Thứ Tư, 20 tháng 7, 2011

Bà Clinton khuyến khích vai trò của Ấn Độ

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2011/07/110720_clinton_india_asia_pacific.shtmlNgoại trưởng SM Krishna đón bà Clinton ở Dehli hôm 19/7
Ấn Độ sẽ làm trụ cột châu Á? Ngoại trưởng SM Krishna đón bà Clinton ở Dehli hôm 19/7
Trước khi tới Bali họp ASEAN về an ninh vùng tuần này, Ngoại trưởng Hillary Clinton khuyến khích Ấn Độ nhận trách nhiệm "lãnh đạo chính trị" và có vai trò mạnh mẽ hơn ở châu Á - Thái Bình Dương.

Ảnh hưởng Bản kiến nghị của các nhân sĩ với Quốc hội khóa 13

2011-07-20
Vào ngày 21 tháng 7, Quốc hội Khóa 13 khai mạc kỳ họp đầu tiên. Chừng 10 hôm trước, các nhân sĩ trí thức Việt Nam ký một bản kiến nghị gửi Quốc hội, và Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung Ương Đảng Cộng sản Việt Nam, về ‘bảo vệ và phát triển đất nước trong tình hình hiện nay’. Vậy phản hồi đối với bản kiến nghị đó ra sao từ phía đại biểu quốc hội cũng như dư luận, và kỳ vọng đối với kỳ họp sắp tới là gì?

Philipp Rösler: "Tôi từng mơ mình là hoàng tử Việt Nam"

SGTT.VN - Bộ trưởng kinh tế Đức Philipp Rösler, 36 tuổi, một người Việt Nam được một gia đình Đức nhận làm con nuôi khi còn rất nhỏ, khẳng định rằng ông chưa bao giờ gặp khó khăn với lai lịch Việt Nam của mình.
Cuộc phỏng vấn ông Philipp Rösler do tạp chí Spiegel thực hiện ngày 19.7 xoay quanh các vấn đề về sự hội nhập của người nước ngoài với xã hội Đức, sự phân biệt đối xử, và ý nghĩa của việc trở thành một người Đức.

Thư gửi Nhân sỹ Hà tây

http://dunglepower.blogspot.com/2011/07/thu-gui-nhan-sy-ha-tay.html

Ôi Đức em ơi ! Hà nội của tôi đây ư ? Ảnh : basam
Thưa các Cụ, các Bác, các Chú, các Anh, các Chị là người Hà tây,
Tôi là một người con của Hà Tây quê lụa, Ứng hòa là quê hương bản quán, có mồ mả Tổ Tiên từ 600 năm để lại. Theo sử chép thì Ứng hòa còn có trước khi Vua Lý rời đô từ Hoa Lư về Thăng Long bây giờ. 
Địa linh nhân kiệt tuy vẫn hơi nghèo so với các huyện khác bây giờ, nhưng có sao đâu - quê tôi đẹp lắm. Nếu như không sáp nhập vào Hà nội thì giờ đây, cứ sáng ra là tôi lại được nghe bài hát của Nhạc sỹ Lai Vu trên đài phát thanh truyền hình Hà tây : " Hà tây, cửa ngõ Thủ đô - cô gái Suối hai chàng trai Cầu Giẽ..."

ASEAN và Trung Quốc đạt được thỏa thuận về bản hướng dẫn thực thi DOC

Đức Tâm
 
ASEAN và Trung Quốc đạt thỏa thuận tối thiểu về bản thực thi DOC (Reuters)
ASEAN và Trung Quốc đạt thỏa thuận tối thiểu về bản thực thi DOC (Reuters)
Chín năm sau ngày ký kết Tuyên bố chung về ứng xử của các bên ở Biển Đông (gọi tắt là DOC), vào hôm nay 20/07/2011, tại Indonesia, các quan chức cao cấp của ASEAN và Trung Quốc đã đạt được đồng thuận về bản hướng dẫn thực thi Tuyên bố chung này.

Còn không niềm tin vào phẩm hạnh cộng đồng?

SGTT.VN - Cách nay mấy năm, có một loạt bài báo về các thói hư tật xấu của người Việt, gây ra một cuộc tranh cãi nảy lửa trên mạng.
Trong vụ bắt hai kẻ trộm chó ở Nghệ An, dân thích xử luật rừng, đốt cả người lẫn xe của tên trộm, đến nỗi công an phải gói tên trộm vào áo mưa nói là đã chết để đưa người này thoát khỏi đám đông đang nổi giận đến không kiểm soát được. Ảnh: Nguyên Văn

Lãnh đạo Trung Quốc kêu gọi trấn áp phong trào đòi ly khai ở Tây Tạng

  Thu Trang 
Mít tinh trước điện Potala tại Lhassa, thủ phủ Tây Tạng hôm 19/07/2011, nhân lễ kỷ niệm 60 năm ngày vùng này được Trung Quốc "giải phóng".
Mít tinh trước điện Potala tại Lhassa, thủ phủ Tây Tạng hôm 19/07/2011, nhân lễ kỷ niệm 60 năm ngày vùng này được Trung Quốc "giải phóng".
REUTERS/China Daily
Hôm nay 19/07/2011, phó chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đến Lhassa, thủ phủ vùng Tây Tạng, nhân lễ kỷ niệm 60 năm ngày mà Trung Quốc gọi là « giải phóng hòa bình » khu vực này. Nhân dịp này, ông đã kêu gọi trấn áp phong trào đòi ly khai ở Tây Tạng.

Tượng đài, mộ gió và xe chó

Đào Tuấn
 
Câu chuyện ngư dân 23 tuổi bị liệt đôi chân Bùi Văn Huệ ở đảo Bé đã gây xúc động sâu sắc. Huệ bị liệt sau 1 chuyến lặn vú (hải sâm vú) ở Hoàng Sa dưới độ sâu vài chục sải nước. Một đoạn ống nước dài bơm khí bằng mô tơ, thòng sâu xuống biển. Một thằng người thở bằng phổi, đi bằng chân “buộc xà rông” 15 cân chì để làm cá, lặn xuống đáy biển sâu 70m. Đem thân sinh kế. Bởi chưng cái đói, cái thiếu miếng cơm manh áo hàng ngày mới là nỗi sợ hãi nhất của ngư dân. 70m, có nghĩa là tương đương với chiều cao một toà nhà 25 tấng, chỉ với đồ bảo hộ là một chiếc kính và hàm răng. Kính là để chống áp lực nước, mạnh đến mức muốn “thổi dom” ù lỗ tai, lồi con mắt. Còn hàm răng, là để cắn ống thở sao cho vừa đủ khí để thở. Cứ khư khư mà cắn như thế trong suốt cuộc mưu sinh 60 phút dưới đáy biển đen. Người dân biển có câu “Ngư dân cách ngư phủ có một cái nan tre”. Đi biển là nghề hiểm hoạ nhất trong các nghề. Lặn biển lại rủi ro nhất trong cái nghề kiếm cơm này. Ngoài đảo, nhà nào cũng có một bàn thờ ông trời (thờ Thiên). Đảo bé bằng nắm tay nhưng có tới mấy chục ngôi chùa. Có lẽ khi không còn biết trông vào ai nữa thì người ta tin vào trời, hoặc phật. Ông trời cho gì được nấy. Ông trời lấy gì cũng đành chịu. Nhưng thôi. Chưa chết mất xác đã là may. Nhưng Huệ từ bấy trở thành vô dụng. Đàn ông ở biển không đi biển thì còn gọi gì khác hơn là tàn phế!. Giờ đây, anh di chuyển trên một chiếc xe lăn cũ kỹ do hai con chó kéo.

Khi những người yêu nước bị đánh đập

Chúa Nhật 17 tháng 7 vừa qua công an đã tỏ ra mất kiên nhẫn với người biểu tình trứơc hành động kiên quyết không lùi bước của họ.
nguyenxuandien's blog
Các ông Nguyễn Huệ Chi, Phạm Duy Hiển, Nguyễn Quang A sát cánh cùng nhau khi cờ và biểu ngữ giương lên hôm 17/7/2011
Gần 100 người bị bắt, bị chở về đồn công an lấy lời khai và câu hỏi lập đi lập lại của công an đối với họ là lần tới còn đi biểu tình nữa hay không?
Mặc Lâm có cuộc phỏng vấn nhanh với ba vị trí thức có mặt gần như hầu hết tại các cuộc biểu tình ở Hà Nội với các câu hỏi sau:

Các Ngoại trưởng ASEAN thảo luận về tranh chấp Biển Đông

http://www.voanews.com/vietnamese/news/asean-talks-7-19-11-125822788.html 
Tìm ra một giải pháp cho vấn đề tranh chấp lãnh thổ trong vùng Biển Đông giữa một số nước thành viên ASEAN và Trung Quốc là đề tài được đặt lên hàng đầu trong lúc các Ngoại trưởng của Hiệp Hội các Quốc gia đông Nam Á ASEAN tụ hội tại Bali, Indonesia trong cuộc họp hằng năm.
Các đại biểu dự hội nghị cấp bộ trưởng ASEAN trên đảo Bali, Indonesia
Hình: AP
Các đại biểu dự hội nghị cấp bộ trưởng ASEAN trên đảo Bali, Indonesia

CÔNG HÀM 1958 VỚI CHỦ QUYỀN HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA CỦA VIỆT NAM

Kỳ 26:

CÔNG HÀM 1958 VỚI CHỦ QUYỀN HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA CỦA VIỆT NAM

Gần đây Trung Quốc luôn rêu rao cái gọi là họ có chủ quyền không thể tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Việc Trung Quốc diễn giải nội dung công hàm ngày 14-9-1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng như là một chứng cứ cho thấy Việt Nam đã công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là hết sức phiến diện và xuyên tạc nội dung, ý nghĩa của bản công hàm đó, hoàn toàn xa lạ với nền tảng pháp lý của Việt Nam cũng như luật pháp quốc tế, bất chấp thực tế khách quan của bối cảnh lịch sử đương thời. Có thể nói, giải thích xuyên tạc công hàm 1958 là một trong chuỗi những hành động có tính toán nhằm tạo cớ, từng bước hợp thức hóa yêu sách chủ quyền phi lý của họ đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.