Thứ Tư, 5 tháng 10, 2011

Viễn tưởng

Nguyễn Trung
Lời nói đầu
 
Trong khi viết bài “Việt Nam và vấn đề sử dụng người tài trong giai đoạn hiện nay(Thời Đại Mới – số 22, tháng 8 – 2011), như một tất yếu khách quan, tôi đụng chạm phải nhiều vấn đề nóng bỏng trong bối cảnh đất nước đang đứng trước ngã ba đường, hoặc là.., hay sẽ là…. Ngay lập tức tôi bị thôi thúc: Phải nói suy nghĩ của mình về những câu hỏi tự mình đặt ra trong bài viết này. Lẽ đơn giản tôi không được phép chỉ đóng vai “người bình luận”.  
Tôi dự định sẽ tìm cách trình bày tập trung những suy nghĩ của mình liên quan đến những câu hỏi đề ra vào 3 bài viết tiếp theo:
  • “Đất nước đang đứng trước bước ngoặt bất khả kháng như một định mệnh”
  • “Suy nghĩ về sự nghiệp duy tân đất nước”
  • “Đảng Cộng Sản Việt Nam phải giành lại vai trò lãnh đạo bị đánh mất”
Với tất cả nỗ lực, tôi cố bám sát thực tế nghiệt ngã, chỉ để tìm ra những khả năng khả thi tối thiểu có thể có trong tình hình hiện nay cho việc giải quyết một số vấn đề hệ trọng đất nước. Tuy nhiên với nhiều lý do xác đáng, sẽ có những câu hỏi khó hoặc đến nay tôi chưa thể trả lời được. Vì những lẽ này, cả ba bài dự định viết này sẽ có cái tựa đề chung là Viễn tưởng.
Sự thôi thúc trong thâm tâm khiến tôi bỏ qua mọi hạn chế và ngần ngại của bản thân, liều lĩnh viết ra 3 bài viết này với hy vọng sẽ nhận được sự trao đổi rộng rãi trong dư luận.
Tất cả vì tổ quốc yêu dấu của chúng ta.
Bài 1
Đất nước đang đứng trước bước ngoặt mới
bất khả kháng như một định mệnh

Miến Điện ngưng dự án thuỷ điện Myitsone

Việt Long
Một tuần nay tin thời sự gây ngạc nhiên cho thế giới là tin chính phủ dân sự Miến Điện hôm thứ sáu đột nhiên tuyên bố ngưng hợp đồng liên doanh công trình xây đập thuỷ điện lớn nhất của Miến Điện trên sông Irrawaddy, gọi là đập Myitsone.
AFP photo - Công nhân Miến Điện bên dòng sông Irrawaddy
Dự án này do Bộ Điện lực Miến Điện, công ty tư nhân Á Châu Thế giới và Tập đoàn Đầu tư Điện lực Trung Quốc cộng tác thực hiện.

Xin cảm ơn và xin góp ý với Bộ trưởng Phạm Bình Minh

Hà Văn Thịnh

Cách đây gần 10 năm, tôi có đọc cuốn sách Nồi cơm và ngọn lửa của  TBT Thanh niên (nay là cựu) Nguyễn Công Khế, trong đó có kể câu chuyện: Một phóng viên nước ngoài hỏi ông Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch rằng có phải vì chiến tranh (ý nói chuyện đưa quân sang Căm-pu-chia) nên Việt Nam nghèo khổ hay không? Ông Ngoại trưởng Nguyễn Cơ thạch đã trả lời đại ý, dân tộc chúng tôi nhiều năm chỉ biết dùng lửa để đốt nhà, nay đang học cách dùng lửa để nấu cơm, đun nước. Sách tôi đọc đã lâu, ý tứ và văn từ nhiều khi không chính xác nhưng cái ý chủ đạo là thế. Tôi cảm phục từ Nguyễn Cơ Thạch đến Nguyễn Công Khế. Chỉ tiếc là sau lần trả lời phỏng vấn ấy một thời gian, Ngoại trưởng Nguyễn Cơ thạch không còn làm Ngoại trưởng nữa...
Hôm nay (4.10.2011) đọc từ BBC (11:48 GMC, 4.10.2011), tôi được biết Ngoại trưởng Phạm Bình Minh đã trả lời bằng tiếng Anh trong buổi giao lưu kéo dài ở New York, ngày 27.9.2011. Tôi viết bài này để cảm ơn ông Ngoại trưởng vì từ lâu lắm rồi, tôi mới được thấy một cán bộ cấp cao Việt Nam trả lời báo chí hay và đủ nội dung cần nói như thế.