Thứ Tư, 8 tháng 2, 2012

Giai thoại về đại gia từng sở hữu 20.000 căn nhà ở Sài Gòn

Tác giả: (Theo Infonet)
 
Sở hữu hầu hết các căn nhà ở những con phố lớn khu vực trung tâm Sài Gòn vào thế kỷ trước, người đàn ông với đôi gánh hàng phế liệu trở thành một trong bốn người giàu có nhất Việt Nam.

Lịch sử ghi nhận chú Hỏa (1845-1901) còn gọi là Hứa Bổn Hòa, Hui Bon Hoa, Jean Baptiste Hui Bon Hoa, là một thương nhân, nổi tiếng nhất trong Tứ đại phú hộ lừng danh nước Việt. "Nhất Sỹ, nhì Phương, tam Xường, tứ Hỏa" (Huyện Sỹ - Lê Phát Đạt; Tổng đốc Phương - Đỗ Hữu Phương; Bá hộ Xường - Lý Tường Quan và chú Hỏa - Hui Bon Hoa).
Theo nhà nghiên cứu Vương Hồng Sển, chú Hỏa nổi tiếng không chỉ vì sự giàu có mà còn phải kể đến tấm lòng không chỉ thu vén cho riêng mình mà còn biết hướng tới cộng đồng của ông. Ông có nhiều đóng góp quan trọng trong sự hình thành bộ mặt thành phố Sài Gòn trong thời gian này.

Bi kịch Việt Nam

Phạm Đình Trọng
NHỮNG TẤM LÒNG BAO DUNG
Nhận được những câu hỏi của nhà văn Phạm Thị Hoài tôi cứ nghĩ ngợi vân vi. Không phải nghĩ về câu trả lời mà nghĩ về chính câu hỏi. Đó là những câu hỏi mà mọi người Việt Nam đang quan tâm đến vận mệnh đất nước hôm nay vẫn thường tự hỏi. Bao giờ dân tộc Việt Nam thoát khỏi họa Cộng sản để lại trở về với chính mình, lại trở về với hồn cốt tinh hoa Việt Nam. Nhưng nhà văn không hỏi gay gắt như vậy. Câu hỏi của nhà văn thật nhẹ nhàng, bao dung.
Chúng ta thử hình dung một ngày nào đó không xa, trong vòng mươi năm tới, Việt Nam sẽ chuyển thành công từ thể chế độc quyền dưới sự lãnh đạo toàn diện của đảng Cộng sản Việt Nam sang dân chủ đa nguyên, với nhà nước pháp quyền dựa trên tam quyền phân lập, với tư tưởng tự do và ngôn luận, tự do hội họp và xã hội dân sự. Khi đó cái di sản đã kéo dài ba phần tư thế kỉ ở miền Bắc và gần nửa thế kỉ trên cả nước sẽ đặt chế độ mới trước những thử thách nào? Xã hội Việt Nam cần bao lâu để vượt qua di sản đó?