Thứ Ba, 3 tháng 1, 2012

Triệu trái tim thổn thức trước bé gái 3 tuổi lấy thân mình che chở em trai

“Một đứa trẻ 3 tuổi có thể hi sinh thân mình cứu sống người khác hay không?”. Hết hoài nghi, ngạc nhiên, bàng hoàng là nước mắt rơi khi người ta biết câu chuyện ngỡ như đùa này lại là câu chuyện thương tâm có thật. 21h ngày 23/12/2011, khi trái tim bé gái 3 tuổi Đặng Ngọc Minh Tâm (ngụ thị trấn Long Hải, huyện Long Điền, Bà Rịa – Vũng Tàu) đập những nhịp cuối cùng sau khi lấy thân mình che thân em trai chịu đựng nọc độc đàn ong dữ tấn công, nhiều người để tang em trong lòng bằng cách gọi đó là khoảnh khắc “thiên sứ bay về trời”. 
Di ảnh cháu Đặng Ngọc Thanh Tâm. Hình: bee.net.vn
Di ảnh cháu Đặng Ngọc Thanh Tâm. Hình: bee.net.vn

Chỉnh đốn đảng để tránh 'sụp đổ'?

Quốc Phương

Giáo sư Ngô Vĩnh Long, một chuyên gia am hiểu tình hình nội bộ của Việt Nam, cho BBC hay hội nghị trung ương đảng lần thứ tư, khóa XI vừa bế mạc đã lựa chọn chủ đề "chỉnh đốn đảng" dưới áp lực trong nước và tác động của biến động quốc tế năm qua.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng
Chuyên gia cho rằng Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Trung ương đảng đang chịu sức ép phải đổi mới từ nhiều tầng lớp dân cư trong nước.

Khi sự thống trị thế giới của Mỹ bị thách thức

Lê Ngọc Thống
Sự trở lại của Mỹ ở châu Á-TBD, dư luận thế giới không bất ngờ, nhưng có lẽ bất ngờ nhất chính là Trung Quốc. Thực sự mà nói hành động của Trung Quốc ở khu vực châu Á-TBD vừa qua không khiến Mỹ lo sợ, bất an. Mỹ coi Trung Quốc hành động ở đó như một “cuộc biểu tình có dấu hiệu bạo loạn” và vì thế sự hiện diện của Mỹ ở châu Á-TBD với rất nhiều hành động quả quyết, đầy tự tin và mau lẹ được coi như là sự triển khai lực lượng để đàn áp không hơn không kém.
Nếu như năm 2005 trong bài nói chuyện với các tướng lĩnh của cựu Bộ trưởng Quốc phòng Tướng Trì Hạo Điền có thái độ và các phương thức hành động chống Mỹ-đang giữ ngôi bá chủ thế giới, mà ý tưởng rất ghê gớm, quyết liệt thì cuốn sách “Giấc mơ Trung Quốc – Tư duy nước lớn và định vị chiến lược trong thời đại hậu Mỹ (2010) của đại tá Lưu Minh Phúc-giáo sư,

Amartya Sen: Lương tâm của kinh tế

Trần Hữu Dũng

Amartya Sen, 2007
Đa số người ngoài ngành (và cả nhiều người trong ngành) thường nghĩ đến kinh tế như một khoa học giúp hoạch định những chính sách để quản lý, để phát triển, để tăng trưởng, để bình ổn.  Những người có thiên kiến này sẽ ngạc nhiên khi đọc Amartya Sen, nhà kinh tế gốc Ấn Độ, người được Ngân hàng Quốc gia Thụy Điển trao tặng giải Nobel Kinh tế năm 1998.  Ông là người châu Á đầu tiên được Nobel về ngành này.

Năm Thìn dự đoán chính sách đối ngoại Trung Quốc

Nguyễn Huy theo Asiaone

Các phóng viên Nhật báo Trung Quốc trong nước và ở nước ngoài đã phỏng vấn những chuyên gia cao cấp nghiên cứu về kinh tế, chính trị và quốc tế, nói về những thách thức mà nước này đối mặt trong lĩnh vực ngoại giao và các giải pháp trong năm 2012.
Năm 2011 là một năm không dễ dàng trong các vấn đề đối ngoại của Trung Quốc. Nước này đã trải qua cuộc sơ tán công dân lớn nhất từ trước tới nay khỏi một quốc gia nước ngoài, Libya, khi chiến tranh xảy ra. Trung Quốc cũng phải đối mặt với sự trở lại chiến lược của Mỹ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương; hay chuyện tranh chấp hàng hải với các láng giềng châu Á. Trong khi đó, phương Tây tuy tình hình kinh tế ảm đạm nhưng lại gia tăng vị thế ngoại giao, quân sự khiến Bắc Kinh cần có phản ứng thích hợp.
Bất ổn tiếp tục kéo dài ở Trung Đông có thể làm giá dầu tăng cao cũng như đặt ra những thách thức chiến lược; những gương mặt chính trị mới nổi sau các cuộc bầu cử tại một số quốc gia lớn; và nền kinh tế thế giới ảm đạm có thể dẫn tới những hậu quả chính trị-kinh tế tiêu cực... đặt ra những áp lực thậm chí lớn hơn với ngoại giao Trung Quốc trong năm con rồng sắp tới.

Đưa đất nước vào quỹ đạo phát triển bền vững

"Cùng với tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, trong năm 2012, Chính phủ sẽ tiếp tục tăng cường ổn định vĩ mô, kiềm chế lạm phát và duy trì tăng trưởng hợp lý, bảo đảm an sinh xã hội", Thủ tướng nhấn mạnh thông điệp này nhân dịp đầu năm mới.

Tư tưởng kinh tế cốt lõi trong các văn kiện của Đại hội Đảng lần thứ XI là tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, bảo đảm phát triển nhanh và bền vững. Tiền đề để thực hiện thành công nhiệm vụ này là triển khai hiệu quả ba đột phá chiến lược; trong đó, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường vừa là một đột phá then chốt, có tác động trực tiếp đến quá trình tái cơ cấu, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, lại là nhiệm vụ không đòi hỏi nhiều nguồn lực tài chính, nếu nhận thức đúng và quyết tâm cao có thể hoàn thành cơ bản trong một thời gian tương đối ngắn.
Sau hơn 20 năm thực hiện đường lối đổi mới, nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng trong việc xây dựng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhờ đó, đã huy động được các nguồn lực cho phát triển, bảo đảm tốc độ tăng trưởng cao, tạo nhiều việc làm và cải thiện đời sống nhân dân.

Báo Trung Quốc: “Việt Nam lại trở mặt, Bắc Kinh không còn đường thoái lui ở Nam Hải”

VIỆTNAM LẠI TRỞ MẶT, BẮC KINH KHÔNG CÒN ĐƯỜNG THOÁI LUI Ở NAM HẢI

Phùng Thiện Trí
Quốc Thanh dịch
31-12-2011

Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tiến hành chuyến viếng thăm Việt Nam trong thời gian 3 ngày, bắt đầu từ ngày 20, cử chỉ này được dư luận rộng rãi xem là Trung Quốc có ý đồ nỗ lực thêm một bước trong việc phát huy sức ảnh hưởng ở Đông Nam Á, trong bối cảnh đang có tranh chấp lãnh thổ và Mỹ đang tăng cường sức ảnh hưởng ở khu vực này. Sau khi Mỹ áp dụng các biện pháp để tăng cường mối quan hệ giữa các nước lân bang với Trung Quốc ở khu vực này, do lo rằng sức ảnh hưởng của mình sẽ bị yếu đi, nên gần đây Trung Quốc đã tăng cường các hoạt động ngoại giao ở Đông Nam Á, để đạt được các hiệp định hòa bình về tranh chấp lãnh thổ với các nước. Trong chuyến thăm Việt Nam của Tập Cận Bình lần này, ông ta không chỉ tham dự nghi lễ ký kết nhiều văn bản hợp tác giữa hai nước, mà còn đã ký cả một thỏa thuận Trung Quốc cho Việt Nam vay 200 triệu đôla Mỹ.