Thứ Ba, 30 tháng 8, 2011

Nghĩ về Libya

Tống văn Công
image Sáng nay, 29-8-2011, một tờ báo lớn có bài Ba điểm yếu của cuộc chiến Libya: 1- Bộc lộ yếu kém của NATO; 2- Lãnh đạo mới có thể không tốt hơn cũ; 3- Quá phụ thuộc vào NATO. Hôm kia, 27-8-2011, một nhà bình luận tên tuổi của báo chí Việt Nam đặt ra 2 “câu hỏi lớn”: Một là vai trò NATO, ngoài chuyện không kích và phong tỏa không phận, còn có gì nữa chưa được biết? Hai là, tại sao ông Gaddafi để mất Tripoli quá dễ dàng, nhanh chóng đến thế?
Thật kinh ngạc vì sự tổng kết cuộc chiến và câu hỏi lớn nhất của các nhà báo nước ta!
Các nền báo chí tự do của thế giới từng ngày có những quan điểm trái nhau. Ngay các nước tích cực trợ giúp quân sự cho quân nổi dậy, nhà báo của họ từng ngày có ý kiến phản biện với chính phủ. Trong khi đó, báo chí chúng ta quen chọn ý kiến của một phía thích hợp với khẩu vị mình, tự đánh lừa, cuối cùng bị bối rối khi sự thật diễn ra nhanh chóng và hoàn toàn trái ngược! Bạn đọc cũng bị “định hướng” của nhà báo đánh lừa!

Vậy là hết, Gadhafi!

Xuân Thủy
Lỗ chỗ vết đạn trên tranh vẽ ông Moammar Gadhafi trên tường một tòa nhà ở Tripoli. Ảnh: AP
Cuối cùng, thủ đô Tripoli thất thủ. Cuối cùng, người dân Lybia biết vài phần về cuộc sống xa hoa của nhà lãnh đạo Moammar Gadhafi, người mà hơn 40 năm trước lật đổ chế độ quân chủ, tức vương triều của vua Idris I,để mở ra một chế độ mới dựa trên cái gọi là “dân chủ nhân dân trực tiếp”. Nhưng không vì thế mà Lybia bước vào một kỷ nguyên dân chủ.

Chủ Nhật, 28 tháng 8, 2011

Guiness Việt Nam từ xưa đến nay

Theo Bảo Mai thì ” Tổ chức Guiness thế giới gần đây liên tục nhận được đơn đăng ký xác nhận kỷ lục từ Việt Nam. Theo một vị đại diện của tổ chức này cho hay, không phải chỉ là gần đây mà theo dòng lịch sử từ xa xưa nước Việt đã xác nhận những kỷ lục khiến nhân loại phải ngưỡng mộ….”  Mình nghĩ đây chỉ là  lời nói đùa vui vẻ, giúp cho thư giãn cuối tuần. Những guiness như thế mình đã nghe nói từ lâu lắm rồi , có thứ mình nghe từ thuở lên năm. Mình cóp lại những kỉ lục Việt vui vui  từ blog Bảo Mai. cũng chỉ để thư giãn cuối tuần, không có ý gì khác.
 1. Bà mẹ sinh con nhiều nhất thế giới từ xưa đến nay là bà Âu Cơ: 100 con.

Thứ Bảy, 27 tháng 8, 2011

Hoa Kỳ và Việt Nam xích lại gần nhau

Thanh Quang
Trong thời gian gần đây, có nhiều nguồn tin báo động về nguy cơ Trung quốc có thể động quân đối với Việt Nam.
Từ việc TQ tập trung quân tại vùng biên giới Việt-Trung cho tới thậm chí quân đội TQ được chỉ thị chuẩn bị tấn công VN, giữa lúc Hoa Kỳ chuyển trọng tâm từ Trung Đông sang châu Á. 

Ý đồ quân sự của Trung Quốc

000_Hkg5203489-250.jpg
Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc mua lại của Liên Xô cũ, đang neo đậu tại cảng Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc hôm 04/8/2011. AFP photo.
Qua cuộc trao đổi với Thanh Quang, Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng dạy môn Bang giao Quốc tế tại Đại học George Mason trước hết có ý kiến về vấn đề động quân của TQ:
Tôi nghĩ hành động động quân của TQ có tính cách đe dọa thôi. Chứ việc TQ tấn công VN thì phải có cớ gì mới làm được. Mà hiện nay chưa có cớ gì, nên nguy cơ đó chưa thể xảy ra.

Việt Nam thả hơn 100 ngư dân và tàu cá Campuchia.

2011-08-26
103 ngư dân trên 27 chiếc tàu đánh cá của Campuchia vào đánh cá trong hải phận tỉnh Kiên Giang, bị lực lượng bảo vệ biển Việt Nam bắt giữ, tạm giam ở đảo Phú Quốc. Việt Nam đã đối xử với họ ra sao? Quốc Việt tường trình.
RFA photo - Tung lưới cửa sông-RFA photo

Thứ Sáu, 26 tháng 8, 2011

CHỮ "NHẪN" TRONG CUỘC ĐỜI ĐẠI TƯỚNG

Mai Thanh Hải Blog - Hôm nay, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, bước qua tuổi 100, ở độ tuổi "xưa nay hiếm" (hôm nay cũng là ngày sinh nhật Nhạc sĩ/ Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo). Nghĩ mãi, chả biết viết gì, bởi với Đại tướng, mọi lời ca ngợi - tung hô đều vô nghĩa và Đại tướng chỉ muốn dung dị, đời thường. Thưa Đại tướng! Chúng con chỉ xin được nói 1 câu "Chúc Đại tướng khỏe", như những lần Đại tướng xuống với bộ đội và cả đoàn quân hô, đến vỡ to lồng ngực và rền vang trong tim: "CHÚC ĐẠI TƯỚNG KHỎE!"...
Xin được đăng lại bài của năm trước, viết về Đại tướng

Bài học Gaddafi: Không thể dùng tiền mua nhân phẩm và quyền sống của đồng loại

Doãn Mạnh Dũng

1/9/1969 Trung úy Gaddafi thực hiện cuộc đảo chính chế độ quân chủ Vua Idris và xây dựng nước Gia-ma-hi-ri-a A-rập Li-bi nhân dân Xã hội chủ nghĩa Vĩ đại, gọi tắt là Libi.
Từ một nước nghèo đói, Libi đã trở thành một quốc gia giàu có. Dân số 6.173.579 người (2008). Thu nhập bình quân đầu người 13.100 USD/năm (2007). Tuổi thọ trung bình với nam 71 tuổi, nữ 76 tuổi (theo khảo sát của Liên Hiệp Quốc).
Đó là một quốc gia có mức sống mà nhiều nước trên thế giới thèm khát. Sự giàu có từ nguồn tài nguyên dầu lửa của Li bi đã làm chàng trai Gaddafi ngộ nhận về vị trí của cá nhân trong cộng đồng loài người. Dù rằng những năm Gaddafi nắm quyền hành, thế giới vẫn còn chia hai cực Xã hội chủ nghĩa và Tư bản chủ nghĩa, nhưng nền văn minh của loài người vẫn theo quy luật ngày càng tiến bộ. Tổ chức sản xuất có xu thế ngày càng rõ theo quy luật liên kết và phụ thuộc lẫn nhau. Con người ngày càng yêu con người hơn. Con người ngày càng được tôn trọng không chỉ quyền được sống, quyền mưu cầu hạnh phúc, phẩm giá và cả tính cách riêng chính đáng của từng cá nhân. Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, những luận thuyết cực đoan đã làm mê hoặc lãnh tụ Gaddafi, vì vậy ông đã hậu thuẫn các hành động khủng bố. Gaddafi đã gieo mầm độc từ những năm cuối thập niên 1980.

Stalin là người đã làm Liên Xô tan rã

Peter Rutland Philip Pomper
image Hai mươi năm sau cuộc đảo chính làm tan rã Liên Xô, cần phải trở lại với câu đố về sự cáo chung bất ngờ của nó. Nhân vật nào phải chịu trách nhiệm nhiều nhất về sự sụp đổ của Liên Xô? Câu trả lời thường là nhà lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev (đối với những người theo phái tự do) hay Tổng thống Mỹ Ronald Reagan (đối với những người bảo thủ). Nhưng trên thực tế, chỉ có một nhân vật xứng đáng được quan tâm mà thôi: đấy là Josef Stalin.
Stalin thường được người ta mô tả như là một thiên tài độc ác nham hiểm, người đã lợi dụng sự kém cỏi của phương Tây và sự hiện diện của Hồng quân ở Berlin vào năm 1945 nhằm mở rộng đế chế Xô Viết vào sâu trong lãnh thổ châu Âu.
Trên thực tế, sự phóng chiếu sức mạnh của Liên Xô vào Trung Âu là sai lầm chiến lược, đã đưa nhà nước Xô Viết đến chỗ diệt vong. Stalin chấp nhận hoàn toàn luận cứ của Vladimir Lenin, cho rằng chủ nghĩa đế quốc là “giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản”.

Thứ Năm, 25 tháng 8, 2011

ĐẠI TƯỚNG CỬA NƯỚC NON

Mùa thu này, cả nước chứng kiến tên tuổi một Đại tướng đi vào huyền thoại Đại Thọ. Và không ở đâu như Việt Nam, người dân nói đến Đại tướng lại thường nghĩ đến một con người; Võ Nguyên Giáp. Tên ông đủ rộng để đồng nghĩa với danh từ Đại tướng, mà có khi lại rộng hơn danh từ đó.

VÕ NGUYÊN GIÁP, HÀO KHÍ TRĂM NĂM

 Đó là tên cuốn sách mới ra lò của Nhà xuất bản Trẻ, một cái tên sách chuẩn không cần chỉnh. Nxb Trẻ làm cuốn sách này để kỉ niệm 100 năm ngày sinh Võ Đại Tướng.  Mình được Nxb Trẻ tặng cuốn này đã hơn chục ngày nhưng bận rộn quá chưa đọc được. Sáng nay thức dậy, sực nhớ hôm nay là ngày Võ Đại Tướng tròn trăm tuổi, mình tìm cuốn sách, lướt qua 472 trang sách, thấy xúc động quá.
“Bên cạnh những sự kiện lịch sử đã quen thuộc với tất cả mọi người mà quyển sách dạng biên niên sử này không thể bỏ qua, 100 đề mục được thể hiện ở đây còn mang lại những thông tin lý thú về cuộc đời Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
- Tại sao ông lại làm được quá nhiều điều đến thế trong sự hữu hạn của đời người?
- Tại sao những điều ông đã làm được lại tỏ ra nghiệm đúng hơn cả trong sự vô hạn của những phương án?

LOẠT BÀI VỀ “CÂU CHUYỆN KHÔNG THỂ KHÔNG NÓI” GIỮA TRUNG QUỐC VÀ VIỆT NAM

Đôi lời: Nhiều quan điểm phía Trung Quốc nêu ra trong bài này không đúng, phải chăng đây là sự chuẩn bị để đồng hóa chúng ta? Nguồn gốc hai chữ “Việt Nam” có phải từ Hoàng đế Gia Khánh đời nhà Thanh, Trung Quốc, hay đã xuất hiện trong cuốn Việt Nam Thế chí hồi thế kỷ 14, hoặc cuốn Dư địa chí của Nguyễn Trãi đầu thế kỷ 15? Kính mời các nhà sử học, các nhà nghiên cứu lên tiếng.
Riêng chuyện Trung Quốc “giúp” Việt Nam “chống Mỹ”, mục đích thực sự của họ giúp đỡ Việt Nam là gì, hay là dùng người Việt để “đánh Mỹ cho đến người Việt Nam cuối cùng”, như lời cố Nghị sĩ Robert Kennedy đã nói hồi năm 1968: “…while Mao Tse-Tung and his Chinese comrades sit patiently by, fighting us to the last Vietnamese…” Để hiểu thêm về “sự giúp đỡ” của Trung Quốc trong cuộc chiến, mời độc giả đọc lại bài phát biểu của cố TBT Lê Duẩn: về tập đoàn phản động Trung Quốc chống Việt Nam.
______________________
 
TTXVN (Bắc Kinh 31/7)
Trong bối cảnh đang có sự tranh chấp giữa Trung Quốc và Việt Nam liên quan đến vấn đề Biển Đông, tạp chí “Tri thức thế giới” dưới quyền chủ quản của Bộ Ngoại giao Trung Quốc số 14 ra ngày 16/07/2011 có loạt bài viết trong một chủ đề lớn: “Việt Nam – Câu chuyện không thể không nói”, đề cập đến nhiều vấn đề lớn trong quan hệ giữa hai nước từ thời truyền thuyết, qua các thời kỳ lịch sử đầy biến số cho đến hiện trạng quan hệ như đang diễn ra ngày nay. Dưới đây là những bài viết trong loạt bài nói trên:

Phạm Đình Trọng - Kiêu binh thời Đảng trị (2)

Phạm Đình Trọng
Trong thế đối lập đó, để duy trì đảng thực chất chỉ để duy trì đặc quyền, đặc lợi ích kỉ của nhóm người nắm quyền trong đảng, lại như thời Vua Lê – Chúa Trịnh, họ lại lấy tiền thuế của dân nuôi dưỡng, biệt đãi, vỗ về, nuông chiều bộ máy công cụ công an khổng lồ để trấn áp nhân dân, để thẳng tay bóp chết những tiếng nói dũng cảm, trung thực, thẳng thắn bộc lộ chính kiến khác biệt!

Thứ Tư, 24 tháng 8, 2011

Phạm Đình Trọng - Kiêu binh thời Đảng trị (1)

Phạm Đình Trọng
Lịch sử Việt Nam đã từng ghi nhận, cuối thế kỉ XVIII, thời Lê mạt, triều chính thối nát. Trịnh Kiểm với danh nghĩa cứu nước phò vua, bảo vệ ngôi báu nhà Lê, đã tạo nên thế lực chính trị độc quyền họ Trịnh, trở thành Chúa Trịnh bên cạnh Vua Lê! Là bộ tham mưu của Vua Lê nhưng quyền lực Chúa Trịnh lấn át Vua Lê, trùm lên Vua Lê! Quyền bính trong triều, Chúa Trịnh nắm cả, Vua Lê chỉ là bù nhìn. Một triều đình, hai bộ máy! Bên cạnh cung Vua thâm nghiêm nhưng im lìm vắng lặng là phủ Chúa nguy nga, lớp lớp lính canh, rầm rập quan quân lui tới! Bộ máy thực quyền Chúa Trịnh giật dây, chỉ huy bộ máy hình thức của Vua Lê! Mọi việc Vua Lê phải hỏi Chúa Trịnh! Vua muốn đề bạt ai, Chúa quyết, Vua mới được ban sắc phong! Hai bộ máy cồng kềnh, xa hoa và sa đọa cưỡi trên lưng, đè trên đầu dân đen nghèo đói! Coi thường Vua, quan lại ở phủ Chúa lộng hành, không coi kỉ cương phép nước của Vua ra gì, mặc sức cướp bóc, bóp nặn dân và sống xa xỉ, hoang tàn vô độ! Dân đói khổ, bất bình! Giặc giã nổi lên khắp nơi!

Báo chí ở Việt Nam

Nguyễn Thanh Sơn
 
Năm 1994, về nước, tôi được nhận vào làm thực tập tại tiểu ban Tin Tham Khảo, thuộc Ban Quốc tế của Thông tấn xã Việt Nam (một số bạn hẳn còn nhớ, ở thời điểm đó, hàng ngày Thông tấn xã Việt Nam phát hành hai bản tin tham khảo sáng-chiều có đóng dấu “mật- tài liệu không phổ biến”).

Thứ Ba, 23 tháng 8, 2011

Độc Tài

Huy Đức
Đại hội Đảng XI đưa ông Nguyễn Phú Trọng lên làm Tổng Bí thư từ tháng Giêng năm 2011. Nhưng, nhân sự chủ chốt đều đã được quyết định từ ngày 22-12-2010, bởi Hội nghị 14 của Trung ương khóa trước. Cũng như các tân tổng bí thư, ông Trọng chỉ có thể thay đổi cán cân quyền lực khi chuyển dịch được một số vị trí chủ chốt trong Chính phủ và trong các Ban của Đảng.
Trong gần bảy tháng trước khi kết thúc nhiệm kỳ, ông Trọng vừa là Chủ tịch Quốc hội, vừa là Tổng Bí thư. Quốc hội Khóa XII khi ấy vẫn còn hai kỳ họp và người từng đề nghị thành lập Ủy ban điều tra độc lập vẫn đang là phó chủ nhiệm một ủy ban. Đặc biệt, với cương vị Bí thư Đảng Đoàn, ông Trọng có gần như toàn quyền để cấu trúc một Quốc hội có thể giám sát từng bước đi của Chính phủ. Chỉ cần ông tái đề cử những đại biểu như Nguyễn Minh Thuyết, Lê Văn Cuông… thì thông điệp chính trị mà cử tri và Thủ tướng nhận được từ ông sẽ là mạnh mẽ.

Biểu tình yêu nước lần thứ 11: Tiếng thét căm hờn nghẹn giữa câu

J.B Nguyễn Hữu Vinh
Đài Cảm tứ: Theo Báo HN mới thì: "Hồ Gươm một sáng thu Tháng 8 như hôm nay (21/8) bình yên với nắng vàng rực rỡ và bầu không khí trong lành" - Sau khi bị bóc mẽ thì đã lén lút bỏ đi "nắng vàng rực rõ"
Sáng 21/8, trời Hà Nội đổ mưa từ cả đêm, trận mưa không lớn nhưng rả rích làm ướt áo, làm bẩn người khi đi ra khỏi nhà.
Tôi đến khu vực Hoàn Kiếm khá sớm, từ dưới đường Phố Huế, Hàng Bài đi lên Hồ Hoàn Kiếm và các phố xung quanh, các ngã tư xuất hiện nhiều xe cánh sát, hàng rào sắt, xe bắt người… chiếm chỗ. Tại các góc phố, từng đám công an, dân phòng, những người mặc đồng phục ngồi, đứng có vẻ mệt mỏi, thậm chí có người đang ngồi bố gối trên hè nhà ai đó ngủ gật.

Tiếp nhận tàu hộ vệ tên lửa hiện đại nhất khu vực

TTO - Ngày 22-8, tại quân cảng Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa), Bộ tư lệnh Quân chủng hải quân Việt Nam đã tiếp nhận tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9, được đặt tên là tàu HQ-012 (tàu Lý Thái Tổ).
Đây là tàu do Công ty Roso Bopone Xport (Liên bang Nga) sản xuất, có chiều dài 102m, rộng 13,7m, lượng giãn nước 2.100 tấn, có thể hoạt động trong điều kiện gió cấp 10-12; trên tàu được trang bị các vũ khí phòng vệ lẫn tấn công.
Phát biểu tại lễ tiếp nhận tàu Lý Thái Tổ, phó đô đốc Nguyễn Văn Hiến - thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Tư lệnh Quân chủng hải quân - cho biết tàu Lý Thái Tổ là loại tàu hiện đại nhất hiện nay trong lực lượng tàu mặt nước của hải quân nhân dân Việt Nam và trong khu vực.

Kẻ thù!

Tống văn Công

Trước đây…
Cách đây hơn nửa thế kỷ, sau khi vào Đảng cộng sản, một trong những vấn đề cốt yếu nhất mà tôi thường phải học đi, học lại là xác định rõ kẻ thù dân tộc trong từng thời kỳ.
Thời chống Pháp, chúng tôi biết rõ đồng minh số một của Pháp là Mỹ, nước giúp Pháp hơn 80% chiến phí. Rồi kế tiếp Mỹ là nước nào, nước nào. Đến thời chống Mỹ, dù miền Nam có chính phủ Việt Nam Cộng hòa, được nhiều quốc gia công nhận, nhưng chúng tôi được xác định Mỹ mới là kẻ thù chính và “Mỹ cút” thì “ngụy nhào”. Chúng tôi biết Pháp không phải đồng minh của Mỹ. Pháp là một trong những nước đầu tiên chấp nhận cho Mặt trận Dân tộc giải phóng miềnNam đặt cơ quan đại diện để liên hệ với thế giới.
Tuyệt đại đa số nhân dân, được phổ biến nhận định về kẻ thù rất kịp thời. Ví dụ, sau khi Nhật đảo chính Pháp, nhân dân được hướng dẫn, từ đây kẻ thù chính là Nhật, kế đó mới là bọn Pháp cam tâm làm tay sai cho Nhật.

Chủ Nhật, 21 tháng 8, 2011

Hà Nội giải tán cuộc tuần hành chống Trung Quốc ngày 21/8

http://www.voanews.com/vietnamese/news/vietnam/vietnam-china-protest-08-21-2011-128146038.html 

Công an mặc thường phục bắt người biểu tình lên xe buýt sau khi giải tán một cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội, ngày Chủ nhật 21/8/2011
Hình: ASSOCIATED PRESS
Công an mặc thường phục bắt người biểu tình lên xe buýt sau khi giải tán một cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội, ngày Chủ nhật 21/8/2011
Công an Việt Nam bắt giữ hàng chục người tham gia cuộc tuần hành chống Trung Quốc hôm nay tại thủ đô Hà Nội.

Thứ Bảy, 20 tháng 8, 2011

Công an thăm nhà tướng Trọng Vĩnh

Hai ngày sau khi ký tên vào bản Bấm kiến nghị công dân phản đối chính quyền Hà Nội ra thông báo cấm dân biểu tình yêu nước trên địa bàn thủ đô, có tin tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, người ký đầu tiên trong danh sách kiến nghị, "được" công an ghé thăm nhà.
Tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện, một trong các trí thức ký tên trong bản kiến nghị này, thông báo trên trang Bấm blog cá nhân của ông, hôm thứ Bảy 20/8 cho hay chính tướng Vĩnh cho ông biết cảnh sát khu vực và năm cán bộ chính quyền địa phương khác đã 'đến thăm' tướng Vĩnh.
Blog của ông Diện cho biết đại diện chính quyền địa phương "đến thông báo" với tướng Vĩnh về bản Thông báo của Ủy ban Nhân dân TP Hà Nội:
"Cụ nói cụ đã biết bản thông báo và đã ký bản Kiến nghị phản đối cái Thông báo ấy," trang blog tường thuật.
Bản thân ông Diện, người tham gia và quan sát nhiều cuộc biểu tình trong mười tuần qua tại Hà Nội, cũng cho biết trên Bấm cùng trang blog rằng cá nhân ông cũng "được công an thăm nhà," và cho hay trong quá trình trao đổi giữa hai bên, đại diện chính quyền địa phương công nhận thông báo của chính quyền Hà Nội 'không đúng với quy định'"

Một vài góp ý nhanh cho cuộc biểu tình ngày 21/8/2011

Nguyễn Ngọc Già
 
Đối với việc biểu tình chống nhà cầm quyền Trung Quốc xâm phạm lãnh thổ, lãnh hải, bắn giết ngư dân Việt Nam, có lẽ sau bản thông báo vi hiến, vô pháp, mọi người cần suy nghĩ: phải chăng, ĐCSVN đã dồn hẳn người Việt Nam vào duy nhất một con đường là tiến lên? Chúng ta không còn cửa lùi hoặc đứng lại? Trong tình hình này, nếu lùi lại không biểu tình, coi như ý đồ của nhà cầm quyền đã đạt được. Tuy vậy điều nguy hiểm lớn nhất cho tất cả những ai xuống đường là nhà cầm quyền nhất định sẽ không buông tha về lâu về dài. Bằng chứng đã quá rõ, như BS. Phạm Hồng Sơn, LS. Lê Quốc Quân, LS. Nguyễn Văn Đài, LS. Lê Thị Công Nhân, TS. Cù Huy Hà Vũ, cựu chiến binh Vi Đức Hồi, Nguyễn Tường Thụy... hay mới nhất như bảy người ở giáo phận Vinh bị bắt cóc, chưa rõ tung tích. Thưa thật, họ sẽ bám riết mãi mãi và chực chờ hoặc ngụy tạo chứng cớ để bắt giam hay đe dọa liên miên trong quãng đời còn lại của chúng ta.

HÃY YÊN LÒNG MẸ ƠI (Minh Quang)


Đêm, ra Hồ Gươm hát Nối vòng tay lớn


Nguồn cơn của bản thông báo bất hợp lệ

Người quan sát
Bản thông báo ngày 18 tháng 8 năm 2011 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (UBNDHN) đã gián tiếp xác nhận một sự phân hóa đang ngày càng lớn trong giới chức lãnh đạo. Sự phân hóa này không phải mới xảy ra, mà đã hình thành cùng với sự khởi đầu của phong trào biểu tình phản đối Trung Quốc ở Hà Nội.
Cũng bởi thế, điều đã luôn làm cho người dân ngạc nhiên là trong suốt hai tháng rưỡi trời với các cuộc biểu tình diễn ra khá suôn sẻ, đã không hề xuất hiện một văn bản nào xác quyết thái độ của nhà cầm quyền đối với việc biểu tình được thông báo công khai cho công luận và dư luận. Mà chỉ có những văn bản lưu hành nội bộ với các dấu “Mật“, “Tối mật” hay “Tuyệt mật” đỏ chói.
Ý tưởng về một văn bản khắc chế việc biểu tình đã được nêu ra trong các cuộc họp của những người có có trách nhiệm cao nhất ngay sau cuộc biểu tình đầu tiên. Với cái nhìn ở tầm vĩ mô, các nhà làm luật đề cập đến việc phải có Luật Biểu tình – một công việc đã bị đình hoãn nhiều lần cho tới nay – nhằm giải quyết vấn đề biểu tình trên nhiều phương diện, tránh cho chính quyền rơi vào tình trạng bị động.

“NGƯỠNG TÂM LÝ” và biểu tình lần thứ 11

Thanh Nam
 
Người Quan Sát đã có bài viết khá chu đáo về “Nguồn cơn của bản thông báo bất hợp lệ. “Tuy nhiên anh đã chưa đưa ra được sự giải thích vì sao Chính quyền quyết tâm dẹp biểu tình yêu nước. Họ sợ sự biến dạng của biểu tình, từ biểu tình yêu nước sang biểu tình chống chế độ ? Có đúng vậy không, hay là họ núp dưới chiêu bài bảo vệ chế độ, liên tiếp báo động về sự xúi dục các hế lực thù địch để ngăn chặn biểu tình yêu nước, làm vừa lòng ông hàng xóm ” bốn tốt”, thỏa mãn cái gọi là ” Bản ghi nhớ”?

So sánh hai biến cố tháng Tám

Một nhà hoạt động Việt Nam sống lâu năm lại Liên Xô và Nga tâm sự ông thất vọng về cả hai biến cố xảy ra trong tháng Tám có tác động to lớn đến tiến trình lịch sử của Việt Nam và Nga.
Ông Nguyễn Minh Cần, 83 tuổi, so sánh về Cách mạng tháng Tám 1945 ở Việt Nam và cuộc chính biến tháng 8/1991 ở Moscow mà đã châm ngòi dẫn đến việc giải thể Liên bang Xô Viết.
Từng là đảng viên Cộng sản Việt Nam, và là phó chủ tịch Uỷ ban Hành chính thành phố Hà Nội, ông hiện đang sống tại Moscow từ năm 1964 do bất đồng quan điểm.

Thêm một nỗi đau

Hà Văn Thịnh
Cái thông báo quái gở của UBND TP Hà Nội về việc cấm người biểu tình yêu nước càng quái đản hơn khi hàng loạt những gì có thể suy luận (theo Hiến pháp và Pháp luật Hành chính) và đang xảy ra trên thực tế đã phủ định hoàn toàn sự áp đặt vô lối, sự lộng hành ngang ngược của một cơ quan hành pháp cấp địa phương.
Thứ nhất, bất kỳ một công văn nào của cơ quan chính quyền đều phải tuân thủ chặt chẽ nguyên tắc hành chính như số, ngày ký, ngày có hiệu lực, người ký, đóng dấu đỏ. Thông báo Cấm biểu tình Yêu nước không có tất cả những điều tối thiểu đó.

Ách đô hộ của Bắc Kinh ở Tây Tạng là điều không chấp nhận được

Lobsang Sangay
Thủ tướng Chính phủ lưu vong của người Tây Tạng tại Ấn Độ
Cách đây 3 năm, từ khu thủ phủ Lhassa tới Litang, người dân Tây Tạng đã đứng lên chống lại sự thống trị của Trung Quốc trên vùng đất của họ. Chúng tôi không khuyến khích các cuộc nổi dậy như thế. Nhưng bổn phận cao cả của chúng tôi là ủng hộ họ vì đó là tiếng nói của những con người dũng cảm khi mà tự do ngôn luận của họ không được thừa nhận.
clip_image002
Ảnh: BBC
clip_image004
Ảnh: asianews.it
clip_image006
Ảnh: dalje.com
clip_image008
Ảnh: dailymail.co.uk
clip_image010
Ảnh: cja.live2.radicaldesigns.org
clip_image012
Ảnh: AFP
Năm 1950, khi quân đội Trung Quốc tiến vào Tây Tạng, người Trung Quốc đã hứa với họ sẽ xây dựng thiên đường CNXH. Sau hơn 60 năm dưới nền cai trị của Trung Quốc, Tây Tạng chẳng có gì là thiên đường của CNXH. Đó không phải là CNXH đang thống trị mà là Chủ nghĩa Thực dân, thay vì nhìn thấy thiên đường, ở đây chỉ là thảm kịch. Chính phủ Trung Quốc cần phải hiểu rõ điều đó.
Khi mở các con đường nối thông giữa Tây Tạng và Trung Quốc, một số người Tây Tạng đã làm việc cho Trung Quốc. Họ được trả lương bằng những đồng tiền bằng bạc. Những người lính Trung Quốc tỏ ra lịch sự và tôn trọng họ. Tuy nhiên, vào đầu những năm 50, khi những con đường ấy được hoàn thành, xe tăng của họ đã được đưa tới và bao vây những khu vực mang tính chiến lược, những đoàn xe tải tiến sâu vào những rừng núi giàu quặng và sau đó những công nhân Trung Quốc đến đó khai thác và lấy đi các kim loại vàng, đồng và uranium trị giá hàng tỷ đô la.
Sự thay đổi về thái độ của họ nhanh quá. Hôm trước còn lịch sự, hôm sau đã trở thành những người độc đoán, trấn áp bằng bạo lực. Họ đã dùng đến vũ khí, những trận đánh đã nổ ra. Đó là một giai đoạn đau thương, chết chóc và tàn phá. Sự đàn áp về chính trị, sự đồng hóa về văn hóa cùng với nền kinh tế nhỏ nhoi của người Tây Tạng bị gạt sang bên lề kèm theo là môi trường bị tàn phá. Tất cả những thứ đó đan xen và kế tiếp nhau. Đối với người Tây Tạng, những thứ đó không chấp nhận được.
Khi con đường sắt nối liền Bắc Kinh và Lhassa được hoàn thành, các đoàn tàu chở đến Tây Tạng các công cụ và thiết bị máy móc để phục vụ việc khai thác các nguồn khoáng sản. Số lao động Trung Quốc di cư đến Tây Tạng ngày một nhiều. Người Trung Quốc đang dần dần áp đảo người Tây Tạng về số lượng, bản sắc văn hóa phóng phú của Tây Tạng đang bị mai một.
Hiện nay, gần 70% các doanh nghiệp tư nhân do người Trung Quốc nắm giữ, hơn một nửa số cán bộ công chức của ĐCS và những người làm việc trong các cơ quan hành chính là người Trung Quốc, trong khi đó khoảng 40% những người Tây Tạng có bằng cấp từ trung học đến đại học rơi vào tình trạng thất nghiệp. Tình trạng ấy ngày càng nghiêm trọng vì các cán bộ lãnh đạo Trung Quốc coi Tây Tạng như là một phần tài sản của riêng họ, họ tỏ thái độ như những lãnh chúa thời phong kiến. Người Tây Tạng trở thành những công dân hạng hai ở trên chính quê hương của họ.
Nhiều nhà lãnh đạo Trung Quốc mới đây đã đến Lhassa để thông báo những kết quả về cái mà họ gọi là lễ kỉ niệm 60 năm giải phóng Tây Tạng thông qua chính sách hòa bình. Thực tế là lễ kỷ niệm ấy được tổ chức trong bầu không khí thiết quân luật, nhưng không công bố chính thức vì hôm đó những toán lính được trang bị vũ khí hạng nặng có mặt ở khắp các khu phố của thủ phủ Lhassa, lính đặc nhiệm bắn tỉa trấn giữ trên các mái nhà, biên giới đóng cửa đối với khách du lịch. Sự thống trị của Trung Quốc ở Tây Tạng rõ ràng là vô lý và không chấp nhận được.
clip_image014
Ảnh: sanfranciscosentinel.com
clip_image016
Ảnh:AFP
clip_image018
Ảnh: Asia News
clip_image020
AP Photo/Greg Baker
Cho dù thảm kịch vẫn đang diễn ra tại Tây Tạng, chúng tôi muốn nói với thế giới và đặc biệt với nhà nước Trung Hoa rằng chúng tôi không ủng hộ bạo lực, vì chúng tôi được kế thừa những truyền thống tốt đẹp của tổ tiên, chúng tôi tiếp tục con đường đấu tranh ôn hòa, còn đường ấy là một nền tự trị đích thức cho Tây Tạng, nền tự trị được tôn trọng ở trong nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Đây là một giải pháp hòa bình có lợi cho cả người Tây Tạng lẫn người Trung Quốc. Chúng tôi tin giải pháp hòa bình có thể đạt được thông qua đối thoại. Trung Quốc mong muốn trở thành một siêu cường. Nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng nhanh và vị trí siêu cường đang được củng cố bằng sức mạnh quân sự phát triển không ngừng. Nhưng bất hạnh thay, sức mạnh ấy không đi kèm những giá trị đạo đức và những giá trị đạo đức ấy không mua được bằng tiền, cũng không thể áp đặt bằng sức mạnh quân sự nhưng những giá trị ấy phải thực sự xứng đáng.
Chừng nào người Tây Tạng vẫn còn chịu nhiều áp bức, thì sự kháng cự và không tôn trọng Trung Quốc vẫn còn tiếp diễn. Tìm một giải pháp lâu dài cho vấn đề Tây Tạng sẽ là bước tiến lớn trong việc cải thiện hình ảnh tốt đẹp của Trung Quốc trong trái tim và suy nghĩ của nhiều người trên thế giới. Điều đó cũng sẽ góp phần vào việc giữ gìn chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
Nhưng năm tới sẽ rất quan trọng, hoặc chúng tôi sẽ thành công trên con đường tìm tự do cho mình, hoặc chúng tôi sẽ thất bại và sẽ bị rơi vào quên lãng. Một cuộc đối thoại hòa bình có thể sẽ đạt được một giải pháp đem lại lợi ích cho cả người Tây Tạng và người Trung Quốc. Đó sẽ là một thắng lợi không chỉ cho người dân Tây Tạng mà còn là thắng lợi cho tất cả các dân tộc bị coi là ngoài lề trên thế giới này.
Một giải pháp đúng đắn và nhanh chóng cho vấn đề Tây Tạng sẽ mang lại lợi ích cho toàn bộ Châu Á.
Trong suốt mấy nghìn năm, nhân dân Tây Tạng đã là những người gìn giữ môi trường cho cao nguyên cao nhất và rộng lớn nhất hành tinh này, đó là nơi bắt nguồn của 10 con sông lớn nhất và từ đó tỏa ra những nhánh sông quan trọng. Những dòng sông ấy đã góp phần bảo đảm cuộc sống cho hơn 2 tỷ người. Người Trung Quốc đã xây dựng các con đập để chặn những nguồn nước từ Tây Tạng, điều đó đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến điều kiện sống của biết bao nhiêu người ở những vùng hạ lưu Châu Á. Chính vì lý do đó, hàng triệu người Châu Á có lợi ích để giúp đỡ nhân dân Tây Tạng, để người Tây Tạng lại được giữ vai trò là người bảo vệ môi trường trên cao nguyên rộng lớn này. Vấn đề đấy còn được chuyển hóa thành các buổi thảo luận mang tính chính trị vì nó ảnh hưởng đến lợi ích và sự thịnh vượng của Châu Á.
L.S.
Phan Thành Đạt dịch theo Le Monde 17.8.2011
Dịch giả gửi trực tiếp cho BVN.
––––––––––––––––
Ghi chú:
- Lhassa là thủ phủ của vùng Tây Tạng có khoảng 120.000 dân và 200.000 dân ở các khu vực phụ cân.
- Lobsang Sangay: 43 tuổi, người kế nhiệm Đức Đại La Lạt Ma lãnh đạo chính phủ Tây Tạng lưu vong, ông đổ Tiến sĩ Luật tại Đại học Harvard.
clip_image022
Lobsang Sangay (trái). Ảnh: AP/Ashwini Bhatia

Thứ Sáu, 19 tháng 8, 2011

Nội loạn tại Trung Quốc

CHINA-NPC-POLICE2
Công an và an ninh Trung Quốc xuất hiện mọi nơi. AFP
 
Khi nước Tàu có loạn...
Vì sao một quốc gia đã đạt mức tăng trưởng rất cao và trở thành nền kinh tế hạng nhì thế giới lại cứ hay gặp bất ổn? Câu hỏi trên được nêu ra khi người ta theo dõi tình hình Trung Quốc trong mấy tháng qua với hàng loạt tin tức về tình trạng động loạn xã hội lan rộng ở nhiều nơi. Câu hỏi ấy càng đáng chú ý hơn khi người ta chú ý đến tình hình Việt Nam, vốn dĩ cũng áp dụng mô hình kinh tế của Trung Quốc với cùng một ý thức hệ. Diễn đàn Kinh tế tìm hiểu câu trả lời qua cuộc trao đổi với nhà tư vấn kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa do Vũ Hoàng thực hiện sau đây.

Tiết lộ mới về âm mưu đảo chính 1991

20 năm đã qua từ ngày xảy ra cuộc đảo chính bất thành chống lại nhà lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev. Sự kiện này đã châm ngòi dẫn đến sự kiện giải thể Liên Xô cuối năm 1991. Những nhân vật chính của thời ấy đã có những tiết lộ mới nhất dành cho Bridget Kendall, người đã là phóng viên BBC tại Moscow ngay tại thời điểm phức tạp đó.
Âm mưu đảo chính tháng Tám 1991 ở Moscow không phải bỗng dưng mà có.
Vào lúc đầu năm, quân đội Liên Xô đã xông vào tòa nhà quốc hội Lithuania, với ý định tái kiểm soát nước cộng hòa ly khai.
Chắc chắn đó là lệnh từ Moscow. Nhưng điều kém rõ ràng hơn là Tổng thống Gorbachev có dính líu đến mức độ nào.
Vào lúc đó, ông lảng tránh nói về vai trò của mình. Bây giờ ông thừa nhận cuộc tấn công xảy ra sau lưng ông, được tổ chức bởi những người cứng rắn chống đối ông trong chính phủ. Đó là dấu hiệu quyền lực của ông đang trượt dần.
"Tôi chưa hề cho phép họ áp đặt thiết quân luật hay chế độ cầm quyền của tổng thống. Họ tự ra quyết định," ông Gorbachev nói.
"Người ta không biết rằng điều tồi tệ nhất với tôi là tôi đã không hề biết."

Thứ Tư, 17 tháng 8, 2011

Ẩn số im lặng của Sài Gòn

2011-08-16
Vì sao Sài Gòn không diễn ra biểu tình? Người Sài Gòn đã mệt mỏi với lòng yêu nước bị chà đạp hay sự im lặng đó là một ẩn số đáng chờ đợi?
Courtesy Nuvuongcongly
Công an và rào chắn tại công viên Thống Nhất, TPHCM, ảnh chụp sáng ngày 14-07-2011.
Hà Nội ngày càng sôi động và đa dạng hơn qua các cuộc biểu tình yêu nước. Đến lần biểu tình thứ 10, người ta nhìn các nhân tố mới, cũng như nhiều tư duy đáng ngưỡng mộ của người xuống đường như phản đối sự xâm nhập trái phép của lao động Trung Quốc, vinh danh những tử sĩ ở Hoàng sa 1974 và 1988... Nhưng Sài Gòn, thì vẫn im lặng.
Mỗi buổi sáng chủ nhật, giới an ninh mật vụ vẫn kiên trì giăng bẫy, vẫn hậm hực rà soát quanh Nhà thờ Đức Bà, công viên 23-9.., nhưng gần như không có kết quả gì từ nhiều tuần. Người Sài Gòn đã mệt mỏi với lòng yêu nước bị chà đạp hay sự im lặng đó là một ẩn số đáng chờ đợi?

Chủ Nhật, 14 tháng 8, 2011

Thoát Trung Luận

Giáp Văn Dương
Thời gian gần đây, khi thảo luận về những nguy cơ đối với nước ta trước sự trỗi dậy của Trung Quốc, về lựa chọn mô hình phát triển cho Việt Nam, về tình hình tranh chấp Biển Đông …, một số người thuộc giới trí thức trong và ngoài nước, dù chưa chính thức, cũng đã ít nhiều đi đến một nhận định chung: Cần thoát khỏi sự ảnh hưởng của Trung Quốc!
Tuy nhiên, nhận định này chưa bao giờ được viết ra một cách mạch lạc, có hệ thống, và dường như chỉ mới dừng ở mức trực giác. Vì thế, một bài luận nhằm phân tích rõ ràng về nhận định quan trọng này là cần thiết.
*
* *

“Xương máu đồng bào”

Phạm Hồng Sơn
 
Người ta ai cũng là da thịt,
Con dân một nước người nào chả là đồng bào?
Thế mà, ác nghiệt thay: công thần dám tỏ lòng trung với nước lại bị đe nẹt, lao tù. Em gái nhỏ chỉ ngồi nhà xiển dương lòng yêu nước cũng bị đày vào lao ngục. Kẻ sĩ dấn thân bảo vệ công lý, phản đối quân xâm lược, góp sức hòa giải, hòa hợp dân tộc cũng bị sách nhiễu, vu tội, cầm tù.
Máu xương đồng bào nào chảy chả làm đồng bào nào phải ngậm ngùi, thương xót?

Biểu tình chống Trung Quốc bành trướng tại Hà Nội, 14-8-2011

Video sáng chủ nhật, 14 tháng 8 tại Hà Nội

Liệu Trung Quốc có tấn công xâm lược Việt Nam lần thứ hai không?

Việc Trung Quốc gây hấn trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam khiến tình hình biển Đông trở nên căng thẳng. Báo chí Trung Quốc (thậm chí như tờ thời báo Hoàn Cầu-một phụ trương của Nhân Dân nhật báo) cùng với các trang Web lên tiếng hù dọa, xúc phạm dân tộc Việt Nam, gây thù hằn dân tộc, đe dọa chiến tranh… Với những dấu hiệu đó, liệu Trung Quốc có tấn công xâm lược Việt Nam lần thứ hai nữa không? Nếu có thì quy mô đến như thế nào, xảy ra ở đâu, trên biển hay đất liền???… Với tư cách từng là một sỹ quan Hải quân xin có một vài điều để bạn đọc tham khảo.

Lúc nào thì Trung Quốc khiến Mỹ bất an?

Lê Ngọc Thống

Thường có không ít người Trung Quốc thấy thế giới ca ngợi là trung tâm kinh tế thứ hai của Thế giới, thấy làm nhái giống một số vũ khí hiện đại của các nước khác thế là hoanh hoang, hiếu chiến. Thậm chí họ gào thét phê phán nhà cầm quyền thiếu cứng rắn, nhu nhược, sợ Mỹ. Rằng nếu như Mỹ chơi con bài Trung Quốc thì ngược lại Trung Quốc cũng chơi con bài Mỹ, cả hai bên đều có lợi thì cóc gì phải sợ... Nhưng vấn đề họ không hiểu ở đây là: Ai là người làm chủ cuộc chơi. Khi hiểu biết ai là người làm chủ cuộc chơi thì sẽ có cách cư xử đúng mực, tôn trọng đối thủ, học hỏi đối thủ để có ngày ta sẽ làm chủ cuộc chơi.

Tản mạn về chính tà & lòng yêu nước của người Việt

 lichsu-hsts.jpg 
Luận về lòng yêu nước, cách đây hơn trăm năm, cụ Phan Sào Nam đã hồn nhiên nhận định: "Đã là con người thì ai cũng biết phải trái. Yêu nước là việc phải. Vậy đã là người (Việt Nam) thì ai cũng có lòng yêu nước". Phát biểu này của cụ Phan đã bị những người cộng sản phê phán, cho rằng nông nổi, nhẹ dạ, là nguyên nhân dẫn tới thất bại của phong trào cách mạng (Đông du) do chính cụ khởi xướng. 

Thứ Bảy, 13 tháng 8, 2011

“Phi trí bất hưng”

Bùi Quang Minh
Phi trí bất hưng”, điều ấy gắn liền với “phi nông bất ổn”, “phi công bất phú”, “phi thương bất hoạt” là sự khẳng định của Lê Quý Đôn khi bàn về quy luật thịnh suy của một quốc gia. Thật ra, đây là một sự đúc kết của nhiều bậc thức giả trên thế giới mà Lê Quý Đôn, bộ óc uyên bác thuộc làu kinh sử, thông suốt cổ kim đã đặc biệt lưu ý nhằm đưa ra lời khuyến cáo với hậu thế. Xuyên suốt lịch sử dựng nước và giữ nước, triều đại nào biết quý trọng trí thức, quy tụ và phát huy được sức mạnh trí tuệ trong tầng lớp tinh hoa của dân tộc, triều đại ấy hưng thịnh. Ngược lại là suy vong. Chuyện ấy rõ mồn một.
Chẳng phải chỉ Lê Quý Đôn, trước đó ba thế kỷ, trong văn bia tiến sĩ đầu tiên khoa Nhâm Tuất (1442) dựng tại “Văn Miếu” do Thân Nhân Trung biên soạn đã đưa ra một thông điệp thật thâm thúy : “…Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh mà hưng thịnh, nguyên khí suy thì thế nước yếu mà thấp hèn. Vì thế các bậc đế vương thánh minh không đời nào không coi việc giáo dục nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí quốc gia làm công việc cần thiết…”. Thông điệp ấy được xem như một lời răn dạy nghiêm cẩn của ông cha ta trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước!

Lao động Trung Quốc đe dọa an ninh Việt Nam

1243945008-250.jpg
Nhà máy Đạm Cà Mau. Photo courtesy of PetroVN.
 Hơn 1.000 lao động Trung Quốc làm việc không phép ở công trường nhà máy đạm Cà Mau, vài trăm lao động Trung Quốc không nghề không phép làm việc tại dự án bauxite Nhân Cơ Đak Nông.
Mới chỉ đơn cử hai dự án có người Trung Quốc trúng thầu đã thấy giật mình, trong khi dọc chiều dài đất nước còn bao nhiêu dự án khác. Tình trạng buông lỏng quản lý hẳn đã đến mức báo động, vì chính Chủ tịch Nhà nước Trương Tấn Sang cũng phải lên tiếng phàn nàn.

Pháp nhắc lại yêu cầu Việt Nam trả tự do cho ông Phạm Minh Hoàng

Thanh Phương
Giáo sư Phạm Minh Hoàng tại phiên xử 10/8/2011 (VNA - AFP)
Giáo sư Phạm Minh Hoàng tại phiên xử 10/8/2011 (VNA - AFP)
Phát ngôn viên phó của Bộ Ngoại giao Pháp Christine Pages hôm qua thông báo là đại sứ Việt Nam tại Paris Dương Chí Dũng đã được tiếp hôm thứ 5 (11/8) tại Bộ Ngoại giao, để nghe phía Pháp bày tỏ mối quan ngại về việc kết án tù giáo sư Phạm Minh Hoàng, tức blogger Phan Kiến Quốc, mang hai quốc tịch Pháp - Việt.
Bà Christine Pages, phát ngôn viên phó Bộ Ngoại giao Pháp nhắc lại yêu cầu của Paris là tòa án Việt Nam xét lại phán quyết để ông Phạm Minh Hoàng được tự do sớm nhất.

Thứ Năm, 11 tháng 8, 2011

EU VÀ MỸ CHƠI TRÒ “ LÃ BỐ BẮN KÍCH Ở VIÊN MÔN “ ĐỂ ỨNG XỬ VỚI TRANH CHẤP VIỆT-TRUNG ?

Phúc Lộc Thọ.

VOA vừa đưa tin:” Báo chí trong nước trích lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, bà Nguyễn Phương Nga nói rằng Việt Nam coi các hoạt động của phía Trung Quốc là vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam. Bà Nga nói thêm rằng Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay và không để tái diễn các hoạt động tương tự”.
Tuyên bố này được đưa ra sau khi hãng thông tấn chính thức của Trung Quốc, Tân Hoa Xã đưa tin từ ngày 13/6 đến ngày 30/7/2011, Cục thăm dò địa chất Trung Quốc hợp tác với phía Pháp đã sử dụng tàu thăm dò Thám Bảo (Tan Bao Hao) tiến hành đo đạc, khảo sát khoa học từ vùng biển phía Tây quần đảo Hoàng Sa, mà phía Trung Quốc gọi là Tây Sa, đến phía Bắc quần đảo Trường Sa, phía Trung Quốc gọi là Nam Sa…”

Thứ Tư, 10 tháng 8, 2011

Cụ thể hóa Điều 4 Hiến pháp bằng luật?

ĐB Nguyễn Minh Thuyết
Tiến sĩ Nguyễn Minh Thuyết được xem là đại biểu Quốc hội sắc sảo
Một cựu Đại biểu Quốc hội của Việt Nam vừa lên tiếng với BBC cho rằng Quốc hội khóa XIII cần cụ thể hóa việc sửa đổi Hiến pháp, trong đó có phương án sửa điều 4 về vai trò của Đảng Cộng sản.
Trao đổi với Quốc Phương, Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh Thiếu Niên của Quốc hội, đưa ra một mô hình cải cách thể chế, theo đó Trung ương Đảng có thể trở thành Thượng nghị viện, còn Quốc hội do dân bầu ra là Hạ nghị viện.
Theo Giáo sư Thuyết, cần quy định rõ "những việc gì chỉ cần Thượng viện quyết," "những việc gì chỉ cần Hạ viện quyết", và "những việc gì phải có số phiếu nhất định ở Hạ viện và Thượng viện cùng quyết định" để có thể có "địa chỉ chịu trách nhiệm” cho tất cả các quyết định.

Trung Quốc tập trận gần biên giới VN

Một cuộc tập trận của quân đội Trung Quốc
Trung Quốc nói đây chỉ là hoạt động thường niên
Bộ Quốc phòng Trung Quốc lên tiếng giải thích việc tập trận gần biên giới với Việt Nam chỉ là 'hoạt động thường niên'.
Giải phóng quân Trung Quốc vừa tổ chức tập trận ở Khu Tự trị dân tộc Choang tỉnh Quảng Tây, dọc đường biên với một số tỉnh phía Bắc của Việt Nam.
Tuy thời điểm của hoạt động này không được thông báo rõ, nhưng nó cũng làm dấy lên đồn đoán trên các trang mạng của Trung Quốc về một sự "huy động lực lượng" quy mô lớn trong bối cảnh đang có căng thẳng Trung-Việt quanh vấn đề chủ quyền tại Biển Đông.

Lo ngại đàn áp sẽ tiếp diễn khi Thủ tướng Việt Nam bước vào nhiệm kỳ mới

Ian Timberlake
Sau khi khéo léo dàn xếp quyền lực của mình, thủ tướng Việt Nam đã sẵn sàng thêm cho một nhiệm kỳ thứ hai trong chính phủ, và các nhà quan sát dự đoán sẽ có thêm các cuộc tấn công liên quan đến các quyền tự do cơ bản.
Nguyễn Tấn Dũng dự kiến ​​sẽ được lựa chọn cho một nhiệm kỳ năm năm nữa vào ngày 26/7 trong một cuộc bỏ phiếu mang tính biểu tượng trong Quốc hội do Đảng Cộng sản kiểm soát [khi dịch bài này thì Quốc hội đã thông qua với 94% phiếu “bầu”]. Điều này sẽ củng cố vị trí của ông Dũng, và đặt ông vào vị thế chính trị gia quyền lực nhất của đất nước.
Ông Dũng hiện 62 tuổi, một cựu viên chức có ảnh hưởng trong ngành an ninh, đã tái đắc cử trong tình hình đất nước ngày càng xấu đi và các nhà hoạt động chính trị dự đoán nhà nước một đảng sẽ cố gắng thắt chặt hơn nữa các quyền tự do, trong khi phải đối mặt với những lo lắng về mùa xuân Ả Rập cũng như tình trạng bất ổn và bất mãn về kinh tế.

Nhà hoạt động Phạm Minh Hoàng bị tuyên án 3 năm tù

Công an áp tải ông Phạm Minh Hoàng, nguyên giảng viên toán trường Đại học Bách khoa Sài Gòn, ra khỏi tòa án, ngày 10/9/2011
Công an áp tải ông Phạm Minh Hoàng, nguyên giảng viên toán trường Đại học Bách khoa Sài Gòn, ra khỏi tòa án, ngày 10/9/2011
 Tòa án Nhân dân TPHCM ngày 10/8 tuyên phạt một nhà hoạt động là công dân Pháp gốc Việt 3 năm tù về tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo điều 79 Bộ luật Hình sự Việt Nam.
Chính quyền cáo buộc ông Phạm Minh Hoàng, nguyên giảng viên toán trường Đại học Bách khoa Sài Gòn, đã đăng tải 33 bài viết phản đối chế độ độc đảng của chính quyền cộng sản Việt Nam trên mạng internet với bút danh Phan Kiến Quốc và có liên hệ với đảng Việt Tân ở hải ngoại, nhóm cổ súy dân chủ bị cấm hoạt động ở Việt Nam.

VN muốn quốc tế giải quyết tranh chấp Biển Đông

Việt Nam đang nỗ lực lôi kéo sự tham gia của các cường quốc trong khu vực nhằm làm đối trọng với Trung Quốc trong tranh chấp Biển Đông.
AFP PHOTO / Sebastian D'Souza
Một máy bay thuộc hải quân Ấn Độ cất cánh từ tàu sân bay INS Viraat, tàu sân bay duy nhất của Ấn Độ, ngoài khơi bờ biển Bombay

Quan hệ Ấn Độ - Việt Nam

Với những căng thẳng trên biển Đông thời gian gần đây và thái độ rất cứng rắn từ Trung Quốc trong tranh chấp chủ quyền trên biển với các nước láng giềng, Việt Nam đang nỗ lực lôi kéo sự tham gia của các cường quốc trong khu vực nhằm làm đối trọng với Trung Quốc. Ấn Độ có thể là một trong các cường quốc mà Việt Nam hướng tới với việc chính phủ Việt Nam mới đây đã ngỏ lời mời tàu của hải quân Ấn Độ đậu tại cảng Nha Trang lâu dài. Lời mời này được đưa ra trong chuyến viếng thăm của Phó Đô Đốc Nguyễn Văn Hiển tới Ấn Độ vào hồi cuối tháng 6. Việt Hà phỏng vấn Cựu Đề Đốc Uday Bhaskar, chuyên gia về chiến lược thuộc Quỹ hàng hải quốc gia Ấn Độ về vấn đề này.

"Sự thật" thuộc về kẻ mạnh

2011-08-09
Có lẽ một số diễn biến gây nhiều chú ý trong mấy ngày qua là tình hình biểu tình chống TQ xâm lược lần thứ 9 vào Chủ Nhật vừa rồi và phóng sự của Đài Truyền hình Trung ương Việt Nam VTV1 về trường hợp TS Cù Huy Hà Vũ. 

Càng cấm đoán, càng quyết tâm
Theo blogger Quê Choa thì cuộc biểu tình hôm Chủ Nhật mùng 7 tháng 8 tuần rồi tại Hà Nội “diễn ra rất thuận lợi, không có bất kỳ một hành động cản trở nào từ phía công an.
Có thể đóan biết Chính quyền Hà Nội đã có chủ trương bãi bỏ việc đàn áp hay cản trở biểu tình chống Trung Quốc gây hấn”, mặc dù, theo ký giả John Ruwitch của hãng thông tấn Reuters, thì hiện không rõ những người biểu tình sẽ được phép biểu tình đến bao lâu về vấn đề nhạy cảm là lên án TQ vi phạm chủ quyền của VN tại Biển Đông.

Chủ Nhật, 7 tháng 8, 2011

Cũng nên có chỉ số đo lòng tin của nhân dân

(Tamnhin.net): Kỳ họp thứ nhất nhiệm kỳ khóa XIII của Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã khép lại. Nhân dân ta được chứng kiến những hoạt động của kỳ họp đặc biệt quan trọng này mà 2/3 thời gian kỳ họp bàn về vấn đề sắp xếp phân công nhân sự. Thật may mắn trong số thời gian còn lại đài truyền hình VTV1 đã kịp thời truyền tải những ý kiến của các đại biểu của dân đến được với nhân dân cũng như cử tri của cả nước thấy, nghe để cũng được yên lòng và củng cố lòng tin.
 

Thứ Sáu, 5 tháng 8, 2011

Gia đình ông Hà Vũ và trang Bauxite lên tiếng

Đã có phản ứng từ gia đình của Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ, từ trang mạng Bauxite Việt Nam và một số phản hồi từ dư luận trong nước về phóng sự được truyền hình Việt Nam tung ra tối hôm 04 tháng Tám về vụ án và đời tư của ông Hà Vũ, người vừa chịu y án 7 năm tù giam và 3 năm quản chế tại phiên phúc thẩm.
Bà Cù Thị Xuân Bích, em gái của ông Hà Vũ cho BBC hay từ lâu bản thân bà "không quan tâm" tới những bài báo, đưa tin của nhiều cơ quan báo chí và truyền thông trong nước mà theo bà có sự phản ánh "không đúng sự thật" về anh ruột của bà.
Giáo sư Nguyễn Huệ Chi, đồng chủ trì trang mạng Bauxite Việt Nam nói với BBC rằng trang này "là tiếng nói phản biện của trí thức" nên "làm sao gọi chúng tôi là phản động được".

'Cách mạng dân chủ' sau Cù Huy Hà Vũ?

Việc y án 7 năm tù với tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ dường như không làm nhiều người tại Hà Nội ngạc nhiên, bất chấp sức ép của nhiều trí thức và người ủng hộ ông Hà Vũ trong và ngoài nước.
Ông Cù Huy Hà Vũ tại tòa hôm 2/8
Ông Cù Huy Hà Vũ nói ông không có tội
Nhà bất đồng chính kiến Nguyễn Thanh Giang ở Hà Nội nói với BBC rằng Đảng Cộng sản và chính phủ "thà để mất tiếng thơm đất nước" chứ không để bị xem là "thua", dù đó là một gia đình công thần cách mạng.
Nhưng vị tiến sĩ chuyên ngành Địa - Vật lý cho rằng cái mà ông gọi là "cách mạng dân chủ ở Việt Nam" sẽ vẫn tiếp tục.

Sự nhu nhược của triều đình

Lê Mai
 
Một trong những nguyên nhân chủ yếu nước VN mất về tay Pháp và phải chịu ách đô hộ hơn 80 năm trời là sự nhu nhược của triều đình Huế. Năm 1802, chấm dứt cuộc nội chiến kéo dài hơn hai thế kỷ, Nguyễn Ánh lên ngôi, lấy niên hiệu là Gia Long, quốc hiệu là Đại Việt, đóng đô tại Huế. Nguyễn Ánh lại sai sứ sang nhà Thanh cầu phong – An Nam quốc vương, cống nạp 3 năm một lần, 200 lạng vàng, 1.000 lạng bạc và các báu vật khác. Nhớ lại chuyện họ Mạc cầu viện vua Thanh để chống vua Lê, đã không được gì mà còn phải chịu mất nhiều động sáp nhập vào TQ. Trong buổi nộp sổ đinh sổ điền trên biên giới, họ Mạc phải tự trói mình bằng lụa quấn cổ và phải đi chân đất đến quỳ lạy đại diện của nhà Thanh. Họ Mạc làm mất danh dự dân tộc đến nhường ấy. Mối nhục thật khó tưởng tưởng nổi!

Lời kính báo của trang mạng Bauxite Việt Nam (BVN)

Thưa đồng bào trong nước và ngoài nước,
Thưa các vị đã ký Kiến nghị trả tự do cho công dân Cù Huy Hà Vũ,
Ban Biên tập BVN xin trân trọng thông báo: trong buổi phát thanh tối 4 tháng 8 năm 2011, đài VTV1 đã có một bản tin mà ở đoạn cuối có mấy điều sau đây liên quan đến BVN và những nhân sĩ, trí thức đã ký vào bản Kiến nghị trả tự do cho công dân Cù Huy Hà Vũ:
1/ Trong phần nói về “tội trạng” và “con người” Cù Huy Hà Vũ, bản tin VTV1 đã sỉ nhục Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ, đã cho những “người dân” đáng ngờ về tư cách phát biểu vào những mặt “đời tư” không ai kiểm chứng được. Đây là một việc làm không xứng với một Hãng truyền thông cấp quốc gia, dùng tiền đóng thuế của nhân dân cả nước để bồi tiếp một cú vào một tráng sĩ bị ngã ngựa.
2/ Tiếp theo phần nói xấu Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, từ phút thứ 45 đến phút thứ 50, bản tin trực tiếp tấn công “các trang mạng”, trong đó có nói về BVN – gọi BVN là một trang mạng phản động. Bản tin VTV1 cũng trưng ra nhân chứng, để các nhân chứng này nói rằng tên tuổi của họ đã bị lợi dụng và bản thân họ không biết gì về chuyện ký Kiến nghị này cả.
Trang mạng Bauxite Việt Nam xin nói rõ một số điều như sau:

Phiên tòa oan nghiệt

Phạm Đình Trọng
Gửi cho BBCVietnamese.com từ TP. HCM
Tối 2.8.2011, theo dõi chương trình thời sự đài Truyền hình Việt Nam, nghe đọc bản tin phiên tòa phúc thẩm Tòa án Nhân dân Tối cao y án sơ thẩm đối với người con trung thực, quả cảm của dân tộc Việt Nam, Cù Huy Hà Vũ, tôi lặng đi trong đau xót, căm giận! 
Nhà văn Phạm Đình Trọng (trái) và Tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ
Nhà văn Phạm Đình Trọng so sánh phiên xử Tiến sỹ Hà Vũ với phiên tòa của triều Nguyễn xử nhà yêu nước Nguyễn Trường Tộ

VTV1 và vụ án TS Cù Huy Hà Vũ

Thứ Năm, 4 tháng 8, 2011

Lời nhắn gửi muộn màng

Đỗ Trung Quân
cu-huy.jpg
Tôi nói vui với bạn bè rằng, thời buổi bão giá mà an ninh xài sang tiền thuế của dân quá, tôi chỉ có 39 ký mà có đến 4 anh canh cửa nhà, theo hộ tống khi ra đường suốt, dù đấy là ngày thường không phải ngày Chủ Nhật. Bạn bè nói: “Nhất anh rồi nhá, không phải ai cũng được thế”.

Phát hiện âm mưu tấn công mạng Việt Nam

Các chuyên gia thuộc hãng bảo mật McAfee vừa phát hiện một âm mưu tấn công mạng lớn nhất từ trước tới nay nhằm vào dữ liệu của 72 tổ chức, bao gồm Liên hợp quốc, các chính phủ và tập đoàn lớn. Trong số các nạn nhân có cả Việt Nam.
Hãng tin Reuters dẫn nguồn tin McAfee nêu ra một danh sách dài các nạn nhân của vụ tấn công mạng diễn ra trong 5 năm này bao gồm các chính phủ Mỹ, Ấn Độ, Hàn Quốc, Việt Nam...; ASEAN, Ủy ban Olympic Quốc tế, Cơ quan chống doping thế giới và một loạt tập đoàn từ sản xuất vũ khí cho tới công nghệ cao.
Trong trường hợp của Liên hợp quốc, theo các chuyên gia của hãng bảo mật McAfee, tin tặc đã xâm nhập vào hệ thống máy tính của Ban thư kí tổ chức này đặt tại Geneva năm 2008, ẩn mình bí mật ở đó gần 2 năm, và âm thầm lấy đi các tệp tin tuyệt mật.