Thứ Năm, 28 tháng 4, 2011

Có cần thay đổi tư duy xuất khẩu lúa gạo?

Động thái này cho thấy Thái lan Đã quá khôn ngoan và nhìn thấy trước những hiểm họa khôn lường của việc sản xuất ồ ạt số lượng gạo lớn giành cho xuất khẩu, bởi họ thừa hiểu nó sẽ mang lại những hệ lụy gì trong tương lai gần? 
 
  Câu chuyện sản xuất lương thực cung cấp cho nhu cầu trong nước và thế giới hiện nay của các nước xuất khẩu là vấn đề thế giới cực kỳ quan tâm theo dõi và lo lắng. Tôi còn nhớ ba tôi có kể câu chuyện về tổ chức Chấn Hưng Đạo Đức thế giới qua thăm Miền Nam Việt Nam năm 1972. Ba tôi cũng có mặt trong phái đoàn đi cùng với tổ chức này về thăm các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Trong buổi họp báo về những gì phái đoàn này thấy được trong quá trình đi quan sát, họ có nói với ba tôi đại khái như sau: ĐBSCL trong tương lai sẽ là vựa lúa của ĐNA và nuôi sống có thể là phần lớn thế giới các nước dùng gạo như là lương thực chính. Vấn đề là VN có chú trọng và xem nó như là quan điểm chiến lược phát triển trong tương lai hay không là tùy thuộc vào chính phủ. Họ còn nhấn mạnh việc trong tương lai quan điểm phát triển công nghiệp vội vã (do mong muốn nhanh chóng thoát nghèo) của các quốc gia chậm phát triển như VN sẽ là thảm họa cho việc cạnh tranh thu hồi đất nông nghiệp chất lượng cao dành để phát triển các khu công nghiệp ô nhiễm, các sân golf vô bổ và quỹ đất dành cho sản xuất lương thực bị thu hẹp. Phần do chạy theo lợi nhuận, bất chấp hệ quả về ô nhiễm môi trường. Và đây chính là thảm họa kép cho các nước nghèo.

‘Chúa Chổm’ EVN không đủ tiền trả nợ

Trước các khoản nợ “khủng” bị công bố lên tới hàng nghìn tỷ đồng, Tập đoàn Điện lực EVN thừa nhận là chưa thể thanh toán vào thời điểm này.
Thời gian gần đây, các đối tác liên tục “tố” hiện trạng nợ nần của EVN. Theo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam), hiện số nợ của EVN đối với “ông lớn” này đã lên đến 5.000 tỷ đồng. Còn Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam cũng đang phải đòi EVN trả khoảng 1.600 tỷ đồng, chủ yếu từ việc mua than để phát điện.

Ý kiến các chuyên gia về chủ quyền Hoàng Sa & Trường Sa


Các chuyên gia lịch sử nói về những bằng chứng và cơ sở pháp lý chứng tỏ hai vùng đảo Hoàng Sa và Trường Sa hoàn toàn thuộc về Việt Nam.

Courtesy Chuquyenbiendao
Hội nghị quốc gia lần thứ 2 về chủ đề “Tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông” diễn ta tại Hà Nội tháng 04/2011.

Nhân Hội nghị quốc gia lần thứ 2 về chủ đề “Tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông” đang diễn ta tại Hà Nội. Đỗ Hiếu hỏi chuyện hai chuyên gia về  lịch sử, Tiến sĩ Sử học Nguyễn Nhã và đại biểu quốc hội Dương Trung Quốc, về những bằng chứng và cơ sở pháp lý chứng tỏ hai vùng đảo Hoàng Sa và Trường Sa hoàn toàn thuộc về Việt Nam.