Thứ Hai, 5 tháng 3, 2012

THỀM BIỂN ĐÔNG, CHIẾC NÔI CỦA NGƯỜI VIỆT - NƠI TỔ TIÊN CHÚNG TA LẦN ĐẦU ĐẶT CHÂN LÊN ĐẤT CHÂU Á 70.000 NĂM TRƯỚC

Cho đến nay, có lẽ ít người để ý rằng, tiến trình hình thành dân cư Việt Nam có khoảng trống lớn. Từ giữa thế kỷ XX, khảo cổ học xác nhận, người Khôn ngoan (Homo sapiens) có mặt đầu tiên trên đất nước ta tại di chỉ Sơn Vi 32000 năm trước. Nhưng những khám phá di truyền học gần đây cho thấy, người tiền sử đã từ châu Phi theo bờ biển Ấn Độ tới Việt Nam khoảng 70.000 năm trước. 
Khám phá của các nhà di truyền học là đáng tin vì khảo cổ học cũng đã phát hiện bộ xương người Mongoloid tại Lưu Giang, Quảng Tây 68000 năm tuổi, một sọ người Australoid 60000 năm trước tại sa mạc Mungo nước Úc. Như vậy, di truyền học đã đẩy thời gian người tiền sử xuất hiện trên đất nước ta xa thêm 40.000 năm. 40000 năm ấy là khoảng trống vô tận của khảo cổ học, chắc chắn đã vô tăm tích nếu không được ghi dấu trong bộ gen của chúng ta!

“NGÔI BÁU VÀ HAI NGƯỜI ĐÀN BÀ TRONG SỬ VIỆT”

1. Dương Vân Nga. Là vợ của Đinh Tiên Hoàng, sau trở thành Hoàng hậu của Lê Đại Hành. Bà đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong sự chuyển giao giữa nhà Đinhnhà Tiền Lê.
Năm Kỷ Mão (979), Đinh Tiên Hoàng cùng con trai Đinh Liễn bị viên hoạn quan Đỗ Thích ám sát. Trước đó Thái tử Hạng Lang bị Đinh Liễn giết. Đinh Toàn, con trai còn lại của Đinh Tiên Hoàng lên ngôi. Dương Vân Nga trở thành Thái hậu.
Đinh Toàn kế nghiệp Hoàng Ðế khi mới 6 tuổi, Dưong Vân Nga đã phải cáng đáng những khó khăn vượt quá sức mình. Sự nghiệp thống nhất đất nước vừa được hoàn thành, bị đe doạ từ nhiều phía. Bên ngoài phong kiến phương Bắc sửa soạn đại binh xâm lược.

BA TRIỀU ĐẠI VIỆT NAM THỜI CẬN ĐẠI NỐI TIẾP ĐÒI LẠI VÙNG ĐẤT TẠI 10 CHÂU BỊ MẤT BỞI TRUNG QUỐC

Lai lịch đất 10 châu có thể tóm lược như sau: Năm Tân Tỵ Cảnh Hưng thứ 22 [1761] Hoàng Công Thư [tức Hoàng Công Toản] chiếm cứ 10 châu tại biên giới Việt Trung, thuộc vùng đất tại các tỉnh Ðiện Biên và Lai châu ngày nay và một phần đất thuộc huyện Kiến Thủy, tỉnh Vân Nam thời nhà Thanh. Mười châu gồm: Chiêu Tấn, Quỳnh Nhai, Lai, Luân, Tung Lăng, Hoàng Nham, Hợp Phì, Lễ Tuyền, Khiêm Châu và Tuy Phụ (1). Ðến đời con Hoàng Công Chất là Hoàng Công Toản bị chúa Trịnh Sâm sai Giám quân  Ðoàn Nguyên Thục đánh tan vào năm 1769. Hoàng Công Chất và đồng bọn chạy trốn sang Vân Nam và  đất đai trong 10 châu cũng bị chiếm mất 6 châu, Trung Quốc gọi đất này là Lục Mãnh [六猛 ]. Ðại Nam Nhất Thống Chí xác nhận rằng 6 châu bị mất vào nhà Thanh gồm: Tung Lăng, Hoàng Nham, Hợp Phì, Lễ Tuyền, Tuy Phụ, Khiêm. Riêng 4 châu còn lại thì đời đầu Nguyễn thuộc phủ An Tây, đến thời Thiệu Trị trích lấy đất lập châu Lai, tức tiền thân của tỉnh Lai Châu, năm Tự Ðức thứ 4 [1851] trích lấy châu Quỳnh Nhai và châu Luân cho lập phủ Ðiện Biên, tức tiền thân của tỉnh Ðiện Biên ngày nay.

Những trận chiến không bao giờ quên: Hải chiến Trường Sa 1988

Còn một Việt Nam khác...

Trịnh Hồng Lạc (Danlambao) - Cơ thể Việt Nam hình chữ S thân yêu đang quằn quại từng ngày, từng giờ, từ đỉnh đầu phía Bắc đến mũi chân phía Nam, vì những tiếng kêu rên thống thiết của người dân ở khắp mọi miền đất nước. Tiếng kêu rên ấy phát ra từ nhà tù tăm tối, từ cánh đồng hoang, mảnh đất trống, hay ngôi nhà đã bị cướp mất; từ cửa của các cơ quan công quyền; từ các nhà máy, phân xưởng, xí nghiệp; từ các nẻo đường phố thị hoặc từ biển khơi dội về...

Man Utd khiến Tottenham ôm hận

Chiến thắng 3-1 trên sân của Tottenham trong trận đấu muộn vòng 27 giải Ngoại hạng Anh tối qua giúp Man Utd tiếp tục bám sát đội đầu bảng Man City.

Tối qua là trận cầm quân thứ 986 của Ferguson (trái) ở giải vô địch quốc gia Anh, vượt qua kỷ lục của Matt Busby.
Tối qua là trận cầm quân thứ 986 của Ferguson (trái) ở giải vô địch quốc gia Anh, vượt qua kỷ lục của Matt Busby.

Wladimir Klitschko thắng knock-out trận thứ 50

'Tiến sĩ búa thép' chỉ cần đến hiệp thứ tư để hạ đo ván đối thủ thách đấu người Pháp Jean Marc Mormeck trong trận quyền anh hạng nặng bảo vệ ba đai WBA, IBF và WBO hôm qua.

Trận đấu thứ 60 trong sự nghiệp quyền anh hạng nặng của Klitschko kết thúc theo cách nhẹ nhàng đến bất ngờ. Ngay hiệp hai, võ sĩ 39 tuổi người Ukraine đã cho Mormeck đo ván lần đầu bằng một cú đấm thuận tay. Sang hiệp thứ tư, sau ba cú đấm liên tục của Klitschko, Mormeck gục hẳn và chấp nhận thua cuộc.
"Tôi rất vui với lần thứ 50 thắng trận bằng knock-out. Tôi đã hứa với người hâm mộ việc này từ lâu và hôm nay, tôi đã giữ lời".
Mormeck (trái) chưa xứng tầm để thách thức Klitschko.
Mormeck (trái) chưa xứng tầm để thách thức Klitschko. Ảnh: AFP.

Kissinger: Không nhất thiết xảy ra xung đột Mỹ - Trung

Thanh Hảo dịch theo Foreign Affairs

Nếu bị thách thức, Mỹ sẽ làm những gì cần thiết để bảo vệ an ninh của mình. Nhưng nước này sẽ không chọn đối đầu như một chiến lược cần lựa chọn. Với Trung Quốc, Mỹ sẽ phải đối đầu với một kẻ thù có nhiều thế kỷ kinh nghiệm trong việc sử dụng xung đột kéo dài như một chiến lược và có học thuyết nhấn mạnh sự kiệt quệ tâm lý của đối phương.

Vào ngày 19/1/2011, Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã ra một tuyên bố chung vào cuối chuyến công du của ông Hồ Cẩm Đào tới Washington. Tuyên bố chỉ ra cam kết chung của hai bên về một "mối quan hệ Trung - Mỹ tích cực, hợp tác và toàn diện".

Tập trận đa quốc gia ở biển Đông

Lần đầu tiên, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc dự kiến sẽ tham gia tập trận chung với Mỹ và Philippines trên biển Đông. 
Tàu chiến Mỹ và Philippines trong một cuộc tập trận Balikatan - Ảnh: Militaryphotos.net

Một dòng sông Ấn Độ bắt nguồn từ Tây Tạng bị cạn nước, Trung Quốc bị nghi là thủ phạm

Dòng sông lớn Brahmaputra ở miền đông bắc Ấn Độ bắt nguồn từ Tây Tạng, bỗng dưng bị cạn nước không rõ lý do. New Delhi nghi ngờ là Bắc Kinh có trách nhiệm trước hiện tượng trên. Hôm nay 02/03/2012 Trung Quốc đã lên tiếng cho rằng đập thủy điện được xây dựng tại nước này không ảnh hưởng gì đến lưu lượng của sông Brahmaputra.

Dòng sông Brahmaputra bắt nguồn từ dãy núi Himalaya ở gần thủ phủ Lhassa của Tây Tạng, dài 2.900 km từ miền đông nam Tây Tạng đến Trung Quốc, Ân Độ và Bangladesh. Tại mỗi nước, con sông này được gọi theo một tên khác nhau. Ở Tây Tạng, được gọi là sông Yarlung Tsango, khi chảy vào bang Himachal Pradesh của Ấn Độ thì tên sông trở thành Siang, còn khi đến Bangladesh thì được gọi là sông Jamuna.