Thứ Hai, 12 tháng 12, 2011

Cựu thủ tướng tranh cử tổng thống Pháp

Cựu Thủ tướng Dominique de Villepin đã loan báo quyết định sẽ ra tranh cử trong cuộc bầu cử tổng thống Pháp vào năm 2012.
Cựu Thủ tướng Pháp Dominque de Villepin
Dominque de Villepin là một chính trị gia được cựu Tổng thống Chirac nâng đỡ và là đối thủ lâu năm của Tổng thống Sarkozy
Chính trị gia trung hữu, người cũng là đối thủ lâu năm của Tổng thống Nicolas Sarkozy, đã thông báo quyết định này trên truyền hình.
Tổng thống Sarkozy vẫn chưa công bố chính thức chiến dịch tái tranh cử nhưng người ta tin là ông sẽ sớm làm công việc này.
Đảng Xã hội cánh tả đối lập mới đây cũng đã chọn ông Francois Hollande làm ứng cử viên tổng thống của họ.

Tổng thống Nga cho mở điều tra về tố cáo gian lận bầu cử

Thanh Hà

Trích dẫn các nguồn tin từ Matxcơva, Reuters cho biết tổng thống Dmitri Medvedev ra lệnh điều tra về các vụ vi phạm luật bầu cử, sau khi có hàng chục ngàn người Nga biểu tình trên toàn quốc tố cáo gian lận bầu cử và phản đối kết quả bầu cử Quốc hội ngày 04/12/11.
Tổng thống Nga Dmitri Medvedev
Tổng thống Nga Dmitri Medvedev
REUTERS

Ta đang sống ở thời nào đây?

Hà Văn Thịnh
Gần Tết, trăm công ngàn việc với vô vàn nỗi buồn lo vì tiền thì ít, chi tiêu lại nhiều, dạy bù, chuẩn bị vào mùa thi... Thế nhưng, không thể không viết vì cái đau nhất, chán nhất là ngần này tuổi đầu vẫn không thể nào biết định hướng XHCN nổi là mình đang sống (hay là đang chết mòn) trong cái thời buổi nào?...
Đồng ý rằng vi phạm trật tự xã hội quá quắt (theo quy định là quá 2 lần) thì phải có biện pháp giáo dục thích đáng (viện lý do chưa đủ truy tố hình sự), nhưng đem người vào trại cải tạo 2 năm không cần xét xử thì có lẽ là chuyện chỉ có ở Việt Nam. Đó là chưa nói rằng người ấy, tội ấy là tội yêu nước quá nên mới đi biểu tình, nên mới bị tập trung cải tạo; còn như tôi, yêu vừa vừa thì ngồi nhà và... thở dài và chờ kiểm điểm! Cái đòn răn đe, dằn mặt này nghe chừng gớm ghê và đầy ẩn ý. Dù sao chăng nữa, xét về cái nguyên cớ yêu nước thực thà dẫu có cộng vô cả ngàn lỗi bị xúi giục, kích động vẫn chưa thể đến mức bị giam cầm trái phép đến 2 năm. Xem ra, đi ở tù còn ít ngày hơn, tội lỗi nó cũng rành rẽ hơn là cải tạo hay “giáo dục”. Nếu trên đời này còn có hình thức giam cầm, đày đọa con người hiểm ác hơn, mù mờ hơn, đau đớn hơn cả đi tù bằng cái mỹ từ “giáo dục” thì đó đích thị là sáng tạo của nền dân chủ vạn lần hơn nơi giãy chết xứ người.

Những siêu chiến hạm

Đặng Đình Cung
Kỹ sư tư vấn
image Cho tới giữa thế kỷ XIX, người ta đóng tàu chiến bằng gỗ vì đặc tính cơ học của vật liệu này. Một quả đạn đại bác chỉ có thể làm thủng một tấm gỗ chứ không làm hư hại gì thêm nữa. Nhưng, một quả bích kích nổ sẽ tàn phá một diện tích lớn của tấm gỗ. Khi những loại đạn dược này được phổ biến thì người ta phải bọc vỏ tàu những chiến hạm bằng một lớp sắt.
Nhờ ngành luyện kim tăng trưởng, các xưởng hải quân có thể đóng những tàu chiến vỏ toàn bằng thép gọi là thiết giáp hạm (battleship) và các xưởng vũ khí có thể rèn những cỗ pháo cỡ nòng rất lớn. Khả năng này sinh ra cuộc thi đua vũ trang giữa hải quân các cường quốc: mạnh ai nấy đóng những tàu với vỏ bọc thép dày nhất được trang bị bởi những cỗ pháo lớn nhất.

Sông Mêkông : Cửa ngõ cho Trung Quốc can thiệp võ trang vào Đông Nam Á

Trọng Nghĩa

Bắt đầu từ hôm qua, 10/12/2011, công an võ trang của Trung Quốc bắt đầu được quyền xuôi dòng Mêkông, đi qua Miến Điện và Lào để đến tận miền Bắc Thái Lan. Trên danh nghĩa, đây là một chiến dịch tuần tra hỗn hợp giữa bốn nước, nhằm bảo đảm an ninh cho tàu buôn qua lại trên tuyến giao thương này.

Cảnh sát võ trang Trung Quốc chuẩn bị chuyến tuần tra chung đầu tiên trên sông Mêkông, cảng Quan Lũy, khu tự trị Tây Song bản nạp, Vân Nam, 09/12/2011
Cảnh sát võ trang Trung Quốc chuẩn bị chuyến tuần tra chung đầu tiên trên sông Mêkông, cảng Quan Lũy, khu tự trị Tây Song bản nạp, Vân Nam, 09/12/2011
REUTERS

Phân tách của Luật gia Trần Đình Thu và hy vọng lấy lại Hoàng Sa

Lâu nay, người dân Việt khắp nơi vẫn nghèn nghẹn một cách khó hiểu công hàm 1958 của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Nội dung không cần nhắc lại, bởi nó lan truyền trên mạng một cách đầy đủ như cái cớ để Trung Quốc tuyến bố không đàm phán về Hoàng Sa.

Ngư dân Trung Quốc đâm chết lính tuần duyên Hàn Quốc

Một lính biệt kích của lực lượng tuần duyên Hàn Quốc đã thiệt mạng, một người khác bị thương sau khi bị các ngư dân trên một tàu cá Trung Quốc đâm, giới chức Hàn Quốc vừa cho biết. 



Vụ việc vừa xảy ra lúc sáng nay (12/12). Hai tàu đánh cá Trung Quốc đã bị lực lượng tuần duyên Hàn Quốc chặn trên biển Hoàng Hải với cáo buộc đánh bắt trái phép ở khu vực giàu hải sản ở ngoài khơi Incheon, phía tây Seoul.
Hạ sĩ 41 tuổi, họ là Lee đã bị một ngư dân Trung Quốc dùng mảnh kính vỡ đâm vào bụng trong lúc lực lượng tuần duyên Hàn Quốc đột kích tàu cá này ở khu vực cách đảo Incheon 85km, vào khoảng 7h sáng nay. Lee đã chết sau khi được đưa tới bệnh viện.

Việt Nam liệu có thành Israel thứ hai?

Trần Huy Ánh

Bài học quý của Israel được một địa phương Việt Nam học tập bằng cách bỏ ra mấy triệu USD nhập về 2 khung nhà vườn để rồi cái khung nhà đắt tiền ấy bỏ trống còn rau quả bán ra thị trường thì trồng trên mấy thửa đất bên ngoài.
Nhập khẩu kĩ thuật
Chính sách ưu tiên phát triển nông nghiệp của Israel có  từ thời  lập quốc (1948) . Một triệu người dân cô đơn trên vùng sa mạc khô cằn đã bảo đảm nhu cầu thực phẩm ngay cả  trong hoàn cảnh chiến tranh. Sau 10 năm (1958), Israel đã trở thành một quốc gia xuất khẩu nông sản cho châu Âu và cả cho vùng đất mầu mỡ châu Phi.
Bài học quý này được một địa phương Việt Nam học tập bằng cách bỏ ra mấy triệu USD nhập về 2 khung nhà vườn của Israel với hệ thống đóng mở cửa chiếu sáng  tự động, phối hợp dàn máy điều hòa nhiệt độ, quạt gió, máy phun mưa tạo độ ẩm. Máy tính điều khiển tưới nước tự động vào các khay nhựa đựng giá thể trồng rau dưa... Năm 2009, chúng tôi đến tham quan và hỏi các vị đang vận hành: "Ngoài vườn kia rau xanh tốt với khí hậu ẩm ướt tự nhiên, tại sao ta lại phải chui vào ngôi nhà kính nửa mùa này để tạo ra một môi trường ẩm ướt giả tạo". Không có câu trả lời, chỉ có một thực tế là cái khung nhà đắt tiền ấy bỏ trống còn rau quả  bán ra thị trường thì trồng trên mấy thửa đất bên ngoài.
Việt Nam với 67% dân số vẫn mưu sinh bằng nông nghiệp, trong 15 năm qua đã đem về cho Việt Nam các thành quả lớn về nông nghiệp như số lượng gạo, cà phê, cao su, hải sản xuất khẩu luôn là "top ten" của thế giới.

Khi Ấn Độ trở thành siêu cường

Sự ra đời của một siêu cường mới có thể trở thành sự kiện đáng ngạc nhiên và gây xáo trộn trật tự toàn cầu. Nhưng bên cạnh mối lo ngại về quyền lực, đôi khi những điều tốt đẹp sẽ xuất hiện.
Kolkata (tên trước đây: Calcutta) là thủ phủ bang Tây Bengal, Ấn Độ. Với dân số 11 triệu người, được biết tới như trung tâm thương mại - tài chính của Đông Ấn Độ, Kolkata phản chiếu những mặt tương phản nhất trong đời sống nước này. 
Gần sân bay quốc tế, tại quận Salt Lake, những tòa nhà và văn phòng IT mới mọc lên nhan nhản. Tại khách sạn Oberoi ở trung tâm thành phố, hương thơm ngọt ngào, sự thanh lịch từ thời Kolkata còn là thuộc địa Anh vẫn hiện hữu.
Đội tàu chiến của Hải quân Ấn Độ. Ảnh: Indian Navy

Myanmar: Lùi một bước để tiến hai bước

Hoàng Dũng Nhân

Những thay đổi “trầm trầm mà cương quyết” diễn ra ở Myanmar không chỉ là kết quả các điều chỉnh về ngoại giao và nội trị của giới cầm quyền Naypyidaw, mà còn là phần quan trọng trong chiến lược mới về châu Á của Mỹ.
Chuyến thăm Myanmar của ngoại trưởng Hillary Clinton đầu tháng này được cả thế giới chú ý không chỉ vì bà là vị ngoại trưởng Mỹ đầu tiên đến Myanmar trong vòng 50 năm qua, mà còn do kết quả các cuộc tiếp xúc của bà trong vòng 48 giờ đồng hồ tại Naypyidaw (với chính quyền) và tại Rangoon (với lãnh tụ đối lập Aung San Suu Kyi).
Đồng thanh tương ứng
Tháng 10 năm ngoái, Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Liên bang Myanmar được đổi tên thành "Cộng hòa Liên bang Myanmar". Hai tuần sau, nhà nước liên bang tổ chức cuộc bầu cử đầu tiên sau 20 năm người dân xứ này không được cầm lá phiếu.

Chiến lược hòa bình của Việt Nam

Một nền hòa bình phi nghĩa có hơn
một cuộc chiến tranh chính nghĩa?
Bêdinxki, cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Mỹ Jimmy Carter, tác giả cuốn Bàn cờ lớn khá nổi tiếng, có hỏi Võ Nguyên Giáp trong một lần tình cờ gặp gỡ nhân ngày lễ Độc lập ở Angiêri: Nếu được phép, xin được hỏi Đại tướng một câu, chiến lược của ngài là gì? Chiến lược của tôi là chiến lược hòa bình, nhưng là hòa bình trong độc lập, tự do! Võ Nguyên Giáp trả lời. Khi đó, Bêdinxki đã nói: Cảm ơn Đại tướng, chúc Đại tướng lòng dũng cảm. Lần khác, nhân cuộc hội thảo “Những cơ hội bị bỏ lỡ”, một tướng lĩnh Mỹ trong phái đoàn của Mc Namara hỏi ông Giáp, thời điểm nào trong cuộc chiến làm ngài lo sợ nhất? Trong tư duy quân sự của chúng tôi, không có từ “lo sợ”. Ông Giáp trả lời.
Một cách tự nhiên, tôi lại nhớ cuộc gặp của Hồ Chí Minh với Pôn Muýt, cố vấn chính trị của tướng Lơcle vào tháng 5.1947, trong một ngôi nhà duy nhất còn sót lại giữa thị xã Thái Nguyên.