Thứ Tư, 21 tháng 3, 2012

Tranh chấp hàng hải, TQ 'doạ' Nhật, 'nạt' Mỹ

- Hãng Tân hoa xã đưa tin, Trung Quốc sẽ tăng cường giám sát hàng hải ở một nhóm đảo tranh chấp tại biển Hoa Đông để bảo vệ quyền lãnh thổ.

Quần đảo không có người ở nhưng lại có vị trí chiến lược mà Nhật Bản gọi là Senkaku và Trung Quốc gọi là Điếu Ngư tại Hoa Đông được cho là nơi giàu trữ lượng dầu khí, cũng là trung tâm của cuộc tranh cãi ngoại giao kéo dài giữa Trung Quốc và Nhật Bản.
Ảnh: wordpress

Nhượng Quyền Biển Đông?

Trần Khải
 
Chính phủ Phi Luật Tân đã dịu giọng với Trung Quốc về Biển Đông, và gửi lời nhắn là có thể sẽ có một thỏa hiệp để chấp nhận Trung Quốc vào vùng đảo Trường Sa nơi Phi đang tranh chủ quyền để “cùng khai thác dầu khí” với điều kiện 60% lợi tức sẽ thuộc về chính phủ Phi. Đó là một chuyển biến đáng ngại cho Việt Nam.
 
Hãy hình dung rằng, nếu VN chấp nhận cho TQ vào vùng biển do VN đang kiểm soát và đang tranh chấp chủ quyền với TQ để khai thác dầu, với khẩu hiệu TQ luôn luôn đưa ra là tạm gác tranh chấp để cùng khai thác kinh tế, chắc chắn sẽ là một cớ để TQ sau này ra Liên Hiệp Quốc tranh biện rằng chính VN đã chấp nhận vùng tranh chấp đó đã có sự hiện diện của TQ để khai thác kinh tế. Đó là một cớ để sẽ dằng dai hoài, cho dù có ra trước tòa quốc tế nào đi nữa.

Malacca - Nút thắt cổ chai ở Biển Đông

Biển Đông nằm trên tuyến đường giao thông biển huyết mạch nối liền Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương, châu Âu - châu Á, Trung Đông - châu Á, được coi là tuyến đường vận tải quốc tế nhộn nhịp nhất nhì thế giới. Hơn 90% lượng vận tải thương mại của thế giới được thực hiện bằng đường biển và trong đó gần phân nửa trong số này phải đi qua vùng Biển Đông

Mỗi ngày có khoảng từ 150 đến 200 tàu các loại qua lại Biển Đông, trong đó hơn 10% có trọng tải từ 30.000 tấn trở lên. Đây là mạch đường thiết yếu vận chuyển dầu và các nguồn tài nguyên thương mại từ Trung cận Đông và Đông Nam Á tới Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. Lượng dầu lửa và khí hóa lỏng được vận chuyển qua vùng biển này lớn gấp 15 lần lượng chuyên chở qua kênh đào Panama.

Ai đứng sau vụ cấm báo Thanh Niên tổ chức tri ân chiến sĩ?

Định Nguyên - Thông tín viên RFA

Báo Thanh Niên cùng một số đơn vị phối hợp dự định tổ chức lễ tưởng niệm, tri ân những chiến sĩ đã hy sinh trong trận chiến Gạc Ma vào ngày 14/3 vừa qua tại Cam Ranh, Khánh Hòa, nhưng bị hủy vào giờ chót.
Photo by Nguyễn Lân Thắng
Cô Trịnh Kim Tiến và chị Bùi Thị Minh Hằng cầm biểu ngữ vinh danh những người lính tử trận Trường Sa năm 1988 trong một lần biểu tình ở Hà Nội năm 2011.

2 tàu cá, 21 ngư dân bị Trung Quốc bắt giữ

Chiều 20.3, UBND huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) cho biết 2 tàu cá của ngư dân huyện đảo này vừa bị phía Trung Quốc bắt giữ khi đang khai thác hải sản tại ngư trường Hoàng Sa của Việt Nam vào chiều 3.3.
Đó là tàu QNg-66074 TS, công suất 45 CV do ông Trần Hiền (32 tuổi, ở thôn Tây, xã An Vĩnh, Lý Sơn) là chủ tàu kiêm thuyền trưởng, trên tàu có 11 lao động và tàu QNg-66101 TS, công suất 39 CV do ông Bùi Thu (48 tuổi, ở thôn Tây, xã An Vĩnh) làm thuyền trưởng, trên tàu có 10 lao động. Bà Lê Thị Phúc, vợ thuyền trưởng Trần Hiền, cho biết ngày 12.3 chồng bà gọi điện về nói 2 tàu cá và các ngư dân đang bị giam giữ tại đảo Phú Lâm (thuộc quần đảo Hoàng Sa); phía Trung Quốc yêu cầu mỗi tàu phải nộp 70.000 nhân dân tệ thì mới thả tàu.
UBND H.Lý Sơn đã có văn bản kiến nghị với UBND tỉnh Quảng Ngãi và các ngành chức năng T.Ư có biện pháp can thiệp để phía Trung Quốc sớm thả tàu và ngư dân.
Văn Mịnh