Thứ Ba, 5 tháng 7, 2011

Kiến Nghiệp và Đại Nghiệp

Nguyễn Xuân Nghĩa
Chín mươi năm của đảng Cộng Sản Trung Hoa....

Vạn lý trường chinh về chốn cũ
Ngẫu nhiên thôi, khi Trung Quốc tưng bừng chào mừng 90 năm ngày thành lập Trung Hoa Cộng sản đảng (mùng một Tháng Bảy 1921) thì dân Mỹ hẹn nhau... nướng thịt. Theo thông lệ, họ ở nhà ăn mừng ngày công bố Tuyên ngôn Độc lập, mùng bốn Tháng Bảy 1776, đến tối thì gọi nhau ra ngõ xem pháo bông, hầu như nơi nào cũng có. Cũng bình thường thôi, chuyện không có gì mà ầm ĩ.
Cũng ngẫu nhiên thôi, nhân dịp này, Trung Quốc phổ biến cuốn phim tuyên truyền về sự ra đời của đảng Cộng sản (Kiến Đảng Vĩ Nghiệp - sự nghiệp vĩ đại của việc dựng đảng) khiến ta nhớ đến cuốn phim năm ngoái để chào mừng 60 năm ngày thành lập Cộng hoà Nhân dân Trung Quốc (mùng một Tháng 10 năm 1949). Phim Kiến Quốc Đại Nghiệp (sự nghiệp lớn lao của việc dựng nước)
Ngẫu nhiên vì có dịp so sánh giữa cái lớn lao và cái vĩ đại. Dựng đảng mới thật là vĩ đại, còn lớn hơn dựng nước!
Thâm thúy lắm.

Không thể khoan dung với những quấy nhiễu của Trung Quốc trên biển Đông

http://www.x-cafevn.org/ 
Thanh Thủy chuyển ngữ
Thượng nghị sĩ James Inhofe, Đảng Cộng Hòa, bang Oklahoma, Hoa Kỳ
Trong vòng mười hai tháng qua, Trung Quốc đã tiến hành những hành động quấy nhiễu có tính đoán trên biển Nam Trung Hoa [từ trong nguyên văn]. Đó chỉ là những động thái gần đây nhất của Nhà nước cộng sản Trung Quốc, trong vài năm trở lại đây đã tuyên bố hầu hết biển Nam Trung Hoa là vùng đặc quyền kinh tế của họ. Điều này đã đe dọa những đất nước khác trong vùng (tất cả là chín nước), vốn có những đòi hỏi chồng chéo trên vùng biển rộng 1.35 triệu hải lý vuông này.

CẦN THAY ĐỔI CÁCH ỨNG XỬ VỚI TRUNG QUỐC

http://xuandienhannom.blogspot.com

Thanh niên Hà Nội biểu tình phản đối nhà cầm quyền TQ. Ngày 3.7.2011. Ảnh: Hoàng Xuân Phú

Đảng Cộng sản Việt Nam không thể đòi được chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa

Nguyễn Nghĩa 650 (danlambao) - ...Nếu ta gọi bán nước là không bảo vệ tính bất khả xâm phạm của biên cương, hải đảo quốc gia Việt Nam trước các thế lực xâm lược ngoại quốc thì Đảng và nhà nước CSVN đã 5 lần bán nước.... Trong hoạch định biên giới phía bắc với Trung Quốc đã bỏ đi một vùng đất tổ tiên để lại, tương đương với một tỉnh Việt Nam. Phái đoàn thảo luận của Bộ ngoại giao Việt Nam, với "tinh thần hữu nghị" cùng hệ tư tưởng vô sản, đã cắt cho Trung Quốc Ải Mục Nam Quan, một nửa thác Bản Giốc, cao điểm 1509 Hà Giang... Họ đã bán nước lần thứ 6...

Luật sư Vương Văn Bắc, nhà ngoại giao đồng hành cùng vận nước

Ngày 20 tháng 6 vừa qua, Thành phố Paris đã tiễn người Tổng trưởng Ngoại giao cuối cùng của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) về nơi an nghỉ cuối cùng.
Photo by Nguyễn Văn Đông
Tang lễ của Luật Sư Vương Văn Bắc
Trong bản cáo phó, đơn giản những dòng chữ:
Chúng tôi đau đớn báo tin cùng quý vị thân bằng quyến thuộc:
Ông Vương Vǎn Bắc, Chồng và Cha chúng tôi vừa qua đời sáng Thứ Hai 20 tháng sáu 2011, một cách êm dịu tại tư gia, trước mặt cả gia đình
.
Xin mời quý thính giả tưởng nhớ đến luật sư, Ngoại trưởng Vương Văn Bắc qua bài của thông tín viên Tường An gửi về từ Paris sau đây:

Im lặng là gì?

imageĐài BBC chạy tít: “Im tiếng về cáo buộc với ông Lê Đức Thúy”. Đó là cốt để đưa tin “ông Lê Đức Thúy làm Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam từ năm 1999-2007…” (và) … Hơn một ngày sau khi báo chí Úc tái khẳng định nêu tên cựu Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ông Lê Đức Thúy trong vụ tai tiếng hối lộ của công ty Securency về in tiền Polymer, các cơ quan công quyền Việt Nam vẫn chưa có phản ứng gì”.

Chuyến thăm Lào cho thấy Đảng thiếu bạn

Nguyễn Văn Huy, BBC:
Ông Nguyễn Phú Trọng, tân Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam, vừa kết thúc chuyến viếng thăm chính thức nước Lào trong ba ngày, từ ngày 20 đến 22/06/2011.
Ông Nguyễn Phú Trọng tại Đại hội Đảng hồi đầu năm nay  
Ông Nguyễn Phú Trọng chọn Lào là nước đầu tiên ông tới thăm trong cương vị Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam

Một lựa chọn khôn ngoan và cần thiết

Nguyễn Hưng Quốc, VOA: Rõ ràng là chính quyền Việt Nam không muốn có chiến tranh với Trung Quốc. Điều đó rất dễ hiểu và cũng rất dễ được đồng tình. Chính quyền Việt Nam thậm chí cũng không muốn công khai và trực tiếp đương đầu với Trung Quốc một cách bất bạo động. Điều đó cũng có thể hiểu được dù không phải ai cũng đồng tình. Nhưng riêng việc Việt Nam vẫn tiếp tục xem Trung Quốc là một đồng minh và là một đồng chí thì không thể nào giải thích được.
Không thể giải thích được vì nó hoàn toàn trái ngược hẳn với thực tế. Trung Quốc rõ ràng không xem Việt Nam là một người bạn. Họ không tin Việt Nam; không kính trọng Việt Nam, thậm chí, không hề tôn trọng chủ quyền của Việt Nam. Bất kể họ nói gì đi nữa thì trên thực tế, bằng những hành động cụ thể, rất thô bạo và trắng trợn, họ luôn luôn tìm cách uy hiếp và xâm lấn Việt Nam. Xâm lấn từng chút, từng chút trên các cột mốc biên giới giữa hai nước. Xâm lấn Hoàng Sa xong lại xâm lấn tiếp Trường Sa. Xâm lấn vùng biển Việt Nam bằng con đường lưỡi bò đầy ngang ngược. Chưa hết. Họ còn cấm ngư dân Việt Nam đánh cá ngay trên vùng biển Việt Nam: ai tiếp tục đánh cá thì họ tịch thu hải sản, bắt bớ rồi đòi tiền chuộc, thậm chí, đánh đắm cả thuyền để mặc ngư dân chết đuối trên biển. Họ còn ngang nhiên đi sâu vào hải phận Việt Nam cắt cáp của tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam.

‘Lãnh đạo Trung Quốc hành xử tiểu nhân với VN’

Nhà sử học Dương Trung Quốc
 Đại biểu Quốc hội Trung Quốc cho rằng Quốc Hội nên thông qua luật biểu tình của người dân.

BBC: Một Đại biểu Quốc hội của Việt Nam tỏ ra ngạc nhiên và băn khoăn về việc lãnh đạo Trung Hoa có những hành xử thiếu quân tử, mà ông gọi là ‘tiểu nhân’ với Việt Nam.
Trao đổi với Quốc Phương của BBC Việt ngữ hôm 03/7/2011, nhà sử học Dương Trung Quốc, Đại biểu Quốc hội, Tổng thư ký Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam (VN) đánh giá Trung Quốc chưa thể hiện được đúng mức vị thế của một nước lớn.
Ông cũng đưa ra lời khuyên cho Chính phủ VN cần đối phó ra sao đối với Trung Quốc (TQ) trước những căng thẳng biển, đảo hiện nay, cũng như trước tham vọng lâu dài của nước láng giềng phương Bắc.
Ông Quốc cũng đề cập tới kinh nghiệm phân định lãnh thổ với TQ có liên quan tới Thác Bản Giốc cũng như đề xuất việc Quốc hội và Nhà Nước VN nên mau chóng thông qua một đạo luật về biểu tình của người dân.
Trước hết, nhà sử học, đại biểu quốc hội này cho biết phản ứng của Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam trước những hành vi được cho là cố tình gây căng thẳng trên Biển Đông của Trung Quốc.

Vai trò của trí thức trong các cuộc biểu tình chống Trung Quốc

2011-07-04
Liên tiếp trong 5 tuần lễ vừa qua, những cuộc biểu tình chống Trung Quốc ngày càng trở nên quen thuộc hơn đối với Việt Nam, nơi mà bất cứ cuộc biểu tình nào cũng không được xuất hiện, kể cả với lý do chống Trung Quốc xâm lược.
RFA file
Tiến sĩ Nguyễn Quang A và Giáo sư Ngô Đức Thọ tham gia biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội hôm 3-7-2011.

Bao vây, cấm đoán

Trước mỗi sáng Chủ Nhật, hầu như lúc nào an ninh cũng bao vây tất cả những hộ khẩu có thành tích biểu tình chống Trung Quốc, những thành viên trong các tổ chức tranh đấu cho dân chủ cũng như những người từng bị bắt trước đây với các tội danh chống phá nhà nước sẽ không có cơ hội bước ra khỏi nhà để tham gia xuống đường.

Phương pháp bao vây cô lập này tỏ ra hiệu quả vì chính những người từng kinh nghiệm chống lại nhà nứơc sẽ làm cho đoàn biểu tình khí thế hơn.