Thứ Sáu, 8 tháng 7, 2011

TQ luôn nhắm vào điểm yếu của VN

Tuần qua, tờ báo Đại Đoàn Kết đưa bài viết “Gặp nhân chứng trận hải chiến bảo vệ Hoàng Sa năm 1974”, trong đó phỏng vấn một số chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã trực tiếp tham gia vào trận hải chiến ở Hoàng Sa ngày 19/1/1974.

Photo by Hiền Vy/RFA
Buổi lễ Tưởng niệm Anh hùng Tử sĩ Hoàng Sa tại Houston vào chiều 17 tháng 1 năm 2010
Nhiều ý kiến trong công luận xem đây là một bước ngoặt về quan điểm khi trên thực tế suốt một thời gian dài, sự kiện và các nhân chứng lịch sử trên hầu như chưa bao giờ được nhắc đến trên các phương tiện truyền thông chính thống.
Khánh An phỏng vấn Cựu Phó đề đốc, Tư lệnh hải quân vùng I duyên hải Hồ Văn Kỳ Thoại, để biết thêm ý kiến của một người đã trực tiếp chỉ huy và tham gia vào trận hải chiến ở Hoàng Sa năm 1974.

Mạnh Kim - Cục diện quốc phòng Châu Á thay đổi như thế nào

Mạnh Kim

Rào chắn phên dậu

Âm mưu bành trướng không che đậy của Trung Quốc đã khiến cục diện an ninh-quốc phòng khu vực đang thay đổi sâu sắc mới mức độ gần như toàn diện. Những bản tin cho thấy nước nọ sắm vũ khí hoặc nước kia liên kết hợp tác quốc phòng hầu như xuất hiện hàng ngày. Nếu chẳng phải vì chính sách “Thuận ngã giả xương, nghịch ngã giả vong” của Trung Quốc (Theo lời ta thì được tốt đẹp, chống lại ta thì ta cho chết) thì hòa bình khu vực đã không bị đe dọa và các nước đã chẳng đầu tư cho quốc phòng nhiều đến vậy. Duyên hải phòng ngự bây giờ đã trở thành chính sách an ninh quốc gia hàng đầu đối với châu Á…

S.T.T.D. Tưởng Năng Tiến – Thái Độ & Chế Độ

Tưởng Năng Tiến
Bữa trước, tôi nghe ông Nguyễn Hưng Quốc cằn nhằn:
Chỉ duy có một điểm chung nhất, ở tất cả các phi truờng tại Việt Nam, từ quốc tế đến quốc nội: đó là gương mặt lạnh lùng, vô cảm của các nhân viên hải quan. Đặt chân đến các nuớc khác qua ngả hàng không, điều chúng ta bắt gặp đầu tiên có thể là một nụ cuời. Ở Việt Nam thì không. Tuyệt đối không. Gương mặt nào cũng lạnh tanh. Ánh mắt nào cũng lạnh tanh. Không khí chung quanh lạnh tanh.

Một chữ đồng

Tống văn Công
Viết tặng André Menras – Hồ Cương Quyết
1
Sáng nay (7-7-11), chưa nguôi xúc động sau khi đọc bài Một tiếng nói trong nhà của anh, tôi lại đọc một bài của ông Nguyễn Thế Sự, một người Việt có học, bôi nhọ những người Việt yêu nước đi biểu tình chống Trung Quốc xâm lược. Dù rất mỏi mệt, tôi vẫn viết ngay gửi anh những dòng này.
Khi anh trả lời Phó bí thư Thành ủy Nguyễn văn Đua: “Đồng chí không có nghĩa là cùng trong Đảng. Từ lâu tôi đứng về phía Việt Nam trong mọi cuộc chiến đấu chống lại sự bành trướng và xâm phạm chủ quyền Việt Nam. Cuộc tuần hành này cũng vậy”, tôi hiểu anh là…! André Menras - Hồ Cương Quyết ơi, tôi định gọi anh là đồng chí, nhưng lại lúng túng, rồi thấy không thể, bởi vì, “Tôi xấu hổ vì anh đồng chí; Vì dùi cui anh giương”!
Có lẽ từ đồng chí đã lâm bệnh trước khi Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu sụp đổ. Nó lâm bệnh, đúng ra là đã chết khi Trung Quốc nã đại bác vào Liên Xô. Không, có lẽ trước đó nữa, khi Mao Trạch Đông giết Lưu Thiếu Kỳ, Bành Đức Hoài như giết chó. Cũng còn trước lâu nữa, khi Stalin cho điệp viên đuổi theo tận Mexico để hạ sát L. D. Trotsky, một nhà lãnh đạo Cách mạng tháng 10, chỉ đứng sau Lénin… Ở Việt Nam không biết tự bao giờ đã có câu thành ngữ: “Khi thân mật mày mày, tao tao, lúc cãi nhau kính thưa đồng chí”. Từ “đồng chí” ở Việt Nam cũng đã lâm bệnh mạn tính. Người ta bắt đầu sáng tạo một từ mới “đồng thuận” để tìm sự gật đầu cho những chủ trương khó nuốt. Các nhà ngôn ngữ học chưa kịp đưa “đồng thuận” vào từ điển, nhưng nghị quyết nào cũng phải có nó, mới đây Thứ trưởng Hồ Xuân Sơn vừa đưa nó vào ngôn từ ngoại giao với “sự đồng thuận Việt Nam - Trung Quốc”! Từ đồng thuận đang bị thách thức nghiêm trọng khi phải đối đầu với những kiến nghị (Kiến nghị dừng khai thác bauxite Tây nguyên, Kiến nghị yêu cầu Bộ Ngoại giao cung cấp thông tin liên quan đến quan hệ với Trung Quốc), tuyên cáo (Tuyên cáo lên án Trung Quốc xâm lược) và các cuộc biểu tình chống Trung Quốc gây hấn xâm chiếm biển đảo, đang bị công an ráo riết ngăn chặn.

Mẹ Nấm - Thư gửi chị Phương Nga

Mẹ Nấm
Thưa chị,
Lâu nay, thiên hạ bàn luận nhiều đến những phát ngôn của chị, về những gì chị phát biểu khiến chị chẳng khác nào một "hot girl" trong chuyên mục "Chính trị - Thời sự". Người ta cũng nói nhiều đến kiến thức và các phẩm chất, tố chất khác của một con vẹt để làm phép so sánh, phần em, em nghĩ mình không đủ hứng thú để tham gia vào mấy vụ đó.
Bởi thực tế, nếu bàn hay luận thì nhà chị cũng đã nói rồi. Mọi việc thiên hạ biết rồi.
Em nghĩ chị thông minh và đủ nhạy cảm để biết thiên hạ nói gì về chị.
Có điều hôm nay là một ngoại lệ, vì hôm qua em đọc báo thấy có đăng thông cáo báo chí , đọc đến đoạn chị phát biểu và tuyên bố với tờ Financial Times (*) làm lòng em không khỏi áy náy.
Thực lòng, em cũng muốn nghĩ rằng câu danh ngôn: "Người bình thường còn hơn con Vẹt cực thông minh" là ngoại lệ đối với chị. Nhưng hỡi ôi, lòng muốn vậy mà thực tế thì không.

"Biểu tình là phản ứng của người dân"

Trường Sa
Trả lời báo nước ngoài hôm thứ Năm 07/07, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nói việc biểu tình là "phản ứng của người dân trước những sự kiện ở Biển Đông".
Bà Nguyễn Phương Nga đã chủ trì buổi họp báo thường kỳ với các phóng viên trong và ngoài nước, trong đó bà trả lời một số câu hỏi được các phóng viên gửi tới từ trước.
Báo mạng Giáo dục Việt Nam tường thuật rằng phóng viên hãng thông tấn Pháp AFP có mặt tại đây đã hỏi bà Phương Nga: "Liệu trong bao lâu nữa Chính phủ Việt Nam sẽ cho phép người dân tiến hành biểu tình trước Đại sứ quán Trung Quốc sau một loạt các sự kiện người dân Việt Nam tiến hành tuần hành trước cửa Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội và lãnh sự quán Trung Quốc tại Thành phố Hồ Chí Minh cũng như sự kiện thứ trưởng Hồ Xuân Sơn đã tới thăm Trung Quốc trong tháng 6 vừa qua?"

Sẽ có một ngày như thế

Sau khi Trung Quốc cắt cáp tàu Bình Mình lần 1 vào tháng 5, từ đầu tháng 6 đã xảy ra biểu tình ôn hòa phản đối Trung Quốc tại khắp nơi trên thế giới.
AFP photo
Người Việt tại Tokyo tập trung biểu tình phản đối Trung Quốc hôm 25/6/2011

Việc nước là việc chung

Bất kể cuộc biểu tình xảy ra trong nước hay hải ngoại, số lượng thanh niên – sinh viên chiếm đa số. Và đối với họ, tham gia biểu tình là không phân biệt nơi chốn, thành phần và quan điểm chính trị.

BÀI PHẢN HỒI CỦA ÔNG NGUYỄN THẾ SỰ GỬI BẠN ĐỌC

Ông Nguyễn Thế Sự và tác giả bài trên Hoàn Cầu Thời Báo
 Phản hồi của ông Nguyễn Thế Sự về bài báo
“Giáo sư chư hầu – nhơ để ngàn năm”
 

Lời tựa của chủ blog Non sông gấm vóc:
 

Sáng nay vào mạng thấy có bài “Giáo sư chư hầu – nhơ để ngàn năm” trên NXD blog, đọc xong tôi vội gọi ngay cho ông Sự . Tôi với ông vốn là đồng nghiệp và có quen biết nhau. Ông tỏ ra ngạc nhiên vì thông tin tôi báo.Tôi bảo ông phải trả lời bạn đọc ngay, chứ bạn đọc phản ứng dữ lắm đó. Ông bảo: tôi ít đọc mạng, vả lại tôi không biết blog bleo gì, thôi thì tôi viết bài, rồi nhờ ông đăng báo trả lời bạn đọc giùm.

Đúng như nhà văn Nguyễn Quang Lập đã nghi vấn “Liệu ông Sự có nói vậy không, hay là cái ông nhà báo TQ bịa ra? Mình nhìn ông nhà báo TQ mặt non choet thì cũng nghi lắm. Nhiều ông nhà báo cu con, báo chí chẳng làm, toàn giở trò láu cá, ở đâu cũng vậy. Chỉ cần gặp được người ta, nói năng năm điều ba chuyện chi đó rồi về phóng lên thành bài phỏng vấn khiến cho người bị phỏng vấn ngơ ngác không biết mình đã nói vậy khi nào. Rất có thể ông Sự cũng bị lâm vào hoàn cảnh như vậy. Nếu điều đó đúng thì mình rất mừng, vì mình không thể tin nổi có một người Việt Nam lại phát ngôn ngu xuẩn như vậy, nhất là khi phát ngôn ở báo Hoàn cầu TQ.”. Ông Sự đã bị lừa.


Một người đã trải đời như ông Sự, được học ngôn ngữ, văn hóa Trung Hoa, từng làm việc tại nước “bạn”, yêu mến nhân dân Trung Hoa, quý trọng tình hữu nghị Việt – Trung, vậy mà…vẫn bị lừa. Chính xác là ông đã bị phản bội.

Việt Minh

Việt Nam với cơn thịnh nộ được kiểm soát cẩn thận

Bridget O’Flaherty
Ngày 6-7-2011
Những cuộc biểu tình xảy ra vài tuần qua ở Hà Nội, liên quan đến tranh chấp biển đảo với Trung Quốc, có thể là nhỏ đấy, nhưng vẫn hết sức bất thường.

5 chủ nhật liên tiếp trong tháng qua, những người biểu tình ở Hà Nội đã tập trung gần Đại sứ quán Trung Quốc để phản đối các hành động gần đây của Trung Quốc trên biển Hoa Nam (được Việt Nam gọi là Biển Đông).
Những cuộc tụ tập thu hút có lẽ thu hút chỉ vài trăm người, và thậm chí có mấy lần còn ít hơn thế nữa. Tuy nhiên, ở một nước nơi các cuộc biểu tình công cộng rất hiếm khi xảy ra và nếu xảy ra thì nhìn chung chỉ tập trung vào các vấn đề có ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống thường nhật của người dân, như là chiếm hữu đất đai hay điều kiện làm việc ở nhà máy – thì những cuộc tụ tập như thế đặc biệt bất thường.
Cho đến nay, các cuộc biểu tình đều bắt đầu ở gần Đại sứ quán Trung Quốc, mặc dù hàng rào trên đường Hoàng Diệu nơi đại sứ quán thật sự tọa lạc thì nói chung chưa bao giờ được công an dỡ bỏ. Hậu quả là những người biểu tình phải đứng ở quảng trường Ba Đình (nơi có bức tượng Lenin nổi tiếng) (1) rồi sau đó đi vòng quanh khu trung tâm thành phố và cái hồ trung tâm của Hà Nội – Hoàn Kiếm.

KHA TIỆM LY: HOÀNG SA TIẾU NGẠO PHÚ


HOÀNG SA TIẾU NGẠO PHÚ
Kha Tiệm Ly

Tưởng rằng,

Tổ tiên có lắm bậc đại hiền,
Tử tôn ắt nhiều người cao đức.

Ngờ đâu,

Cây cha thẳng, mà tủa cành, nhánh cong queo,
Giống mẹ lành, lại trổ trái, hoa đắng nghét!
Thương cho các ông thầy Lão Đam, Mặc Địch, Khổng Khâu,
Lại có mấy thằng trò Bàng Quyên, Hòa Thân, Hòa…Thiết (!)
Lời cũng như sách, đều dạy phong ngôn hòa ái, khiêm cung,
Mặt dẫu giống người, nhưng quen dã tính hung hăng, tàn ác.
Với kẻ thù, mi quen tuồng làm tớ làm tôi,
Với đồng bào, mi giở thói sát nhơn sát đức!