Thứ Sáu, 1 tháng 7, 2011

Đảng Cộng sản VN trước giờ phút quyết định

Phan Nguyễn Việt Đăng viết cho RFA, Saigon: Trên các trang mạng, sự thấp thỏm về chủ quyền biển đảo từ giới trí thức, sinh viên, blogger phản kháng…v.v có thể nhìn thấy rất rõ.
AFPBản đồ định vị quần đảo Trường Sa trong biển Đông.
Những ngày cuối cùng của tháng 6, bước qua đầu tháng 7, là những giây phút mà rất nhiều người nín thở chờ đợi kết quả của các vụ thương thuyết về chủ quyền Biển Đông giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Dĩ bất biến ứng vạn biến

Mình đọc bài Quá thì hỏng của Đông A, rất đồng tình với ông ấy (cũng chả biết ông hay anh). Hình như có hai ông Đông A thì phải, vì thấy hai cái  xì tai khác nhau. Một Đông A chính trị rất máu lửa, Đông A này mềm hơn, nghiêng về văn hóa  là chủ yếu. Một hôm mình nhận được email nói ông Đông A này là một trong bảy nhà vật lý số 1 Việt Nam, chả biết trúng trật thế nào.  Ông Đông A viết: “Ở miếu Hoàn Công nước Lỗ có cái lọ, để không thì nghiêng, đổ quá nước thì đổ, đổ nước vừa đủ thì đứng, không nghiêng, không đổ. Đó là tri túc, tri chỉ, biết đủ, biết dừng.” Đúng vậy, cái gì quá đi đều hỏng cả.
Mình rất ủng hộ biểu tình phản đối Trung Quốc nhưng chủ nhật nào cũng đi biểu tình thì thấy không ổn, không hay. Khi nào có một sự cố chứng tỏ sự leo thang gây hấn của TQ thì mới đi biểu tình, khi đó cuộc biểu tình mới có ý nghĩa, mới có khí thế. Nếu không có gì mới mà chủ nhật nào cũng vác biểu ngữ xuống đường thì sự xuống đường sẽ chẳng mấy hứng thú, không mấy gây sự chú ý. Đừng để biểu tình nhạt dần trong mắt công chúng, cũng đừng biến biểu tình thành “trò chơi biểu tình” vô thưởng vô phạt.

Thời khắc im lặng trước khi tiếng súng Biển Đông bùng lên!

KS Doãn Mạnh Dũng, BVN
Ngày 25-6-2011, Ban Chấp hành Hội Khoa học Kỹ thuật và Kinh tế Biển Tp HCM họp. Trong cuộc họp có vài phóng viên đến dự. Ngoài việc chuyên môn nghề nghiệp, Hội nghị lo lắng về tình hình an ninh Biển Đông.
Trong Hội nghị, có người tâm đắc với bài viết của ông Nguyễn Trần Bạt gần 80 trang, với quan điểm: “Không gần Trung Quốc quá và cũng không xa phương Tây quá!”.
Tôi thật sự ngạc nhiên với quan điểm trên. Đó là giải pháp Việt Nam tự cô lập chính mình!
Chúng ta hãy cùng ôn lại bài học chiến tranh thế giới thứ II.

Hiện diện, nhưng có can thiệp?

Việt-Long, RFA
Tình hình Biển Đông trong tuần này có vẻ lắng dịu về mặt ngoại giao, nhưng công luận người Việt chú ý tới phản ứng của Trung Quốc sau khi Thượng viện Hoa Kỳ thông qua nghị quyết về những biến cố tại Biển Đông trong thời gian gần đây.
clip_image001
Nghị sĩ Mỹ Jim Webb trong cuộc thảo luận 13 tháng 6 tại Washington. RFA photo

Thư ngỏ gửi ông Đinh Thế Huynh

Hà Nội, ngày 29 tháng 6 năm 2011
Kính gửi: Ông Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam.
Hôm qua, ngày 28/6/2011 cơ quan thông tấn Tân Hoa xã Trung Quốc đã ra tuyên bố thúc dục sự đàm phán tay đôi với Việt Nam về vấn đề Biển Đông. Trong bản tuyên bố đó có nhắc tới công hàm năm 1958 của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Thông tin này của Tân Hoa xã không thấy xuất hiện trong hệ thống báo chí của nhà nước ta, nhưng lại xuất hiện đầy trên mạng thông tin đang được gọi là “lề trái”.
Tôi cũng hiểu là có thể nhà nước ta chưa tìm ra cách giải thích có tình, có lý về nội dung công hàm năm 1958 đó. Xin mách có một ông nặc danh nào đó đã có ý kiến bình luận trên mạng Block, giải thích về bức công hàm của cố TT Phạm Văn Đồng nghe thấy rất xuôi tai, có tình, có lý. Xin trình nguyên văn lời bình luận của ông nặc danh như sau:

LỜI KÊU GỌI NGƯỜI VIỆT NAM TẠI HÀN QUỐC BIỂU TÌNH CHỐNG TQ







VSAK - KOREA: LỜI KÊU GỌI PHẢN ĐỐI
CÁC HÀNH ĐỘNG XÂM LẤN CỦA TRUNG QUỐC ĐỐI VỚI VIỆT NAM


Thân gửi các bạn sinh viên, người lao động, tất cả những người Việt Nam đang sinh sống, học tập và làm việc tại Hàn Quốc.


Trong những ngày gần đây, cả nước Việt Nam, nhân dân Việt Nam trên thế giới, những người yêu công lý, hoà bình đang sôi sục phản đối lên án hành động gây hấn của Trung Quốc trong vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam như: rạng sáng ngày 26 tháng 5 năm 2011, tàu hải giám Trung Quốc xông vào sâu vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, tấn công, cắt cáp thăm dò dầu khí của tàu Bình Minh, và leo thang bằng hành động tương tự đối với tàu Viking ngày 09 tháng 06 năm 2011).

Trung Quốc sẽ làm gì ở Biển Đông?

Nguyễn Tiến Dũng
Dưới đây là một số phỏng đoán về “âm mưu” hay “chiến lược” của Trung Quốc tại Biển Đông. Đã là “âm mưu” thì chỉ có Trung Quốc biết chính xác họ muốn và sẽ làm gì, tôi chỉ “đoán mò” thôi.
Tôi dựa trên giả thuyết là Trung Quốc muốn “biến đường lưỡi bò thành hiện thực”, tức là chiếm gần hết Biển Đông cùng với nguồn tài nguyên kinh tế của nó. Theo một con số ước lượng, dự trữ dầu hỏa ở Biển Đông lên tới 100 tỷ thùng (tính theo giá $100/thùng, thì thành con số khổng lồ là 10 nghìn tỷ USD), đối với Trung Quốc thì đây là một nguồn dự trữ năng lượng có tính chiến lược, đặc biệt khi Trung Quốc đang là con rồng khát năng lượng, và lượng dầu hỏa dự trữ trên thế giới bắt đầu cạn kiệt. Ngoài ra, Biển Đông còn là một trong các tuyến đường thủy quan trọng nhất thế giới, và là một nguồn hải sản lớn.

Cảng Liên hợp Mũi Điện - Khe Gà hay gạch nối đất liền với “đường lưỡi bò” trên Biển Đông?

Đoàn Nam Sinh
Mũi Điện - Khe Gà là tên gọi từ khi có ngọn hải đăng trên đảo Gà (Kê dữ, theo Đại Nam thực lục). Giữa đào Gà với đất liển là một khe sâu chừng vài sãi, rộng khi nước lên chỉ ngoài ba trăm sải nên được gọi là Khê Gà, người Pháp phiên âm và ghi thành Kéga.
clip_image002
Khe Gà nhìn từ ngoài biển.