Thứ Năm, 1 tháng 12, 2011

Từ những chuyển biến chính trị ở Á châu cuối năm 2011 nhận xét về động thái chính trị của Đảng Công sản VN hiện nay

Đào Trung Đạo, RFA
Tình hinh chính trị Á châu, nhất là vùng Đông Nam Á, trong những tháng cuối năm nay gây chú ý đáng kể và cũng dẫn tới nhiều lời bình luận trong hầu hết mọi giới, từ giới nghiên cứu bìh luận chính trị cho tới giới truyền thông trong và ngoài nước. Hai tụ điểm gây chú ý nhất là: việc Mỹ trở lại Á châu và động thái phản ứng của Trung Quốc. Về phía Mỹ, chuyến đi của Tổng thống Obama tới dự những cuộc họp với các nhà lãnh đạo Á châu và những nhà lãnh đạo của khối Asean với những lời tuyên bố bày tỏ quyết tâm của chính quyền Mỹ trong việc trở lại Á châu qua việc lien minh với Ấn Độ, Úc, Nhật cũng như những nước Asean để bảo đảm sự ổn định, an ninh vùng Đông Nam Á, cũng như duy trì hải trình tự do ở eo biển Malacca, thành lập vòng đai hợp tác kinh tế song phương và đa phương với các nước ven Thái Bình Dương (không có Trung Quốc).
Trước những động thái này của chính quyền Mỹ giới lãnh đạo Trung Quốc, trái với những dự đoán căn cứ vào thái độ của họ trong quá khứ, đã “xuống giọng”, tỏ ra mềm mỏng. Bảo rằng giới lãnh đạo TRung Quốc “ngạc nhiên” thì quả thực là một nhận xét hơi quá đà. Để có một nhận định sát với thực tế về quan hệ Trung-Mỹ thiết tưởng cần nhìn vấn đề trong toàn thể bối cảnh chính trị hiện nay của Mỹ và Trung Quốc.

Tôi sẽ tự "quản thúc" mình

Đỗ Trung Quân
Chân đau, trời mưa khá to và nhân được tin nhắn “Cúp điện rồi anh ơi!”. Tôi nằm nhà không lên Ami art nữa. Trước đấy những giả thiết được đặt ra như công an sẽ làm việc với Ban Giám đốc Văn Thánh nơi cà phê Ami thuê mặt bằng và sẽ bị cúp điện, cả hai đều tiếc thay… đúng bóc chỉ trừ vụ thời tiết, trời đổ mưa to.
Bộ phim của Andre’ Menras về đồng bào của ông ở Lý Sơn [xin nhấn mạnh: Đồng bào! ông là quốc tịch Việt] bị ngăn cấm đúng như ông Lê Hiếu Đằng nói “rõ ràng đây là việc làm mờ ám, thiếu minh bạch của chính quyền Thành phố HCM…”.

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure


Nuon Chea là quân cờ của Trung Cộng

Ngô Nhân Dụng
 
Trước phiên tòa ở Phnom Penh xét xử tội diệt chủng của chế độ Khờ Me Đỏ, bị cáo Nuon Chea đã bào chữa cho đám lãnh tụ cộng sản Campuchia bằng cách đổ tội cho đảng Cộng sản Việt Nam, và kết tội cả người Việt Nam ở Campuchia. Đằng sau màn kịch này có thể là bàn tay của Trung Quốc giật dây chính quyền Hun Sen, cố ý trình diễn tấn tuồng chống người Việt để gây khó khăn, đe dọa chính quyền Hà Nội. 
Suy đoán như vậy, vì trong một chế độ độc tài như ở Campuchia, chính quyền kiểm soát mọi tin tức ngay từ gốc. Nếu không do Hun Sen đạo diễn thì Nuon Chea không có dịp “diễn thuyết” trước tòa án về mối thù oán người Việt, một phiên tòa quốc tế do Liên Hiệp Quốc xếp đặt như vậy. Cho Nuon Chea đổ cho người Việt là nguyên nhân cái chết của gần 2 triệu người Cam Bốt, ngoài tác dụng chối tội cho các lãnh tụ Khờ Me Đỏ còn tạo hai tác dụng khác. Thứ nhất là khơi lại lòng thù oán với dân Việt, đặc biệt là những người Việt đang sống ở ngay trong nước Campuchia, đồng thời phá chính quyền cộng sản ở Việt Nam để yểm trợ Cộng sản Trung Hoa. Hai là làm cho dư luận quên tội lỗi của đảng Cộng sản Trung Quốc là đám người thực sự đứng đằng sau Khờ Me Đỏ trong suốt thời gian chính sách diệt chủng được thi hành; rồi tiếp tục bảo trợ cho bọn này cho đến ngày Pol Pot chết. Sau khi Khờ Me Đỏ bị tiêu diệt, Bắc Kinh sẵn sàng sử dụng quân bài mới là Hun Sen; đồng thời cũng mua chuộc ảnh hưởng ở nước Lào và Miến Điện; để tiếp tục chính sách bao vây Việt Nam từ hai ba mặt.