Chủ Nhật, 14 tháng 8, 2011

Thoát Trung Luận

Giáp Văn Dương
Thời gian gần đây, khi thảo luận về những nguy cơ đối với nước ta trước sự trỗi dậy của Trung Quốc, về lựa chọn mô hình phát triển cho Việt Nam, về tình hình tranh chấp Biển Đông …, một số người thuộc giới trí thức trong và ngoài nước, dù chưa chính thức, cũng đã ít nhiều đi đến một nhận định chung: Cần thoát khỏi sự ảnh hưởng của Trung Quốc!
Tuy nhiên, nhận định này chưa bao giờ được viết ra một cách mạch lạc, có hệ thống, và dường như chỉ mới dừng ở mức trực giác. Vì thế, một bài luận nhằm phân tích rõ ràng về nhận định quan trọng này là cần thiết.
*
* *

“Xương máu đồng bào”

Phạm Hồng Sơn
 
Người ta ai cũng là da thịt,
Con dân một nước người nào chả là đồng bào?
Thế mà, ác nghiệt thay: công thần dám tỏ lòng trung với nước lại bị đe nẹt, lao tù. Em gái nhỏ chỉ ngồi nhà xiển dương lòng yêu nước cũng bị đày vào lao ngục. Kẻ sĩ dấn thân bảo vệ công lý, phản đối quân xâm lược, góp sức hòa giải, hòa hợp dân tộc cũng bị sách nhiễu, vu tội, cầm tù.
Máu xương đồng bào nào chảy chả làm đồng bào nào phải ngậm ngùi, thương xót?

Biểu tình chống Trung Quốc bành trướng tại Hà Nội, 14-8-2011

Video sáng chủ nhật, 14 tháng 8 tại Hà Nội

Liệu Trung Quốc có tấn công xâm lược Việt Nam lần thứ hai không?

Việc Trung Quốc gây hấn trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam khiến tình hình biển Đông trở nên căng thẳng. Báo chí Trung Quốc (thậm chí như tờ thời báo Hoàn Cầu-một phụ trương của Nhân Dân nhật báo) cùng với các trang Web lên tiếng hù dọa, xúc phạm dân tộc Việt Nam, gây thù hằn dân tộc, đe dọa chiến tranh… Với những dấu hiệu đó, liệu Trung Quốc có tấn công xâm lược Việt Nam lần thứ hai nữa không? Nếu có thì quy mô đến như thế nào, xảy ra ở đâu, trên biển hay đất liền???… Với tư cách từng là một sỹ quan Hải quân xin có một vài điều để bạn đọc tham khảo.

Lúc nào thì Trung Quốc khiến Mỹ bất an?

Lê Ngọc Thống

Thường có không ít người Trung Quốc thấy thế giới ca ngợi là trung tâm kinh tế thứ hai của Thế giới, thấy làm nhái giống một số vũ khí hiện đại của các nước khác thế là hoanh hoang, hiếu chiến. Thậm chí họ gào thét phê phán nhà cầm quyền thiếu cứng rắn, nhu nhược, sợ Mỹ. Rằng nếu như Mỹ chơi con bài Trung Quốc thì ngược lại Trung Quốc cũng chơi con bài Mỹ, cả hai bên đều có lợi thì cóc gì phải sợ... Nhưng vấn đề họ không hiểu ở đây là: Ai là người làm chủ cuộc chơi. Khi hiểu biết ai là người làm chủ cuộc chơi thì sẽ có cách cư xử đúng mực, tôn trọng đối thủ, học hỏi đối thủ để có ngày ta sẽ làm chủ cuộc chơi.

Tản mạn về chính tà & lòng yêu nước của người Việt

 lichsu-hsts.jpg 
Luận về lòng yêu nước, cách đây hơn trăm năm, cụ Phan Sào Nam đã hồn nhiên nhận định: "Đã là con người thì ai cũng biết phải trái. Yêu nước là việc phải. Vậy đã là người (Việt Nam) thì ai cũng có lòng yêu nước". Phát biểu này của cụ Phan đã bị những người cộng sản phê phán, cho rằng nông nổi, nhẹ dạ, là nguyên nhân dẫn tới thất bại của phong trào cách mạng (Đông du) do chính cụ khởi xướng.