Thứ Sáu, 29 tháng 7, 2011

KẾ SÁCH BẢO VỆ CHỦ QUYỀN CỦA PHILIPPINES

Bùi Công Tự

Trông người mà nghĩ đến ta
So với Philippine thì sự đe dọa từ phía Trung Quốc đối với Việt Nam nguy hiểm hơn gấp nhiều lần. Tuy nhiên chúng ta cũng cứ tìm hiểu kế sách bảo vệ chủ quyền của nước bạn, xem có thể tham khảo được điều gì chăng?
Tôi biết đất nước Philippine đầu tiên từ thầy giáo trường làng, qua câu chuyện ly kỳ về nhà thám hiểm Majenlang, người Bồ đào nha, theo lệnh nhà vua Tây ban nha, giong chiến thuyền đi vòng quanh thế giới, tìm kiếm những vùng đất mới. Ngài Majenlang dũng cảm đã bị tử chiến khi đổ bộ lên quần đảo Philippine, trong một trận giao tranh với những người thổ dân kiên quyết bảo vệ chủ quyền. Đó là năm 1521.

TS Nguyễn Xuân Diện nói về việc bị công an triệu tập

2011-07-28
Trong những lần biểu tình tại Hà Nội vừa qua, trang Blog cua TS Nguyễn Xuân Diện luôn theo dõi và đưa tin một cách nhanh chóng.
Trang Blog này có số lượng người truy cập rất lớn và có lẽ đó là trang blog được người Việt khắp nơi tin tưởng nhất hiện nay. Tuy nhiên TS Nguyễn Xuân Diện, chủ nhân của trang blog này vừa bị công an gởi giấy mời làm việc vào ngày 27 tháng 7 vừa qua.

Biển Đông : Trung Quốc « lấy thịt đè người » nhưng buộc phải « mềm nắn rắn buông ».

Trọng Nghĩa
Một tàu đánh cá Việt Nam chạy ngang qua khu vực khu trục hạm USS Chung Hoon của Hoa Kỳ  đang buông neo ở cảng Tiên Sa, Đà Nẵng, trong chuyến thăm Việt Nam ngày 15/7/11.
Một tàu đánh cá Việt Nam chạy ngang qua khu vực khu trục hạm USS Chung Hoon của Hoa Kỳ đang buông neo ở cảng Tiên Sa, Đà Nẵng, trong chuyến thăm Việt Nam ngày 15/7/11.
Reuters
Nhận định chung về quan điểm của Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông, giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng ( Đại học George Mason, Virginia, Hoa Kỳ) cho rằng đường lối của Bắc Kinh vẫn là «lấy thịt đè người» để chèn ép các nước Đông Nam Á, nhưng nếu bị kháng cự mạnh mẽ thì họ sẽ «mềm nắn rắn buông».

Góa phụ liệt sỹ Hoàng Sa kể chuyện

Lễ tưởng niệm các liệt sỹ Việt Nam của cả hai chế độ trong các cuộc chiến chống Trung Quốc kể từ năm 1974 tới nay đã diễn ra ở thành phố Hồ Chí Minh vào ngày Thương binh liệt sỹ 27/7.
Trong số những người tới dự có bà Huỳnh Thị Sinh, quả phụ của Thiếu tá Ngụy Văn Thà, hạm trưởng chiến hạm Nhật Tảo của hải quân Việt Nam Cộng hòa, người nằm trong số 58 binh lính hy sinh trong trận hải chiến Hoàng Sa với hải quân Trung Quốc hồi năm 1974.

Tư lệnh hải quân ASEAN sẽ thành lập đường dây nóng

Trung tướng Ðỗ Bá Tỵ phát biểu tại Hội nghị Tư lệnh hải quân ASEAN ở Hà Nội, ngày 27/7/2011
Trung tướng Ðỗ Bá Tỵ phát biểu tại Hội nghị Tư lệnh hải quân ASEAN ở Hà Nội, ngày 27/7/2011
 Tư lệnh hải quân ASEAN sẽ thành lập đường dây nóng giữa tình hình tranh chấp lãnh hải ở Biển Đông

Hãng thông tấn Đức DPA ngày 28/7 trích thuật nguồn tin từ một giới chức Việt Nam cho biết tư lệnh hải quân các nước Đông Nam Á sẽ thành lập các đường dây điện thoại trực tiếp và tổ chức các cuộc họp thường niên nhằm tăng cường các mối quan hệ trong bối cảnh tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.

Hải quân ASEAN chuẩn bị đương đầu

Sự kiện quốc tế được người Việt chú ý trong tuần này là lập trường đoàn kết của các quốc gia ASEAN đối đầu với Trung Quốc, sau khi Ngoại trưởng Hoa Kỳ bày tỏ tại Diễn đàn ARF quan điểm cứng rắn của Mỹ trong vấn đề biển Đông. 
Tư lệnh Hải quân Việt Nam phát biểu trong hội nghị. AFP photo

Tư lệnh Hải quân Việt Nam phát biểu trong hội nghị. AFP photo

Dư luận sau kỳ họp Quốc hội khóa 13

2011-07-28
Ý kiến của một số người dân quan tâm đến tình hình đất nước trước thành phần nhân sự sau kỳ họp đầu tiên Quốc hội khóa 13.
AFP PHOTO
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và ông Nguyễn Sinh Hùng (phải) hôm 21-07-2011 tại Hà Nội.
Danh sách cuối cùng ba nhân vật lãnh đạo cao cấp nhất Việt Nam còn lại sau chức vụ tổng bí thư Đảng đều như dự đoán đưa ra trước kỳ họp đầu tiên Quốc hội khóa 13; đó là ông Trương Tấn Sang làm chủ tịch nước, ông Nguyễn Tấn Dũng tái đắc cử chức thủ tướng và ông Nguyễn Sinh Hùng sang nắm chủ tịch quốc hội.
Ngay sau khi danh sách chính thức được đưa ra vào đầu tuần này, thì một số hãng thông tấn quốc tế có bài viết về những nhân vật không lấy gì làm mới trong cấp lãnh đạo cao cấp nhất của Việt Nam đó.
Vậy những đánh giá đó ra sao và ý kiến của một số người dân quan tâm đến tình hình đất nước trước thành phần nhân sự đó thế nào? Gia Minh trình bày trong phần sau.

Cần tuyên dương công trạng các liệt sỹ ở Hoàng Sa để góp phần hòa giải dân tộc

http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20110728-can-tuyen-duong-cong-trang-cac-liet-sy-o-hoang-sa-de-gop-phan-hoa-giai-dan-toc 
Thụy My
Như chúng tôi đã đưa tin, hôm qua nhân ngày thương binh liệt sĩ 27/7 ở Việt Nam, một số thân hào nhân sĩ, trí thức và văn nghệ sĩ ở Sài Gòn đã phối hợp với câu lạc bộ Phao lô Nguyễn Văn Bình đã tổ chức buổi lễ tưởng niệm những người đã hy sinh ở Hoàng Sa, Trường Sa, cũng như trong hai cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc và phía Tây Nam.
Hạm trưởng tàu Hộ tống HQ 10 Ngụy Văn Thà (trái) và hạm phó Nguyễn Thành Trí (phải), hai trong số 74 chiến sĩ hy sinh trong trận chiến bảo vệ Hoàng Sa 19/1/1974.
Hạm trưởng tàu Hộ tống HQ 10 Ngụy Văn Thà (trái) và hạm phó Nguyễn Thành Trí (phải), hai trong số 74 chiến sĩ hy sinh trong trận chiến bảo vệ Hoàng Sa 19/1/1974.
Theo http://aihuudongde.blogspot.com/2009_01_01_archive.html