Thứ Năm, 6 tháng 10, 2011

Thế giới sững sờ trước tin Steve Jobs ra đi

Dù đã biết trước Steve Jobs không còn khỏe mạnh từ khi từ chức Tổng giám đốc Apple, người hâm mộ vẫn bất ngờ khi hãng này thông báo ông qua đời chỉ một ngày sau khi họ tổ chức sự kiện quan trọng (ra mắt iPhone 4S).

Steve Jobs
Sáng ngày 6/10 (giờ Hà Nội), nhiều người truy cập trang Apple.com để tìm kiếm thông tin về iPhone 4S, điện thoại vừa được trình làng trước đó cũng như một số sản phẩm khác. Nhưng trang chủ không phải là thông tin về thiết bị như thường lệ. Thay vào đó là hình ảnh đen trắng của Steve Jobs cùng các con số: 1955 - 2011. Sau nhiều tin đồn về tình trạng sức khỏe không thể cứu vãn của ông, vị thủ lĩnh tinh thần của Apple đã thực sự ra đi mãi mãi.

Lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam hy vọng Bắc Kinh đối thoại “thẳng thắn” về Biển Đông

Trọng Nghĩa

Theo thông báo chính thức của bộ Ngoại giao Việt Nam, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng sẽ đi thăm chính thức Trung Quốc từ ngày 11 đến ngày 15/10/2011. Theo phát ngôn viên bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị vào hôm nay, 06/10/2011, hồ sơ nóng bỏng trong quan hệ Việt -Trung là tranh chấp Biển Đông sẽ được lãnh đạo hai nước đề cập đến, và Hà Nội chờ đợi một cuộc đối thoại “thẳng thắn” với Bắc Kinh trên vấn đề này.

Biển Đông, vùng biển không yên lặng.
Biển Đông, vùng biển không yên lặng.
Theo hãng tin Pháp AFP, phát biểu với báo chí, ông Lương Thanh Nghị đã xác nhận là trong một loạt những chủ đề sẽ được hai bên thảo luận trong chuyến công du, sẽ có vấn đề Biển Đông, và tỏ ý tin tưởng rằng vấn đề đó sẽ được thảo luận “một cách thẳng thắn và thành thật”.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam nói tiếp : “Giải quyết tranh chấp trên Biển Đông là một tiến trình lâu dài, khó khăn và phức tạp, đòi hỏi nhiều nỗ lực và một phương thức tiếp cận thực tế và khách quan từ cả hai phía”.

Kinh nghiệm cho Việt Nam từ vụ Ấn Độ không lùi bước trước Trung Quốc về Biển Đông

Trọng Nghĩa

Trong tháng 9/2011, Trung Quốc đã ồn ào phản đối tập đoàn Ấn Độ ONGC Videsh hợp tác thăm dò dầu khí tại 2 block ngoài khơi Việt Nam. Trước đây, các công ty Anh Mỹ như Chevron, BP đã rút lui ngay sau khi bị dọa, nhưng lần này Ấn Độ đã dứt khoát bác bỏ, nói rằng việc cộng tác với Việt Nam theo đúng luật lệ quốc tế.

 

Lãnh đạo hành động

Vừa chỉ đạo thay người do chậm trễ tiến độ trong dự án sân bay Đà Nẵng, Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng bay về Hà Nội chủ trì cuộc họp thường kỳ của lãnh đạo bộ.
Ngay sau khi cuộc họp kết thúc, ông Thăng ra gặp mặt báo chí thông báo “nóng” nội dung cuộc họp; đồng thời thể hiện quan điểm ngay đối với các vấn đề “nhạy cảm” như sẵn sàng yêu cầu Cục Đăng kiểm nhận KS Lê Văn Tạch vào làm việc (nếu có yêu cầu); quyết liệt hạn chế xe cá nhân và kiểm soát tài xế v.v…
Nhưng biểu hiện gần như thế cũng xuất hiện ở phong cách làm việc của Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ khi ông vừa chủ trì cuộc hội thảo bàn về giá xăng hôm trước, hôm sau đã quyết định thành lập các tổ kiểm tra soát xét giá thành xăng dầu của ba “ông lớn” đầu mối đang khống chế thị trường, dù trước đó Tổng cục Hải quan và Cục Quản lý giá đã “bẩm báo” cho ông những thông số cần thiết…

Thượng thư và Tể tướng

Đọc bài Những thượng thư ra trò, Nguyễn Thông khen hai thượng thư Vương Đình Huệ và Đinh La Thăng. Anh đã nói ra cái điều rất đáng nói ra:” Hình ảnh ông Huệ, ông Thăng ít nhiều làm giảm đi sự hoài nghi vào bộ sậu của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Ở chiều ngược lại, cũng mang ý nghĩa tích cực, làm tăng thêm suy nghĩ về ông tể tướng hình như biết dùng người thực tài, người gắn bó với dân. Giá mà cả cái bộ máy chính phủ ấy có hầu hết thượng thư như ông Huệ, ông Thăng thì con dân phấn khởi lắm.”
Mình nhất trí cao với Nguyễn Thông. Chính hai Thượng thư Vương Đình Huệ và Đinh La Thăng đã khôi phục được phần nào hình ảnh của Tể tưởng đang rất mất điểm trong mắt dân chúng. Một thượng thư nữa cũng phải kể đến, đó là Phạm Bình Minh. Nói Như Hà  Văn Thịnh:” từ lâu lắm rồi, tôi mới được thấy một cán bộ cấp cao Việt Nam trả lời báo chí hay và đủ nội dung cần nói như thế.”

CUỘC CHIẾN CỦA NATO Ở LIBI LÀ NHẰM CHỐNG TRUNG QUỐC

Tài liệu Tham khảo đặc biệt
Thứ tư, ngày 05/10/2011
TTXN (Angiê 28/09)

Quyết định của Mỹ cho NATO không kích Libi không có gì liên quan đến cái mà Chính phủ Mỹ gọi là “sứ mệnh bảo vệ dân thường” mà trên thực tế, chiến dịch đó là một phần của kế hoạch rộng lớn hơn của NATO và Lầu Năm Góc nhằm kiểm soát tử huyệt của Trung Quốc: đó là sự lệ thuộc mang tính chiến lược vào lượng dầu mỏ và khí đốt phải nhập khẩu ngày càng lớn. Đó là nhận xét của chuyên gia William Engdahl trên tạp chí “Mondialisation”. Dưới đây là trích lược bài viết “AFRICOM là mối đe doạ đối với an ninh năng lượng quốc gia của Trung Quốc”.
Ngày nay, Trung Quốc là nước nhập khẩu dầu mỏ nhiều thứ hai thế giới, sau Mỹ, và chiếc hồ ngăn cách đang được nhanh chóng lấp đầy. Vị trí địa lý của Bắc Phi và phương thức tổ chức của Bộ chỉ huy châu Phi của Mỹ (AFRICOM) cho thấy chiến lược của Mỹ là kiểm soát mọi con đường tiếp cận của Trung Quốc tới các nguồn cung chiến lược nhất ở châu Phi và Trung Đông về dầu mỏ và nguyên liệu.
Libi giáp Địa Trung Hải về phía Bắc và trực tiếp với Italia có ENI là công ty dầu mỏ nước ngoài lớn nhất hoạt động ở Libi từ nhiều năm nay, Tuynidi và Angiêri về phía Tây, Sát về phía Nam và Ai Cập cùng Xuđăng về phía Đông. Vị thế địa chính trị đó nói lên tầm quan trọng chiến lược về lâu dài của Libi đối với AFRICOM và Lầu Năm Góc liên quan đến khả năng kiểm soát châu Phi và nguồn tài nguyên của nước này.