Thứ Hai, 7 tháng 11, 2011

Tranh Luận Về Thế Kỷ Thái Bình Dương

Bài viết này gồm của 4 nhà quan sát Chính Sách Ngoại Giao hàng đầu của Mỹ được Foreign Policy mời tham luận bài viết "Thế Kỷ Thái Bình Dương" của Bà Hillary Clinton. Mỗi bài viết có những nhận xét thật táo bạo, chính xác và hợp lý, hy vọng là Mỹ sẽ thực hiện bằng hành động thực tế sáng suốt để kiềm chế sự hung hãn của bọn bá chủ bành trướng Bắc Kinh. Xin tạm dịch và chia xẻ với bạn đọc Dân Luận.
FP - 14 tháng 10, 2011
Trong số báo Foreign Policy tháng Mười Một, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton lập luận rằng đây là thời gian để Mỹ di chuyển từ các cuộc chiến tranh tốn kém ở Trung Đông, và làm một "trục" chiến lược đến châu Á. FP mời bốn nhà quan sát bình luận việc tham gia ở vùng Viễn Đông của Bà Clinton.


Dấu ấn

Phạm Đình Trọng
 
Bàn giao quyền lực cho người kế nhiệm rồi lui vào lịch sử. Vâng, người lãnh đạo đất nước rời chính trường không lui vào mịt mù hư vô mà lui vào lịch sử. Việc làm, ứng xử của người lãnh đạo đất nước quyết định giàu nghèo, mạnh yếu cả dân tộc, quyết định cuộc sống bình an hay xao xác của người dân sẽ để lại dấu ấn trong lịch sử, để lại dấu ấn trong lòng dân. Người lãnh đạo có tài năng và đức độ để lại tiếng thơm. Người thiếu tài, kém đức để lại vết nhơ! Trăm năm bia đá thì mòn / Nghìn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ (Ca dao). Người lãnh đạo đất nước tạc dấu ấn vào bia đá lịch sử, tạc dấu ấn vào bia miệng dân gian! Dấu ấn của trăm năm! Dấu ấn của ngàn năm!
1.  DẤU ẤN CỦA TẤM LÒNG
Dù Chủ tịch nước của Quốc hội khóa 12 (2006-2011) Nguyễn Minh Triết có đi nửa vòng trái đất đến tận Cuba nói một câu xưa cũ của những năm sáu mươi thế kỉ trước, thể hiện một tư duy tĩnh, ngưng đọng trong một thời đại của tốc độ, trong một thế giới đang dồn dập biến động: Cuba thức thì Việt Nam ngủ, Việt Nam thức thì Cuba ngủ, hai nước anh em thay nhau canh gác hòa bình thế giới! Người dân nhận ra trong câu nói đó một cảm hứng chính trị mòn cũ, một tư duy chính trị không còn khả năng vận động, đúng như mọi chính khách khác của chính trường Việt Nam vì đó là tư duy chính thống, tư duy an toàn để thăng tiến!

Hot Video: tàu Việt Nam rượt đuổi và đâm dính tàu hải giám Trung Quốc

Tàu Việt Nam rượt đuổi và đâm dính tàu hải giám Trung Quốc 1 

 http://www.ttxva.org/

Vài ý kiến nhân đọc bài « Vai trò của Đài Loan tại Biển Đông » (RFA)

Bài này nhằm góp ý với các tác giả của bài nhận định « Vai trò của Đài Loan tại Biển Đông » đăng trên RFA ngày 4 tháng 11 năm 2011, về một số điều đã viết trong bài mang tính lịch sử và có tầm chiến lược quan trọng. 
Bài viết gồm hai phần : phần lịch sử chủ quyền và phần nhận định.
Phần I : Lịch sử chủ quyền.
1/ Sơ lược địa lý Quần đảo Trường Sa – Spratleys – Đảo Ba Bình :
Còn được gọi qua nhiều tên khác nhau: Nansha Gunto, tức  Nam a Quần Ðảo (Trung Hoa), Kalayaan (Phi Luật Tân), Sinnan Gunto, tức  Tân Nam Quần Ðảo (Nhật-Bản)… Trường Sa cũng có một vài tên gọi ít người biết là South Sandy islands, Freedomland, Kingdom of Humanity. Những nhà nghiên cứu thềm lục địa gọi vùng nầy là « The Reed bank Area ». 
Ðây là một tập hợp nhiều đảo (île), hòn (îlot), đá san hô (récif), bãi ngầm (haut-fond), dải cát (banc de sable), bãi san hô (caye)...  trải dài từ vĩ tuyến 6° đến 12° vĩ độ Bắc và từ kinh tuyến 111° đến 118° kinh độ Ðông. Số lượng chính xác các bãi ngầm, bãi cạn, cồn nổi, cồn chìm, đá lớn, đá nhỏ, dải cát… tại đây chưa được xác định rõ rệt. Tập hợp địa chất này tọa lạc trên một vùng biển có diện tích rất lớn, chiều Bắc Nam dài hơn 500 Km, chiều Ðông Tây dài hơn 1.000 km, chiếm khoảng 160.000 km2.

Nhật Bản bắt tàu cá Trung Quốc

Lực lượng tuần duyên Nhật Bản bắt thuyền trưởng của một tàu đánh cá Trung Quốc hôm qua với lý do "xâm nhập vùng lãnh hải Nhật Bản".

Một tàu của lực lượng tuần duyên Nhật Bản. Ảnh:
Một tàu của lực lượng tuần duyên Nhật Bản. Ảnh: johnbatchelorshow.com.
Lực lượng tuần duyên Nhật Bản tại thành phố Nagasaki thông báo một tàu tuần tra của họ phát hiện hai tàu đánh cá Trung Quốc ở vùng biển gần quần đảo Goto của Nhật Bản. Tàu tuần tra yêu cầu hai tàu đánh cá Trung Quốc dừng để kiểm tra, song hai tàu tháo chạy.

"Thư gửi mẹ" gây xúc động cộng đồng mạng

Thư gửi mẹ,

Mẹ thân yêu của con!

“Trời ơi là trời! Anh ăn đi cho tôi nhờ, đừng có nhịn ăn sáng nữa. Đừng có dở hơi đi tiết kiệm mấy đồng bạc lẻ thế. Anh tưởng rằng thiếu tiền như thế thì tôi chết à?”. Đó là những “điệp khúc” mẹ cất lên hàng ngày dạo gần đây vì con quyết định nhịn ăn sáng đi học để tiết kiệm chút tiền cho mẹ, cho gia đình. Có lúc mẹ còn gắt lên, hỏi con: “Sao cứ phải đắn đo khổ sở về tiền đến thế nhỉ?” .
Mẹ ơi, những lúc ấy mẹ đang giận nên con không dám cãi lại. Nhưng giờ đây con muốn được bày tỏ lòng mình rằng tại sao con lại có những suy nghĩ, hành động kỳ lạ như vậy. Vâng, tất cả là vì tiền. Chỉ đến tận bây giờ con mới nhận ra cả một quãng thời gian dài trước đó con đã non nớt, ngây thơ biết chừng nào khi nghĩ về tiền.
Cách đây 8 năm bệnh viện đã chẩn đoán mẹ bị suy thận mạn tính độ 4 (độ cao nhất về suy thận). 8 năm rồi nhà ta đã sống trong túng thiếu bần hàn, vì bố mẹ không kiếm được nhiều tiền lại phải dành tiền cho mẹ đi chạy thận. Nhưng bố mẹ vẫn cho con tất cả những gì có thể, và cậu bé học trò như con cứ vô tư đâu biết lo gì.