Thứ Sáu, 20 tháng 1, 2012

Bà Trần Ngọc Sương, ông Đoàn Văn Vươn & cuộc "thư hùng" sắp tới?

Nguyễn Ngọc Già
 
Vụ án Đoàn Văn Vươn đã phô bày mọi góc cạnh hư hỏng của hệ thống thượng tầng kiến trúc thuộc thể chế chính trị hiện nay. Nó không còn là "lỗi hệ thống" như ông Nguyễn Văn An tuyên bố, mà phải nói: TOÀN BỘ HỆ THỐNG CẦM QUYỀN HIỆN NAY ĐANG RỮA NÁT. Đặc biệt trong đó nổi lên hai vấn đề lớn: Pháp Luật & Đạo đức.
Về pháp luật, vụ án Đoàn Văn Vươn trở thành lời tố cáo đanh thép và thuyết phục nhất cho những ai còn mơ hồ việc "...Nhà nước đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai và thống nhất quản lý về đất đai, chế độ quản lý và sử dụng đất đai...".(Điều 1 Chương 1 Luật Đất đai 2003).

Vô liêm sĩ!

Tô Vĩnh Hà 

Đọc những dòng tin cho biết ông Thoại (tôi không thèm biết họ tên đầy đủ của ông ta), Phó Chủ tịch UBND TP Hải Phòng tuyên bố với báo chí rằng chính người dân chứ không phải lực lượng cưỡng chế đã phá tan tành cái nhà trên miếng đất không thuộc diện thu hồi của ông Vươn mà bức bối đến mức, ngay cả tượng bụt ngồi trên chùa cũng phải u ư!
Thứ nhất, giả thử rằng “người dân” đập phá thì hàng trăm công an đứng đó để làm gì mà không bảo vệ tài sản của nhân dân - người nộp thuế để nuôi hàng vạn cán bộ chiến sĩ CAND? Chỉ riêng điều đó thôi đã chứng tỏ rằng sự trơ trẽn và láo toét của kẻ tự xưng là đại diện cho nhân dân không có lấy một cái mi ly lông trọng lượng nào.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp thượng nghị sỹ John McCain

Ngày 19-1, tại Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp đoàn Thượng nghị sỹ Mỹ do thượng nghị sỹ John McCain - Phó chủ tịch Ủy ban Quân lực Thượng viện Mỹ - dẫn đầu.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp đoàn thượng nghị sỹ Mỹ do thượng nghị sỹ John McCain dẫn đầu

Hẹn một ngày giành lại Hoàng Sa

Dân Làm Báo - Chiều 20 tháng 1 năm 1974, sau những trận hải chiến dữ dội chung quanh quần đảo Hoàng Sa để chống lại các lực lượng hải quân Trung Quốc đông hơn và mạnh hơn gấp nhiều lần, các đơn vị hải quân Việt Nam Cộng hoà đã buộc phải triệt thoái khỏi quần đảo Hoàng Sa, nơi tổ tiên chúng ta đã bao đời gìn giữ. Các anh Ngụy Văn Thà, Nguyễn Thành Trí và nhiều thanh niên Việt Nam khác đã theo dấu chân các anh hùng dân tộc mà đền nợ nước. Các anh đã hy sinh. Máu của các anh đã làm mặn thêm vùng biển mẹ. Tinh thần yêu nước của các anh làm sáng thêm ngọn lửa thiêng độc lập, tự chủ của dân tộc Việt Nam. Ngọn lửa bất khuất đó lần nữa bùng cháy trong lòng tuổi trẻ Việt Nam qua hàng loạt các cuộc biểu tình bắt đầu từ ngày 9 tháng 12 năm 2007 lịch sử. Hôm nay, 20 tháng 1 năm 2012, Dân Làm Báo đăng lại bài viết Hẹn một ngày giành lại Hoàng Sa của anh Trần Trung Đạo, được viết trong những ngày nóng bỏng 2007, để đánh dấu hai thời điểm quan trọng trong dòng lịch sử đấu tranh của dân tộc Việt Nam.

38 năm ngày Trung Quốc chiếm Hoàng Sa

Câu hỏi về việc vinh danh các chiến sỹ Việt Nam Cộng hòa hy sinh tại Hoàng Sa lại nổi lên nhân ngày 38 năm quần đảo này vào tay Trung Quốc.
Chiến hạm Nhật Tảo HQ-10
Trong trận hải chiến Hoàng Sa, 60 chiến sỹ VNCH tử nạn
Đúng 38 năm trước, 58 lính hải quân Việt Nam Cộng hòa đã hy sinh trong trận hải chiến Hoàng Sa kéo dài từ 17/1-19/1, nhưng không bảo vệ được quần đảo này.
Tuy quân số hai bên không khác nhau nhiều, nhưng các chiến hạm của Trung Quốc tối tân hơn hẳn của Việt Nam Cộng hòa.

VỌNG HOÀNG SA

Hà Thành 
“Ðất nước Việt Nam có khi thịnh khi suy, lịch sử Việt Nam có khi hưng khi phế, thế hệ trước không giữ được Hoàng Sa nhưng không phải vì thế mà Hoàng Sa trở thành đất của Trung Quốc hay của bất cứ một quốc gia nào khác. Dân tộc Việt Nam, các thế hệ Việt Nam hôm nay và mai sau phải nhớ rằng: Bất cứ khi nào các điều kiện kinh tế, chính trị và quân sự cho phép, một trong những việc đầu tiên là phải lấy lại Hoàng Sa.”