Thứ Sáu, 16 tháng 9, 2011

Một di sản của Phạm Văn Ðồng

Ngô Nhân Dụng

Hôm nay đánh dấu ngày ông Phạm Văn Ðồng ký một bức thư năm 1958 gửi ông Chu Ân Lai, thủ tướng Trung Cộng.
Trong lá thư đó ông Phạm Văn Ðồng đã nhân danh chính phủ của một nước Việt Nam chính thức đồng ý với bản tuyên bố mươi ngày trước đó của chính phủ Trung Quốc về hải phận. Mà trong bản tuyên bố này Trung Quốc xác nhận các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc lãnh thổ của họ, giống như Ðài Loan, Bành Hồ. Bức công hàm ngày 14 tháng 9 để lại một di sản nặng nề mà ngày nay người Việt Nam còn chịu hậu quả. Những hậu quả chính trị, ngoại giao nhiều người đã biết; trong bài này sẽ nêu lên một trong những hậu quả về kinh tế. Chữ ký của Phạm Văn Ðồng đã ngăn cản việc khai thác tài nguyên và phát triển đất nước Việt Nam.
Từ năm 1958 tới nay, Bắc Kinh luôn luôn vin vào lá thư của ông Phạm Văn Ðồng để nói rằng chính quyền Cộng Sản Việt Nam đã công nhận họ là chủ nhân của quần đảo Hoàng Sa. Họ đã dùng vũ lực đánh chiếm Hoàng Sa năm 1974, hải quân Việt Nam Cộng Hòa đã anh dũng kháng cự với bao chiến sĩ đã hy sinh. Hành động cướp đất thô bạo này, diễn ra trong thời gian mới cách đây 37 năm, là một bằng chứng cụ thể chứng tỏ là Hoàng Sa vốn là của Việt Nam, đã bị Trung Cộng cưỡng chiếm. Với bằng cớ hiển nhiên đó bất cứ chính quyền Việt Nam nào cũng có thể đưa ra tòa án quốc tế để đòi xét xử và lấy lại. Nhưng vì lá thư Phạm Văn Ðồng chính quyền Hà Nội há miệng mắc quai. Ngược lại, khi nói ra còn bị Bắc Kinh tố cáo là “vô ơn” và “lật lọng”.

Ý nghĩa lịch sử của Thư ngỏ gửi các nhà lãnh đạo Việt Nam về hiểm họa ngoại bang và sức mạnh dân tộc

Hồ Bạch Thảo
Ðọc sử Việt Nam, chúng ta không khỏi có những lúc hồi hộp lo âu, vì vận nước hiểm nguy tưởng chừng không có phương cứu vãn; nhưng rồi như có một phép lạ, quân dân ta vùng lên với tinh thần bất khuất, một lòng đoàn kết keo sơn, tạo nên sức mạnh dị thường, đánh tan kẻ thù lớn hơn ta hàng chục lần:
Cuối đời nhà Ðinh (980) quân Tống trên đường xâm lăng nước ta. Khi triều đình đang bàn kế hoạch xuất quân, thì Ðại tướng Phạm Cự Lạng cùng các tướng quân mặc áo trận đi thẳng vào nội phủ tuyên bố nội dung vua còn nhỏ, không đủ sức coi việc nước, xin tôn lập Thập đạo tướng quân Lê Hoàn lên làm vua. Quân sĩ nhiệt liệt ủng hộ, đồng loạt tung hô “vạn tuế”. Thái hậu nhà Ðinh thấy được chúng tâm hướng về Lê Hoàn, bèn lấy áo Long Cổn khoác lên mình, rồi tôn lên ngôi Hoàng đế hiệu là Lê Ðại Hành. Quyết định của Thái hậu giải quyết được cuộc khủng hoảng chính trị, khiến lòng quân dân nô nức; nên chưa đầy 1 năm sau, quân ta đánh bại quân Tống, chém tướng chỉ huy là Hầu Nhân Bảo, khiến nhà Tống phải giảng hòa.

“Chủ lực quân cách mạng” đang yếu thế nhất!

Tống văn Công
Đó là nhận định của Giáo sư nông học Đào Thế Tuấn khi trả lời nhà báo Hàm Châu trên báo Nông nghiệp Việt Nam xuân Tân Mão 2011. Giáo sư nói: “Nghịch cảnh thay, nông dân từng là “chủ lực quân của cách mạng giải phóng dân tộc”, cũng là người lặng lẽ âm thầm khởi xướng công cuộc đổi mới, nhưng lại ít được hưởng lợị nhất từ đổi mới… Đáng lo thay, nông dân là bộ phận yếu thế nhất trong nhân dân… Quyền lợi của nông dân không được bảo vệ. Nông dân thiếu chủ quyền về đất đai, mất đất mà không có ai bênh vực”!
Càng đáng lo thay, khi nhìn lại lịch sử, nông dân từng hăm hở đi theo Đảng bởi khẩu hiệu “Người cày có ruộng!”; và hai nhà lãnh đạo nổi tiếng của Đảng là Trường Chinh và Võ Nguyên Giáp cùng viết chung quyển sách lớn đầu tiên là Vấn đế dân cày!
Hằng chục năm nay, nông dân rỉ tai nhau về những “nỗi kinh hoàng”. Trước Đổi mới, NỖI KINH HOÀNG có tên là “VÀO HỢP TÁC XÔ! Sau Đổi mới, NỖI KINH HOÀNG được đổi tên là “GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG”!

Ấn Độ bác bỏ phản đối của TQ về việc thăm dò dầu khí ngoài khơi VN

Giàn khoan Bạch Hổ ngoài khơi Vũng Tàu (ảnh tư liệu)
Giàn khoan Bạch Hổ ngoài khơi Vũng Tàu (ảnh tư liệu)

Thế liên hoàn Mỹ - Úc - Ấn - Nhật chống Trung Quốc

Trọng Nghĩa
Vào cuối năm nay, Hoa Kỳ và Úc sẽ tăng cường đáng kể quan hệ quân sự; Ấn Độ và Mỹ cũng rốt ráo thúc đẩy một cơ chế đối thoại an ninh tay ba bao gồm cả Nhật Bản; tân lãnh đạo chính quyền Tokyo cũng sẽ công du New Delhi để thắt chặt thêm quan hệ Nhật Ấn.Một thế liên hoàn đang dần hình thành để đối phó với tham vọng lãnh thổ của Trung Quốc.

Theo các nhà quan sát, chính các hành động gần đây của Trung Quốc là nguyên nhân thúc đẩy 4 cường quốc châu Á Thái Bình Dương nói trên xích lại gần nhau hơn, đặc biệt trong lĩnh vực quốc phòng.
Cụ thể nhất là xu hướng củng cố thêm liên minh quân sự Mỹ - Úc. Vào hôm nay, cả ngoại trưởng lẫn bộ trưởng quốc phòng hai nước gặp nhau tại San Francisco để đúc kết nhiều thỏa thuận quan trọng về phương diện quốc phòng, từng được đánh giá là một bước tiến lớn nhất trong quan hệ quân sự Mỹ Úc từ 30 năm nay.
Các thỏa thuận này sẽ mở đường cho quân đội Mỹ quyền tự do tiếp cận các căn cứ tại Úc, cung cấp cho Hoa Kỳ với một chỗ đứng vững chãi nằm giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.

Giải pháp để Trung Quốc trả nhãn Cà phê Buôn Ma Thuột

Một doanh nghiệp ở Quảng Đông Trung Quốc đã đăng ký độc quyền trong 10 năm 2 nhãn hiệu cà phê Buôn Ma Thuột, mặc dầu đây là chỉ dẫn địa lý mà Tỉnh Đắc Lắc được bảo hộ quốc gia từ năm 2005.
Nam Nguyên phỏng vấn Luật sư Lê Quang Vinh, chuyên gia Công ty Cổ phần Sở hữu Trí tuệ Bross và Cộng sự trụ sở ở Hà Nội, là nơi phát hiện và công bố sự kiện này. Mời quí vị theo dõi.

Hành vi không trung thực

Nam Nguyên: Thưa Luật sư, Tỉnh Đắc Lắc là địa phương được bảo hộ quốc gia về chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột, sự bảo hộ này có giá trị quốc tế hay không?
Vấn đề ở đây là hành vi đăng ký như thế dưới góc độ thương mại mà nói thì đấy là hành vi xấu người ta hay gọi là “Bad faith” (Không trung thực, gian trá).
LS Lê Quang Vinh
LS Lê Quang Vinh: Không có giá trị quốc tế, đấy là câu trả lời. Bởi vì chỉ dẫn địa lý cũng giống như các quyền sở hữu công nghiệp khác, giống như đối với nhãn hiệu hay thương hiệu, nó chỉ được bảo hộ độc quyền ở lãnh thổ nào mà nó đăng ký, chứ không có giá trị mặc nhiên là giá trị mở rộng ra các lãnh thổ khác. Đó là nguyên tắc căn bản của pháp luật quốc tế cũng như pháp luật Việt Nam.

57 khoa học gia và trí thức gởi thư cảnh báo bản đồ lưỡi bò của TQ

Trong thời gian qua nhóm 57 vị trí thức và khoa học gia Việt Nam trên khắp thế giới đã gởi thư cảnh báo về việc các học giả Trung Quốc sử dụng bản đồ lưỡi bò như một phần lãnh thổ của họ trong các bài viết của mình.
Source UNCLOS
Bản đồ ghi lại "Vùng lưỡi bò" theo như Trung quốc công bố chủ quyền trên biển Đông.