Thein Sein và sau đó bay đi Vọng Cát (Rangoon, thủ đô cũ) thăm bà Aung San Suu Kyi, người phụ nữ đóng vai trò đối lập với chính phủ quân nhân Miến hơn 20 năm qua.
Ngoại trưởng Hillary Clinton lần đầu tiên gặp mặt bà Suu Kyi

Tập Cận Bình đến Việt Nam tìm cách đối phó tranh chấp Biển Ðông

Nam Phương/Người Việt
 
HÀ NỘI (NV) - Ngày 13 tháng 12, 2011, Bộ Ngoại Giao Việt Nam loan tin thật ngắn, “Nhận lời mời của Trung Ương Ðảng Cộng Sản Việt Nam và Phó Chủ Tịch nước Nguyễn Thị Doan, ủy viên thường vụ Bộ Chính Trị, Phó Chủ Tịch nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa Tập Cận Bình sẽ thăm chính thức Việt Nam từ ngày 20-22 tháng 12, 2011.”
141593-VN_NgoXuanLich_TapCanBinh_DatViet_091611.400.jpg
Tập Cận Bình (phải) tiếp Tướng Ngô Xuân Lịch (trái), chủ nhiệm Tổng Cục Chính Trị quân đội CSVN, ở Bắc Kinh ngày 16 tháng 9, 2011

Suy nghĩ từ một ý kiến

Trung Quốc cắm cột mốc quyền ở bãi đá ngầm thuộc quần đảo Hòang Sa của Việt Nam
Bữa nay, lang thang qua nhà mấy người bạn FB, có ngó thấy 1 ý kiến khiến mình hơi giật mình và nghĩ. Đó là nhận xét: “Bây giờ người ta bài Hoa quá rồi”.
Có lẽ, đỉnh điểm của câu chuyện này, phải kể đến việc xâm phạm trắng trợn lãnh hải Việt Nam, rồi bắn giết ngư dân Việt Nam của Trung Quốc. Tiếp đến, đó là việc xuất hiện những khu phố Tàu ở Ninh Bình, hay chuyện người Trung Quốc đánh người Việt Nam ngay trên… “sân nhà“. Và cả chuyện bộ phim “Lý Công Uẩn – Đường đến kinh thành Thăng Long”  bị sai lệch về mặt lịch sử.
Tất nhiên, còn nhiều chuyện và nguyên nhân khác nữa (như chất lượng hàng hóa thực phẩm Trung Quốc….), nhưng tạm kể ra những vấn đề chính, có thể được xem là tác nhân chính trong thời gian gần đây. Ở đây có hai vấn đề: “Tại sao” và “như thế nào”.

Trung Quốc đóng vai trò gì trong chính quyền Khmer Đỏ?

Diên Vỹ, X-Cafe chuyển ngữ
17.12.2011
Trong khi những phiên toà của những cựu lãnh đạo cao cấp Khmer Đỏ đang tiếp diễn, những tranh luận đang căng thẳng về việc giới lãnh đạo Trung Quốc đã biết gì về một dự án cưỡng bức lao động quan trọng
Trên một vùng đất rộng 300 héc ta tại một khu vực hẻo lánh miền trung Cambodia, một đường băng rộng lớn có khả năng chịu đựng những chiếc máy bay ném bom nặng nhất đang nằm bỏ hoang. Là một tàn dư của cuộc Chiến tranh Lạnh, đường băng dài 1,4 ki lô mét hiếm khi được sử dụng. Tuy nhiên nó vẫn là trọng tâm của một trò nhạo báng vĩ đại.

Hoa Kỳ dự trù đặt các chiến hạm ở Singapore

Thanh Phương

Theo hãng tin AFP ngày 16/12/2011, trong một bài viết dự báo về thực lực Hải quân Hoa Kỳ năm 2025, đăng trên tạp chí Proceeding của Học viện Hải quân Mỹ, số báo tháng 12, đô đốc Jonathan Greenert, tư lệnh tác chiến của Hải quân Hoa Kỳ, đã viết : « Chúng ta sẽ đưa một số chiến hạm bảo vệ bờ biển mới nhất đến đóng ở Singapore ».
Đô đốc Jonhathan Greenert
Đô đốc Jonhathan Greenert
defensemedianetwork.com

Chiến lược nhiều ‘mũi giáp công’ của Trung Quốc đối phó với "quay trở lại Châu Á" của Mỹ

Bài viết trên mạng Jamestown nhận định mối quan hệ Trung-Mỹ đang có xu hướng đối đầu sau khi Mỹ tuyên bố "quay trở lại Châu Á". Đối phó với chiến lược của Mỹ, Trung Quốc đang áp dụng nhiều ‘mũi giáp công’ để tránh né thách thức của Washington.
Mặc dù lần đầu tiên tham dự Hội nghị cấp cao Đông Á tại Bali, nhưng ông Obama và các cộng sự nhiều lần nhắc lại cam kết của Mỹ trong việc bảo đảm tự do hàng hải trên Biển Đông. Họ nhấn mạnh giải quyết các tranh chấp chủ quyền trong khu vực phải phù hợp luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về luật biển (UNCLOS). Ông Obama chấp thuận bán 24 máy bay chiến đấu F16-C/D cho Inđônêxia, nước cùng với Philíppin, Việt Nam, Brunây, Malaixia và Đài Loan không chấp nhận các tuyên bố toàn bộ chủ quyền Biển Đông thuộc Trung Quốc của Bắc Kinh. Trong thời gian dừng chân ở Ôxtrâylia, ông Obama tuyên bố Mỹ sẽ bố trí 2.500 lính thủy đánh bộ tại Darwin thuộc lãnh thổ phía Bắc Ôxtrâylia. Rõ ràng Darwin chỉ cách mũi phía Nam của Biển Đông 600 dặm, do đó hành động này của Mỹ được dư luận khu vực coi như một nỗ lực nhằm tăng khả năng can dự của Mỹ ở khu vực đang có tranh chấp này.

Trung Cộng đã bắt đầu bị vỡ trận‏

Lê Ngọc Thống

Từ năm 2010 đến nay ngoại giao Mỹ đã có những bước đi ngoạn mục, đó là sự dọn đường quang quẻ cho sự trở lại của Mỹ ở Châu Á-Thái Bình Dương. Sự trở lại được coi như là “nhu cầu tất yếu của khu vực”. Sự hiện diện của Hoa Kỳ làm cho địa chính trị vốn đang thay đổi dưới sự tác động của Trung Quốc lại càng diễn ra nhanh chóng hơn. Trung Quốc đã bắt đầu vỡ trận.
 

Thứ Sáu, 16 tháng 12, 2011

Việt Nam 2011 - kinh tế khó khăn nhất từ 1991

Nguyễn Hùng

Người từng đứng đầu viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương của Việt Nam nói với BBC rằng kinh tế trong nước chưa bao giờ gặp những khó khăn như trong năm 2011 kể từ hồi năm 1991, năm đồng minh thân cận Liên Xô sụp đổ.
Tiến sỹ Lê Đăng Doanh nói bất chấp một số "điểm son", tăng trưởng kinh tế ở mức dưới 6%, lạm phát hai con số 19%, ít nhất hàng chục ngàn doanh nghiệp phá sản trong khi dự trữ ngoại hối chỉ tăng được nhờ vào lượng kiều hối tới chín tỷ đôla đổ vào Việt Nam.
Mặc dù vậy, ông nói Nghị quyết 11 hồi tháng Hai nhằm thắt chặt tiền tệ và chi tiêu công đã góp phần làm cho lạm phát giảm đi trong những tháng cuối năm.
Ngoài ra cam kết tái cơ cấu kinh tế do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đưa ra hồi tháng Mười cũng được cho là một động thái tích cực.

Chạy đua vũ trang ở Tây Thái Bình Dương

Trật tự quân sự đa cực sẽ bất ổn hơn trật tự đơn cực vì có nhiều điểm tương tác mà ở đó những tính toán sai lầm có thể xảy ra. Tuy nhiên, trừ khi Mỹ có thể duy trì một sự hiện diện hải quân và không quân đủ lớn ở Ấn Độ-Thái Bình Dương, nếu không tương lai của trật tự quyền lực quân sự chắc chắn sẽ mang tính đa phương hơn.
Thế giới tài chính đang bị ám ảnh bởi những biến động thị trường chứng khoán và lãi suất trái phiếu. Nhưng thực tế, các con số người ta quan tâm hơn trong dài hại lại là những thống kê về các tàu chiến của Mỹ. Châu Á ở trung tâm của nền kinh tế thế giới trong mấy thập niên qua vì an ninh ở đây luôn được coi trọng cao, và vì ưu thế vượt trội của hải quân và không quân Mỹ ở tây Thái Bình Dương. Do 90% hàng hóa thương mại trao đổi giữa các châu lục phải vận chuyển bằng đường biển, nên hải quân Mỹ, với hoạt động bảo vệ các tuyến giao thông liên lạc này nhiều hơn bất kỳ đơn vị nào khác, được cho là có vai trò rất lớn trong quá trình toàn cầu hóa đã và đang diễn ra.

Châu Á: Ai sẽ là người dẫn đầu trong thế kỷ 21?

Nếu ai có bất kỳ nghi ngờ nào về việc thế giới đang ở trong một sự thay đổi mạnh mẽ thì các sự kiện trong tháng 11 đã xua tan điều đó. Việc châu Âu kêu gọi Trung Quốc cứu trợ đồng euro và việc Tổng thống Mỹ Barack Obama đến Bali để vận động sự hỗ trợ của châu Á là những bằng chứng cho thấy sự thay đổi. Câu hỏi đặt ra là ai sẽ là người dẫn đầu thế giới trong thế kỷ 21 và sẽ làm như thế nào?
Có rất nhiều ý kiến cho rằng thế kỷ 21 là thế kỷ của châu Á, với các nước đặc trưng như Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ. Những quốc gia này chắc chắn sẽ tìm cách tăng cường vai trò của mình trong các vấn đề thế giới, bao gồm cả việc có thêm thị phần trong các cơ quan quản trị toàn cầu. Tuy nhiên, liệu họ có làm được đủ mọi việc để xứng đáng với điều này? 

Trung Quốc đối mặt với sự giận dữ của các nước láng giềng

Chuyến thăm Nepal và Myanmar bị hủy, Seoul và Tokyo thì cứng rắn
clip_image00115/12 – Trung Quốc đang đối mặt với thái độ ngoại giao ngày càng cứng rắn hơn của các nước láng giềng: 4 nước – Nepal, Myanmar, Hàn Quốc và Nhật Bản – cho phép phản kháng ở nhiều mức độ khác nhau đối với những gì được coi là thái độ gây chiến của Trung Quốc
Một cảnh sát biển Hàn Quốc đã bị đâm chết trên biển sau khi lực lượng cảnh sát biển Hàn Quốc ngăn chặn một tàu đánh cá Trung Quốc ở vùng biển Hàn Quốc trong một vụ việc được truyền thông Hàn Quốc gọi thẳng là “cướp biển Trung Quốc”. Thuyền trưởng tàu Trung Quốc bị buộc tội giết người và 17 ngư dân Trung Quốc bị bắt giữ. Tình hình giữa hai nước càng căng thẳng hơn sau khi cửa sổ Đại sứ quán Hàn Quốc tại Bắc Kinh dường như bị bắn vào chiều thứ Ba.