Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2011

Trâu cơ hội húc Bò bảo thủ

Đây là chủ đề hấp dẫn cho truyện ngụ ngôn kiểu Lafontaine. Co điều tôi không có tài văn chương, nên rao bán ý tưởng thôi, xem có ai mua không.
Bối cảnh là một  trang trại, hay làng quê, ở đó có trâu với bò là thủ lĩnh của các loài gia súc. Như người ta hay nói, mỗi khi trâu bò húc nhau thì không những ruồi muỗi chết, mà đến cả gà lợn cũng gẫy cánh, què cẳng.
Thời “tiền sử”, hàng ngũ lãnh đạo chỉ có bò, có công đuổi cáo để chúng khỏi bắt gà. Nhưng dần dần trâu cũng được nhập hàng lãnh đạo, vì trông cũng hao hao giống bò. Để rồi thành hai phe trâu và bò chia nhau lãnh đạo.
Bò thì bảo thủ, trâu thì cơ hội. Vì bò có tiếng trong sạch, và trước kia lãnh đạo là bò, nên trâu vẫn núp bóng bò, nói “trâu cũng là bò” tuy rằng trâu nghĩ thầm trong bụng là bò “ngu như bò” chẳng biết vơ vét gì cả. Trong thâm tâm, bò cũng chẳng ưa trâu, vì thấy nó sau mà tham lam ăn tranh của các con khác. Nhưng vẫn phải cầu cạnh trâu, vì ngoài việc đuổi cáo, bò thực ra cứ đụng đâu là hỏng đấy.
Cùng lãnh đạo nhưng ngấm ngầm ghét nhau, nên trâu bò thỉnh thoảng lại đọ sức húc nhau. Mỗi lần như vậy, chỉ có các con vật khác thiệt mạng oan, chứ trâu bò lại đâu vào đấy, lại dựa vào nhau nắm quyền lãnh đạo …
Các con vật khác thì ngán ngẩm, kêu ca (nhưng chỉ dám kêu khe khẽ, vì sợ bị trâu bò nghe thấy húc cho).  Trâu thắng thế hay bò thắng thế, thì trại cũng vẫn khổ.

Mỹ thử tên lửa vi ba

VietnamDefence - Công ty Boeing cùng với Phòng thí nghiệm nghiên cứu AFRL của Không quân Mỹ (USAF) đã tiến hành vụ thử nghiệm đầu tiên đối với tên lửa CHAMP với máy phát bức xạ vi ba công suất cao, thông cáo báo chí của Boeing cho hay.

Sơ đồ hoạt động của tên lửa vi ba (whatsthelatest.net)
Vụ thử nghiệm diễn ra vào đầu năm 2011, song bây giờ Boeing mới thông báo.
Các tên lửa đã được phóng tại trường thử TTR ở bang Utah, thuộc căn cứ không quân Hill. Vụ thử CHAMP đầu tiên đã được công nhận là thành công.
Trong cuộc thử, các tên lửa được phóng vào mấy mục tiêu mô phỏng các hệ thống điện tử của đối phương giả định.
Nhiệm vụ của CHAMP là loại khỏi vòng chiến các thiết bị điện tử. Chi tiết các vụ phóng CHAMP không được tiết lộ. Theo thông tin của Boeing, tên lửa mới thuộc loại vũ khí phi sát thương, dùng để chế áp hoặc loại hẳn khỏi vòng chiến các khí tài điện tử có bảo vệ của đối phương, trong khi lại giảm được đến mức tối thiểu tổn thất phụ.

Nếu Ấn Độ không hợp tác với Việt Nam

Tuần qua, đại sứ R S Kalha, cựu Ngoại trưởng Ấn Độ, có bài lên tiếng cho rằng Ấn Độ nên suy xét lại việc hợp tác khai thác dầu khí với Việt Nam tại Biển Đông.
AFP photo
Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh (P) và Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo (T) chào đón các đại biểu tại Lễ bế mạc kỷ niệm 60 năm quan hệ Ấn-Trung tại New Delhi hôm 16 tháng 12 năm 2010

Việt Nam trước hình thái chiến tranh mới

Lê Ngọc Thống
Bất kỳ một quốc gia nào nếu như muốn Tổ quốc không bị bất ngờ thì phải biết được nguy cơ thách thức an ninh từ đâu đến? Lực lượng bao nhiêu? Đến bằng cách nào? Nhằm vào đâu? Và chuẩn bị để đón nó ra sao. Việt Nam cũng vậy thôi. Khi một láng giềng vốn hùng mạnh lại tăng cường lực lượng quân sự vượt khỏi giới hạn phòng thủ, không minh bạch, kèm theo thái độ nước lớn nghênh ngang, đe dọa dùng vũ lực; hành động ngang ngược, chèn ép bắt nạt… thì đó là vận hội hòa bình hay là nguy cơ chiến tranh? Dù không muốn thì Việt Nam cũng bắt buộc phải có ứng xử và hành xử với nguy cơ này. Bài phân tích và nhận định của Lê Ngọc Thống – nguyên sỹ quan Hải quân Việt Nam.

Âm mưu Hán hóa - Sửa lịch sử để kỷ niệm 20 năm tái lập tỉnh cùng ngày Quốc Khánh Trung Quốc

Dân Làm Báo Dư luận nóng lên về chuyện đèn lồng Trung Quốc bởi vì nó sờ sờ ra trước mặt... những cái đèn lồng. Dư luận cũng nguội xuống bởi đèn lồng được lệnh gỡ bỏ. Nhưng những việc làm thay đổi lịch sử để Lào Cai, một tỉnh giáp giới Trung Quốc, tưng bừng ăn mừng kỷ niệm đúng vào ngày hội lớn của Trung Quốc là một âm mưu thâm độc của những kẻ bán nước lẫn cướp nước. Những hình ảnh người dân Lào Cai "ăn mừng" sẽ được khai thác dưới những hình thức, chiêu bài khác nhau, nằm trong chiến lược tằm ăn dâu của Trung Quốc, từng bước thống trị Việt Nam. Vì thế...

Vào lúc giữa khuya bước sang ngày 28 tháng 9, họ đã âm thầm vào sửa dữ kiện trên trang web chính phủ của Lào Cai để xóa chứng tích đánh tráo lịch sử.
*
Những gì đã xảy ra 
Lồng đèn Trung Quốc
Ngày 15/9, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai đã có công văn gửi UBND TP về việc phối hợp triển khai thực hiện chỉnh trang đô thị trên địa bàn nhân kỷ niệm 20 năm tái lập tỉnh (1/10/1991 - 1/10/2011), đề nghị chỉ đạo nhân dân không trang trí, treo đèn lồng Trung Quốc trên các tuyến phố [1]
Hơn 1 tuần sau, trước những phản đối rộng rãi của dư luận, ngày 23/09 Sở VH-TT&DL tỉnh Lào Cai đã đề nghị với UBND TP chỉ đạo dừng ngay việc treo đèn lồng trên các tuyến phố, phối hợp với các ngành để chỉ đạo tốt việc trang trí, chỉnh trang đô thị nhân kỷ niệm 20 năm ngày tái lập tỉnh [2]
Dư luận có thể dừng lại ở việc treo đèn lồng Trung Quốc, lên án việc đó là không phù hợp với bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam và sau đó hoan nghênh tinh thần biết lắng nghe của lãnh đạo Lào Cai. Tuy nhiên, nhiều sự kiện khác cho thấy những dấu hiệu đã và đang có một âm mưu đen tối từng bước kéo Việt Nam rơi vào quỹ đạo nô lệ Trung Quốc. 

Lý Nhã Kỳ, tôi chọn em!

Đỗ Trung Quân
 
Chuyện Bộ Văn hóa – Thể thao & Du lịch chọn cô diễn viên Lý Nhã Kỳ làm Đại sứ du lịch của Việt Nam gây thành phản ứng của dư luận. Sự không đồng tình là cô diễn viên chưa có dấu ấn gì trong hoạt động nghệ thuật, cô chỉ liên quan đến “ngực khủng “ hàng hiệu “  còn giỏi tiếng Anh thì nhiều diễn viên, ca sĩ,  người mẫu bây giờ không thua kém cô.

ĐẰNG SAU VIỆC ẤN ĐỘ BƯỚC CHÂN VÀO BIỂN ĐÔNG

Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ năm, ngày 29/9/2011
TTXVN (Bắc Kinh 20/9)

Với tiêu đề như trên, bài của Ngô Triệu Lễ, Tiến sĩ thuộc Ban châu Á-Thái Bình Dương, Viện Khoa học xã hội Trung Quốc, đăng trên báo “Quốc phòng Trung Quốc” số ra ngày 20/9/2011 cho thấy cách nhìn nhận của tác giả về quan hệ giữa Ấn Độ-Việt Nam và giữa Ấn Độ-Trung Quốc trong bối cảnh Công ty dầu khí quốc doanh Ấn Độ chuẩn bị vào khai thác dầu khí ở vùng biển Việt Nam nhưng bị Trung Quốc phản đối. Nội dung bài viết như sau:
Ngày 15/9/2011 trong thời gian Ngoại trưởng Ấn Độ Krishna ở thăm Việt Nam, báo Ấn Độ “Hindustan Times” đưa tin Công ty dầu khí quốc doanh của Ấn Độ (ONGC) có kế hoạch vào khai thác dầu khí trong vùng biển tranh chấp ở Nam Hải (Biển Đông), đồng thời cho biết kế hoạch đã được Việt Nam cho phép.
Ngày 16/9 Ấn Độ và Việt Nam quyết định tăng cường hợp tác khai thác dầu khí, đồng thời quyết định sẽ tiếp tục dự án hợp tác ONGC.

Bắc Kinh muốn Mỹ không thông qua dự luật trừng phạt TQ

Bắc Kinh hy vọng Thượng Viện Liên Bang Mỹ bãi bỏ ý định thông qua một dự luật có thể dẫn đến việc trừng phạt kinh tế đối với Trung Quốc dưới hình thức cấm vận hay các mặt hàng đưa từ Trung Quốc sang Mỹ sẽ bị đánh thuế cao hơn.
Dự luật được các vị Nghị Sĩ của cả hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa đệ nạp đưa ra những bằng chứng cáo buộc Bắc Kinh cố ý dìm tỷ giả đồng nhân dân tệ để trục lợi khi xuất khẩu hàng sang Mỹ, khiến các công ty Hoa Kỳ bị thiệt hại vì giá hàng bán sang Trung Quốc trở thành quá cao, và điều này đã gây trở ngại cho thị trường lao động ở Mỹ, góp phần khiến tỷ lệ người Mỹ thất nghiệp tăng cao.
Hôm thứ Hai tuần này, Chủ Tịch Khối Đa Số Thượng Viện Mỹ là Nghị Sĩ Harry Reid cho biết có nhiều khả năng dự luật sẽ được thông qua.

TRANH CHẤP BIỂN ĐÔNG LÀM GIA TĂNG NGUY CƠ CHẠY ĐUA VŨ TRANG Ở CHÂU Á

Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ Tư, ngày 28/09/2011
TTXVN (Cuala Lămpơ 26/9)

Mạng tin GMA News gần đây cho rằng ngay khi cuộc chiến chống khủng bố sau sự kiện 11/9/2001 được sử dụng để biện minh cho chủ nghĩa quân phiệt Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương và bất cứ nơi nào trên thế giới, những tranh chấp lãnh thổ ngày một gia tăng ở Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) giờ đây đang được tận dụng để thúc đẩy chiến lược bao vây Trung Quốc của Lầu Năm Góc. Tình hình căng thẳng do những tranh chấp lãnh thổ gây ra đang tạo cơ sở cho Mỹ tăng cường và mở rộng mối quan hệ an ninh với các đồng minh truyền thống, các nước chư hầu và các nước khác trong khu vực. Người được hưởng lợi tức thời từ chủ nghĩa quân phiệt được tăng cường này là các lái buôn vũ khí và các nhà huấn luyện quân sự Mỹ. Thúc đẩy ngành công nghiệp quốc phòng là chiến lược xuất khẩu vũ khí mới trong khu vực của Chính quyền Barack Obama, trong đó có Đông Nam Á. Vào thời điểm mà các biện pháp hoà bình và ngoại giao có thể giúp tháo ngòi nổ căng thẳng ở Biển Đông do những tuyên bố tranh chấp chủ quyền lãnh thổ gây ra, thì môi trường chiến tranh mới này thậm chí lại đang khuyến khích một cuộc chạy đua vũ trang giữa các nước lớn trong khu vực, do vậy khiến họ sẽ phải phụ thuộc hơn nữa vào dây chuyền cung cấp vũ khí của Mỹ.

Thủ tướng yêu cầu làm rõ lỗ lãi trong kinh doanh xăng dầu

Bộ Tài chính - Công Thương cần phối hợp chặt chẽ và chịu trách nhiệm kiểm tra giám sát việc điều chỉnh giá của doanh nghiệp xăng dầu; đồng thời công khai yếu tố hình thành giá và việc lỗ lãi của các nhà nhập khẩu.

Sẽ minh bạch chuyện lỗ lãi trong kinh doanh xăng dầu. Ảnh: Hoàng Hà