Thứ Hai, 11 tháng 4, 2011

Nhạc công cuối cùng của triều Nguyễn


Phục vụ nhã nhạc cho hai đời vua Khải Định và Bảo Đại, cụ Lữ Hữu Thi (101 tuổi), nhạc công cuối cùng của dàn nhạc lễ cung đình triều Nguyễn, vẫn nhớ như in những bản nhạc vua thích, hay quy tắc bất di bất dịch trong cung.

 

Cụ Lữ Hữu Thi, nhạc công cuối cùng của dàn nhạc lễ cung đình triều Nguyễn. Ảnh: Văn Nguyễn.
Trong căn nhà nhỏ tại số 250 đường Đặng Tất, làng Thế Lại Thượng, xã Hương Vinh (Hương Trà, Thừa Thiên - Huế), cụ Lữ Hữu Thi vẫn rất minh mẫn khi trò chuyện với khách. Đôi mắt tinh anh, đôi tay cụ như múa lượn khi biểu diễn từng loại nhạc cụ trong bộ Nhã nhạc cung đình Huế.
Sinh năm 1910 trong gia đình có truyền thống về nhạc lễ cung đình, cụ Thi được thân sinh truyền dạy tuyệt kỹ của nhiều loại nhạc cụ dân tộc. Nhờ người quen giới thiệu, cụ được nhận vào đội nhạc Hòa Thanh (hay còn gọi là Đội Tiểu nhạc, thuộc Nhã nhạc cung đình Huế).

Lão sơn thảm bại, Túc Nhung Sinh thăng quan

La Gia Bình (TQ)

Nguyễn Thị Anh Thư dịch

Nhà nghiên cứu Dương Danh Dy đã gửi cho blog Phamvietdaonv bài: “Lão Sơn thảm bại, Túc Nhung Sinh thăng quan” của tác giả Trung Quốc La Gia Bình. Đây là bài viết của tác giả Trung Quốc đã cung cấp các bí ẩn về việc quân [1] 67 dưới quyền tướng Túc Nhung Sinh (con của danh tướng Túc Dụ) thảm bại trước quân Việt Nam trong trận ngày 31 tháng 5 năm 1985…
Blog Phamvietdaonv đã nhờ bạn Nguyễn Thị Anh Thư dịch giúp… Trước hết Blog Phamvietdaonv xin trân trọng cảm ơn bác Dương Danh Dy đã cung cấp và rất mong được bác tiếp tục mách bảo các tư liệu quý để hầu quý vị. Blog Phamvietdaonv cũng xin trân trọng cảm ơn bạn Nguyễn Thị Anh Thư đã dịch giúp tài liệu này và chắc chắn còn phiền bạn dài dài…
Vừa qua, rất nhiều độc giả đề nghị Blog Phamvietdaonv hệ thống lại 22 bài viết về Mặt trận Vị Xuyên-Hà Giang; Sắp tới Blog Phamvietdaonv sẽ tập hợp, đưa lại một cách hệ thống, từ bài 1 tới bài 22, các bài viết này sẽ được đưa trên trang blog tư liệu cá nhân tại địa chỉ: vn.myblog.yahoo.com/phamvietdao460…
Vậy quý vị nào quan tâm tới mảng đề tài này, xin chịu khó đợi một thời gian ngắn nữa…
Hiện nay mảng tư liệu này đang ngổn ngang, trong khi chủ blog lại bận nhiều việc, bị chi phối bởi nhiều đề tài, do đó đành phải đưa từ từ…
Có bạn phản hồi trên blog Phamvietdaonv cho rằng: gọi Mặt trận Vị Xuyên-Hà Giang trong cuộc chiến tranh biên giới Việt-Trung liệu có quá với sự thật lịch sử?
Theo nhà văn Đào Thắng, người đã có mặt tại mặt trận Hà Giang trong giai đoạn ác liệt dó, ông đã làm 3 bộ phim tài liệu và có phim đã đoạt giải Bông sen Bạc tại Liên hoan phim VN cho biết: Stalingrad là thuật ngữ được bộ đội hồi đó ví với mặt trận Hà Giang…
Tất nhiên mọi sự so sánh đều khập khiễng.
Xin trân trọng giới thiệu quý vị bài viết đáng chú ý này để chúng ta có thêm một góc nhìn…
Rất mong nhận được phản hồi của các cựu binh của Mặt trận Hà Giang từng tham gia trận 31/5/1985?
Blogger Phạm Viết Đào

clip_image001

Hai ý kiến ngược chiều về bài viết của Giáo sư Ngô Bảo Châu

Trên blog Thích học toán, GS Ngô Bảo Châu đã viết bài “Về sự sợ hãi” đưa ra một vài nhận xét về phiên tòa xử TS Cù Huy Hà Vũ trong ngày 4/4/2011 mà anh – xin phép được gọi GS bằng anh như chúng tôi vẫn quen gọi nhau trong thư từ riêng – cũng thống nhất với đông đảo mọi người rằng đây là một phiên tòa tệ hại. Tuy nhiên, ý kiến cụ thể của anh cũng đã gây nên nhiều cách nhìn trái ngược trong dư luận bạn đọc, nhất là bạn đọc trẻ. BVN coi sự trái ngược này là bình thường trong đối thoại nghiêm chỉnh, và vì thế xin công bố dưới đây hai trong nhiều bài trao đổi với bài viết của anh có phần ngược chiều nhau để chúng ta cùng bình tâm xem xét.
Chỉ có thể nói thêm là trong tháng Tư năm 2009, khoảng vài ngày sau khi Nhóm khởi thảo chúng tôi gửi bản Kiến nghị thứ nhất yêu cầu Nhà nước ngừng dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên đến trưng cầu các nhà khoa học Việt Nam trong ngoài nước (12-4-2009), thì GS Ngô Bảo Châu – thông qua lời giới thiệu của GS Phạm Xuân Yêm – là một trong 135 người đã nhanh chóng phản hồi và có tên ngay trong danh sách đợt 1. Không những thế, qua hộp thư e-mail, anh Châu còn gửi riêng cho tôi một Thư kiến nghị khác do anh soạn, nhờ tôi in ra và gửi nhanh đến các vị lãnh đạo với mong muốn kịp thời góp thêm một tiếng nói nữa để có sức tác động mạnh hơn. Tiếc rằng cả bản Kiến nghị tập thể với hơn 3.000 chữ ký và bản Kiến nghị của GS Châu đều không hề nhận được chút hồi âm nào, trừ một lá thư độc nhất của Văn phòng Ủy ban Pháp luật Quốc hội gửi cho tôi báo tin đã nhận được đơn khiếu nại của “bà GS Nguyễn Thị Huệ” cùng với quyết định chuyển nó sang “Ủy ban Khoa học và Công nghệ Môi trường để xem xét xử lý”.
Nguyễn Huệ Chi


Chọn “chân dài” hay “đầu cao”?

TT - Sau nhiều vụ rò rỉ bảng điểm lộ kết quả học tập be bét của một số người đẹp đình đám gần đây, cư dân trẻ cộng đồng mạng xôn xao bàn tán chuyện phải chăng sắc đẹp không thể đồng hành cùng tri thức, nếu đặt lên bàn cân của trái tim, các chàng trai sẽ nghiêng về bên nào: cái đẹp hay tri thức ở một cô gái?
Châu Nhị Quang (chuyên viên một quỹ đầu tư):
Người đẹp trong tôi chỉ đơn giản là người phụ nữ có tri thức nhất định và một ngoại hình ưa nhìn. Tôi rất thích câu nói “nhất dáng, nhì da”. Và tôi tin chỉ cần người phụ nữ siêng luyện tập thể dục, biết chăm sóc, trân trọng bản thân thì tự khắc sẽ tạo ra sự ưa nhìn, cuốn hút nhất định với hai yếu tố trên.