Thứ Bảy, 14 tháng 1, 2012

Học giả Trung Quốc mâu thuẫn về “đường lưỡi bò” (13/01/2012)

Nguồn gốc và ý nghĩa của yêu sách "đường lưỡi bò” hết sức mập mờ, không chính xác đến nỗi bản thân các học giả Trung Quốc cũng không thống nhất được một sự giải thích hợp lý nào. Thậm chí, có học giả Trung Quốc còn thừa nhận rằng "không có cơ sở nào trong luật quốc tế cho yêu sách lịch sử đó”. Gần đây, trên các trang mạng của Trung Quốc cũng xuất hiện nhiều ý kiến của chính người Trung Quốc thắc mắc về việc "tại sao lại vẽ Nam Hải của chúng ta tới tận cửa nhà người ta?”.
Các học giả quốc tế tham dự Hội nghị về Biển Đông

BÀI PHÁT BIỂU CỦA GS TƯƠNG LAI TẠI HỘI NGHỊ UBTUMKTTQVN

GS.Tương Lai

Vì đang nằm bệnh viện, không đủ sức để đến dự cuộc HỘI NGHỊ ỦY BAN TRUNG ƯƠNG MẮT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM lần thứ tư, Diễn đàn chính thức, mang tính hợp hiến mà về danh nghĩa thì tiếng nói tại đây được Đảng và Nhà nước trân trọng lắng nghe nên tôi muốn lên tiếng tại đó, do không trực tiếp đọc được, tôi đã gửi bài phát biểu đến ông Huỳnh Đảm, Chủ tịch UBTƯMTTQVN yêu cầu được bố trí thời gian để Gs Trần Hậu, Ủy viên UBTƯMTTQVN khóa 7 đang có mặt tại Hội nghị đọc giúp. Đáng tiếc là điều đó không thực hiện được, và cũng như thói quen ứng xử “rất văn minh” đã thành nếp quen thuộc trong chế độ ta, tôi không được có bất cứ một hồi âm nào. Vì vậy xin gửi đến bạn đọc xa gần qua báo mạng được biết.
Tương Lai

Nghĩa cử đẹp của nhân sĩ Bắc Hà

Thưa chư vị,
Tết đã đến rất gần! Trong khi gia đình Anh Đoàn Văn Vươn (3 hộ) đang phải chịu cảnh tù tội, tan nát. Hoàn cảnh của anh khiến rất nhiều người bày tỏ sự cảm thông, chia sẻ và mong muốn được góp chút tiền để gia đình anh ăn Tết Nhâm Thìn 2012. Sáu anh công an, bộ đội của huyện Tiên Lãng bị thương trong vụ cưỡng chế vì làm theo lệnh trên, cũng đang phải điều trị tại bệnh viện.
Theo gợi ý của KTS Trần Thanh Vân và nhiều độc giả, tôi - Nguyễn Xuân Diện quyết định công bố tài khoản để tiếp nhận quà tặng bằng tiền của mọi người, như sau:

Tên tài khoản: NGUYỄN XUÂN DIỆN
Số tài khoản: 0021001727479
Tại: Phòng giao dịch số 4, Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội  (Vietcombank)

Chúng tôi chỉ nhận tiền, sau đó sẽ mua quà tặng phù hợp để mang đến tận nhà, tặng gia đình Anh Vươn, gia đình em trai và em rể anh Vươn (gồm 3 hộ). Ngoài quà tặng, sẽ tặng cả bằng tiền mặt.
Chúng tôi cũng sẽ đến thăm và tặng quà 6 chiến sĩ bị thương trong khi thi hành công vụ theo lệnh cấp trên, trong vụ cưỡng chế vừa qua tại Tiên Lãng.
Trân trọng đề nghị chư vị, khi gửi tiền ghi rõ tên và địa chỉ, cùng nội dung "Quà Tết tặng gia đình Anh Vươn" để tiện việc theo dõi. Nếu vì lý do tế nhị, xin thông báo tại email:
lamkhanghn@yahoo.com.vn.

* Quý vị nào muốn số tiền của mình dành biếu tặng riêng gia đình anh Vươn (3 hộ) xin hãy ghi rõ tại phần nội dung, khi gửi tiền.
Toàn bộ thông tin về số tiền và việc sử dụng sẽ được công bố tại NXD- Blog và trang tin Anh Ba Sàm. 

Nguyễn Xuân Diện - Blog kính báo!

Kiến nghị khởi tố vụ phá nhà ông Vươn

Một trong số luật sư được xem là có tiếng nói mạnh trong các chủ đề nhạy cảm tại Việt Nam vừa đề nghị chính phủ khởi tố cho điều ông gọi là vụ hủy hoại tài sản công dân.
Trong thư đề ngày 13/01/2012, luật sư Trần Vũ Hải đề nghị Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (dân biểu Hải Phòng) chỉ đạo Bộ Công an xem xét việc khởi tố vụ án hình sự trong việc đánh sập ngôi nhà của ông Đoàn Văn Vươn, tại huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng.
Luật sư Trần Vũ Hải (trái) từng có mặt trong nhóm bào chữa cho TS Cù Huy Hà Vũ. 

Biện pháp hại dân

Mình bị viêm họng nằm bẹp ở nhà, thế mà bao nhiêu người email hỏi mình: Khi vụ nổ súng xảy ra ở đầm Cống Rộc, anh Vươn ở đâu? Khổ, mình chả biết nhiều hơn mọi người, cũng chí biết thông tin qua báo chí mà thôi.  Mệt lắm nhưng vẫn gắng ngồi dậy mày mò cả giờ mới tìm được bài ‘Ngôi nhà xảy ra nổ súng có thể nằm ngoài đất cưỡng chế‘ của VnExpress, trong đó có đoạn: “…trước hôm cưỡng chế, ông Vươn đã mang toàn bộ giấy tờ, văn bản tới nhà bạn ở trong xã ngủ. Sáng sớm, khi vụ cưỡng chế diễn ra, ông không có mặt ở khu đầm mà vẫn tới kêu với cơ quan chính quyền, Viện Kiểm sát. Khi tới Viện KSND thành phố thì ông bị bắt.”  Mừng cho anh Vươn, nhờ thế tội anh sẽ nhẹ hơn.

Cái sự hèn và nỗi uất nghẹn của đớn đau…

Hà Văn Thịnh
Chưa có năm nào mà mở đầu một năm mới (2012), tính đến hôm nay là 10 ngày (10.1.2012) mà cái đầu và trái tim của người dân Việt bị thử thách nhiều đến như thế, bị giày vò thảm thê đến thế trước những tai ương, những câu chuyện còn hơn cả buồn và những nhức nhối, để dẫu có muốn làm thinh cho khỏi mang tiếng “diễn biến” hay “bị xúi giục” thì vẫn phải mở mồm rên lên, khóc lên cho vợi bớt cái nhục nhã của thân phận làm người…
Đầu tiên là chuyện cháy xe và quan chức cứ sống chết mặc bay cho đến khi báo chí, dư luận la hét vang trời mới đủng đỉnh nhận cho gọi là… có. Tiếp đó là đọc ở đâu, xem cái gì cũng “năm 2020”(!) Nào là đến năm đó có mấy chục ngàn tiến sĩ, nào là lạm phát bằng không, nào là “kiểm soát về cơ bản vệ sinh an toàn thực phẩm”… Hứa lèo cho qua hai nhiệm kỳ thì ai mà không hứa được? Nếu nói rằng đến 2020, không còn thực phẩm thối thì liệu đến ngày đó, sức khỏe giống nòi sẽ ra sao, văn hóa đạo đức suy đồi đến mức nào?… Độc, đau, đắng, đểu là “bốn Đ” xin gửi tặng cho ông LDH và các bộ tứ khác đang tồn tại trên trái đất này, chẳng hạn như 4 biết, 4 chịu, 4 tốt (láng giềng tốt, đồng chí tốt…), 4 vàng (4 nhân 4 thành 16 chữ vàng – Sơn thủy tương liên, vận mệnh tương quan)…
***

Đại tướng Lê Đức Anh nói về vụ cưỡng chế đất đai tại Hải Phòng

(GDVN) - "Phải chăng chính quyền địa phương có sự buông lỏng quản lý. Gần hai chục hecta chứ đâu phải nhỏ như chiếc chén", Đại tướng Lê Đức Anh nói.

Sáng 13/1, trao đổi với Phóng viên Báo Giáo dục Việt Nam, Nguyên chủ tịch nước Đại tướng Lê Đức Anh cho biết: “Những ngày vừa qua, tôi theo dõi rất sát sao thông tin về vụ việc bắn người thi hành công vụ ở huyện Tiên Lãng (TP. Hải Phòng). Có rất nhiều điều khiến tôi phải suy nghĩ. 
Trước tiên phải nói rõ rằng: việc phản ứng một cách tiêu cực bằng cách dùng súng bắn trả lực lượng chức năng là sai trái và cơ quan chức năng phải xử lý nghiêm khắc. Tuy nhiên, còn rất nhiều điều cần phải tiếp tục điều tra làm rõ và trả lời rõ ràng để dư luận hiểu.
Đại tướng Lê Đức Anh (Ảnh: Tuấn Nam)

Quan hệ đồng minh “bẩm sinh” tại châu Á

Châu Giang theo Project Syndicate

Vào lúc mà sự nổi lên về kinh tế, ngoại giao và quân sự của Trung Quốc đang gây ra tình trạng bất cân bằng về quyền lực tại châu Á, chuyến thăm Ấn Độ cuối năm qua của Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda đã củng cố một quan hệ phát triển rất nhanh giữa hai đồng minh “bẩm sinh” này. Hiện, nhiệm vụ của Nhật Bản và Ấn Độ là thêm vào quan hệ giữa họ một nội dung chiến lược.

Sự cân bằng quyền lực mới nổi tại châu Á sẽ được xác định chủ yếu bởi các sự kiện tại Đông Á và Ấn Độ Dương. Thực vậy, Nhật Bản và Ấn Độ đóng một vai trò quan trọng trong việc gìn giữ ổn định và bảo vệ các hải trình quan trọng trong khu vực rộng lớn hơn, là Ấn Độ - Thái Bình Dương - khu vực được xác định không chỉ bởi sự cộng gộp giữa hai đại dương mà còn bởi tầm quan trọng của nó trong thương mại thế giới và nguồn cung năng lượng.
Các nền kinh tế đang bùng nổ ở châu Á đều nằm ở ven biển, vì vậy các nền dân chủ biển như Ấn Độ và Nhật Bản phải phối hợp với nhau giúp xây dựng một trật tự ổn định, tự do và dựa trên nguyên tắc tại châu Á. Như Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh đã phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á (EAS) tại Bali hồi tháng 11/2011, sự nổi lên liên tục của châu Á không được đảm bảo một cách đương nhiên, mà "phụ thuộc vào diễn biến của một kiến trúc hợp tác".

'Đường lưỡi bò' gây phức tạp Biển Đông

Ủy ban Biên giới quốc gia Việt Nam bình luận rằng đường lưỡi bò mà Trung Quốc nêu ra là nguyên nhân gây căng thẳng phức tạp Biển Đông, và việc Trung Quốc đòi các nước phải xin phép để được khai thác dầu khí ở Biển Đông là vô lý.

Ngày 6/1/2012, Phó Vụ trưởng Vụ Biên giới và Biển, Bộ Ngoại giao Trung Quốc Dị Tiên Lương trả lời trực tuyến mạng Tin tức Trung Quốc về tranh chấp trên Biển Đông.
Về vấn đề này, Tiến sĩ Lê Quý Quỳnh, Vụ trưởng Vụ Biển - Uỷ ban Biên giới quốc gia, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã trả lời phỏng vấn báo VnExpress.
Hải quân nhân dân Việt Nam trên đảo Trường Sa Lớn, quần đảo Trường Sa. Ảnh: Thanh Hưng
Hải quân nhân dân Việt Nam trên đảo Trường Sa Lớn, quần đảo Trường Sa. Ảnh: Thanh Hưng

Giữ cho văn hóa còn thì đất nước còn

Nguyễn Thị Ngọc Hải
Nổi tiếng vì nhận nhiều giải cao trong các cuộc thi “Những cuốn sách vàng” do TP. Hồ Chí Minh tổ chức, vị Chánh xứ Giáo xứ Tân Sa Châu (87 Lê Văn Sỹ, P.2, Q. Tân Bình) Nguyễn Hữu Triết có hẳn một “bộ sản phẩm cổ” liên quan đến Truyện Kiều và Nguyễn Du. Số đèn cổ ông sưu tầm đã lên tới 1.400 chiếc. Giáng sinh vừa qua, ông xuất hiện trong cuộc phỏng vấn độc đáo trên đài truyền hình trung ương.
Ngồi trò chuyện dưới ánh sáng của cây đèn cổ đời nhà Mạc thế kỷ XVI, vị linh mục tâm sự nhiều về một thú chơi, "thực ra là một hình thức biết ơn tiền nhân và giữ gìn văn hóa thôi". Ông là người cởi mở, say mê chia sẻ từ chuyện đồ cổ cho tới những chuyện "sống đạo" trong xã hội ngày nay.
Được thụ phong linh mục lúc 27 tuổi, có hơn 20 năm là phó xứ Gia Định và gần 20 năm chánh xứ ở Giáo xứ Tân Sa Châu, hẳn ông nhận thấy đời sống đạo có nhiều thay đổi theo thời cuộc. Vậy theo ông, điều gì thay đổi rõ rệt nhất?