Thứ Sáu, 21 tháng 10, 2011

Tòa án Đống Đa tìm cách cứu Đài PT&TH Hà Nội

Mười nhân sĩ trí thức, thay mặt những người biểu tình Mùa Hè 2011 làm đơn khởi kiện Đài phát thanh và truyền hình Hà Nội  (HTV) hôm nay nhận được thông báo trả lại đơn kiện của Tòa án quận Đống Đa.
Thế là sau 38 ngày cò cưa, cuối cùng Tòa án Đống Đa (TAĐĐ) vẫn làm cái việc mà nhiều người đã đoán được trước là không thụ lý đơn kiện.
Nói là TAĐĐ nhưng thực ra mấy ai tin trong vụ này, họ xem xét, xử lý độc lập. Chẳng ai lạ gì cái cách làm việc của tòa án bây giờ. Hẳn là 38 ngày ấy họ đã xin ý kiến chỉ đạo của tòa cấp trên, thậm chí của các quan chức, lãnh đạo ngoài hệ thống tòa án. Nhưng việc nhận đơn rồi trả đơn đều mang danh nghĩa của TAĐĐ nên cứ phải nói thế.

Những câu chữ tức giận trên Biển Đông

Lời người dịch: Hôm nay, xin báo một tin mừng: Tập san Nature đã đăng hai bài về tranh chấp trên biển Đông. Hai bài viết của David Cyranoski, phóng viên của Nature Á châu,là tổng hợp ý kiến của một số người, kể cả tôi, tham gia thảo luận cùng anh ta vài tuần trước đây. Đáng lẽ họ đăng vào Thứ Năm tuần trước, nhưng chắc chờ gì đó, nên mãi đến thứ Năm tuần này mới đăng. Thấy hai bài này có ích cho ta, tôi tạm dịch (nhanh) sang tiếng Việt để chia sẻ cùng các bạn.
Hôm nọ, tôi có đăng bài trả lời phỏng vấn cho Nature; trong đó, tôi xem việc các tập san khoa học công bố bản đồ hình lưỡi bò là phi pháp, vi phạm đạo đức khoa học, và thể hiện sự lạm dụng khoa học của Trung Quốc. Phỏng vấn và trao đổi thì nhiều như thế, nhưng khi phóng viên đăng, họ chỉ trích ý chính của tôi. Thế là cũng đủ. Tôi hài lòng khi phóng viên chọn câu về lạm dụng khoa học làm cái finale của bài viết.

Chỉ một là đủ

Mình vào mạng tối nay. Trong tai như có tiếng ầm ào từ xa vọng lại: Gaddafi bị bắt… Lát sau đã thành: Gaddafi đã chết…
Tội nghiệp! Đời một con người, nhanh thật đấy!
Giống như hồi đồng chí Mu (barak) bị cùng cảnh ngộ này, mình cũng lùng dăm ba tấm biếm họa tặng bà con, kẻo đọc mãi bô-xit cũng khô khan, buồn!
Lý ra chỉ cần lấy một tấm là đủ. Chính cái tấm số một nằm liền kề đây: ôi chà chà, lãnh tụ ấy coi dân như kiến – thế mà theo tin tức chính thống thì dân rất yêu đồng chí ấy!

Đổi mới Hiến pháp, nghĩ về một thiên cổ hùng văn cho đời sau

TS. Lê Vinh triển
Có thể chúng ta chưa có những công trình vật chất để lại ngàn năm, tuy nhiên, với năng lực tinh thần, chúng ta có thể nghĩ đến việc tạo lập ra những giá trị để lưu dấu lâu dài, mà một ví dụ cụ thể là đổi mới Hiến pháp nhằm thể hiện tầm nhìn mới, tầm nhìn lâu dài của lãnh đạo, làm cho Hiến pháp trở thành tài sản của mọi người dân Việt Nam – hôm nay và cả mai sau. 
 
Tổng thống Obama kể rằng mẹ ông là người
đã rèn cho ông niềm tin là mọi người Mỹ,
với các màu da khác nhau đều bình đẳng
theo Hiến pháp.
Huyền sử Nghiêu Thuấn và khát vọng dân chủ của dân tộc Trung Hoa

Đọc văn học cổ Trung Quốc, biết đến hai vị vua Đường Nghiêu và Ngu Thuấn (khoảng ba trăm năm đầu thuộc thiên niên kỷ thứ ba TCN) như hai vị vua anh minh, thường được nhắc đến như hai tấm gương cho các vua đời sau noi theo để trị nước. Dưới thời Nghiêu Thuấn, thiên hạ thái bình, mưa thuận gió hòa. Trong văn học sử và cả văn hóa dân gian, Nghiêu Thuấn như hai triều đại mang tính biểu tượng của thái bình thịnh trị ‘ngoài đường của rơi không nhặt, nhà cửa thường bỏ ngỏ không sợ trộm cắp”.
Các vua chúa đời sau thường lấy đức thời Nghiêu Thuấn để răn dạy mình. Tuy vậy, có một điều mà tất cả các triều đại Trung Hoa về sau không bao giờ học được từ hai vị vua này, đó là việc cả hai vua Nghiêu và Thuấn đều không nhường ngôi cho con trai mình mà nhường ngôi cho người có tài đức trong thiên hạ. Vua Nghiêu không nhường ngôi cho con mình mà nhường ngôi cho Thuấn vì Thuấn là người giỏi trong nước. Đến lượt mình, vua Thuấn cũng không nhường ngôi cho con mà nhường ngôi cho vua Vũ lập nên triều nhà Hạ. Việc chọn người tài đức, tốt nhất trong dân để truyền ngôi từ đó về sau vẫn còn là tấm gương nhưng chưa triều đại nào theo kịp. Câu chuyện này đi vào văn học sử như còn đó, một giấc mơ.