Thứ Hai, 31 tháng 10, 2011

TÂM SỰ CÙNG VONG HỒN GADDAFI

Lê Phú Khải
Sở dĩ tôi viết bài này vì ngài Gaddafi sinh năm Nhâm ngọ 1942 cùng tuổi với tôi. Tâm lý người đời ở cái tuổi thất tuần, không thể không để ít thời gian suy nghĩ về cái chết của một con người cùng sinh một năm với mình, cùng song hành với mình trên cõi đời này cho đến tuổi gần đất xa trời! Hơn nữa, cái chết của ông được thời đại thông tin toàn cầu thông báo đến mọi quốc gia, nếu không muốn nói là đến mọi thành viên của nhân loại!  
Kể cũng lạ, cái tuổi Nhâm ngọ (1942) sản sinh ra những con người cực kỳ nổi tiếng hiểu theo nhiều góc độ, nhiều góc nhìn trái ngược nhau. Vì họ có những số phận cực kỳ trái ngược. Này nhé, trừ người viết bài này là kẻ vô danh tiểu tốt, ông (Gaddafi) nghĩ mà xem, ông Hồ Cẩm Đào ở Trung Quốc, ông Nguyễn Minh Triết và bác sỹ Nguyễn Đan Quế ở Việt Nam cũng sinh năm Nhâm ngọ 1942. Nhà thơ quen biết Hoàng Hưng, Hữu Thỉnh cũng sinh năm Ngọ 1942….Còn biết bao những con người Nhâm Ngọ mà tôi tra cứu được đều có những số phận cực kỳ trái ngược. Trong cuộc đời thực, họ đều như nước với lửa, nóng với lạnh, âm với dương...

Châu Á lo cho tương lai

Michael Auslin

Khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta có chuyến công du châu Á tuần vừa qua, chắc hẳn ông cũng thấy cả khu vực đang hết sức băn khoăn về tương lai của mình. Không phải chưa từng xảy ra ở châu Âu cuối thế kỷ 19, các quốc gia lớn nhỏ đều đang nỗ lực tham gia vào các mạng lưới quan hệ mang tính phòng ngừa mà đến lượt nó lại làm gia tăng cảm giác mất an ninh cho nước khác. Kết quả là vòng quay rủi ro càng thêm nguy hiểm và khả năng tính toán sai lầm cũng lớn hơn hay tinh thần của chủ nghĩa dân tộc đang thắng thế.
Kế hoạch cắt giảm chi tiêu của Lầu năm góc trong thập niên tới xuống gần 500 tỷ USD sẽ hạn chế khả năng duy trì ổn định ở châu Á đến mức nào là mối quan tâm chính của các quốc gia châu Á và có lẽ cũng sẽ là tâm điểm trong các cuộc tranh luận tại Mỹ trong những năm tiếp đây.
Nguyên nhân làm nảy sinh những lo ngại này ở châu Á không chỉ đơn thuần xuất phát sự tăng cường sức mạnh quốc phòng của Trung Quốc trong thập niên vừa qua. Mà đúng hơn, điều khiến người ta bất an nhất chính là cách thức Trung Quốc đang thể hiện những tiềm lực mới của mình. Đặc biệt, xét về tầm quan trọng của các tuyến hàng hải, việc Hải quân Trung Quốc mở rộng hoạt động ra khắp phía Đông và Biển Đông đang gửi đi những tín hiệu báo động.

Nhật Bản kêu gọi Châu Á tăng cường hợp tác đối phó với Trung Quốc

Trong bài trả lời phỏng vấn đăng trên nhật báo Financial Times, số ra ngày  30/10/2011, thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda cho rằng việc Trung Quốc đang ngày càng biểu dương sức mạnh, gia tăng các hoạt động quyết đoán về chủ quyền tại vùng biển Hoa Nam, tức Biển Đông và biển Hoa Đông, đã gây ra tình trạng bấp bênh đối với môi trường an ninh của Nhật Bản.

Thủ tướng Nhật, Yoshihiko Noda
Thủ tướng Nhật, Yoshihiko Noda
REUTERS/Yuriko Nakao


Chuyến viếng thăm Nhật Bản của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

2011-10-31
Ngày 30/10-2/11/2011, TT Nguyễn Tấn Dũng cùng phái đoàn nhiều doanh nhân và các bộ trưởng viếng thăm Nhật Bản, đây là chuyến viếng thăm Nhật lần thứ 3 trong cương vị Thủ tướng.
Thông tín viên Đỗ Thông Minh của đài chúng tôi từ Tokyo Nhật Bản có cuộc trao đổi về những ký kết mà Việt Nam đạt được trong chuyến đi này.
AFP
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và thủ tướng Nhật Bản, Yoshihiko Noda ngày 31 tháng 10, 2011

TQ cảnh báo hãng dầu nước ngoài

Trung Quốc lên tiếng cảnh báo các công ty dầu nước ngoài, chưa đầy một tuần sau khi tập đoàn Hoa Kỳ ExxonMobil loan báo tìm thấy dầu khí ở ngoài khơi Việt Nam.
Một giàn khoan dầu (ảnh minh họa)
Hôm 25/10, tập đoàn có đại bản doanh tại Houston, Texas, loan báo đã phát hiện ra dầu khí sau mũi khoan thứ hai trong lô 119 ngoài khơi Đà Nẵng.
Lô này, mà Việt Nam khẳng định nằm trên thềm lục địa Quảng Ngãi-Đà Nẵng của Việt Nam, trên bản đồ nằm khá gần đường yêu sách chín đoạn của Trung Quốc.

Quan hệ Việt - Ấn, nước cờ hạ sách

Huỳnh Ngọc Tuấn
Khi Nguyễn Phú Trọng sang Bắc Kinh để gọi là Hội đàm với giới lãnh đạo Cộng sản Trung Quốc, chúng ta không thể biết được đằng sau những thỏa thuận công khai điều gì đã được định đoạt. Là Tổng Bí thư của một Đảng mà lại làm người đại diện cho quốc gia, hội đàm với một quốc gia khác, thì không biết ông Tổng Bí thư của Đảng cộng sản Việt Nam đặt quyền lợi quốc gia lên trên quyền lợi của Đảng hay ngược lại? Chúng ta cứ chờ xem nhưng nếu dùng kinh nghiệm của quá khứ để đánh giá thì nhiều phần xấu hơn là tốt.
Song song với chuyến đi của ông Nguyễn Phú Trọng là chuyến đi của ông Trương Tấn Sang qua Ấn Độ. Dư luận bàn tán xôn xao về hai chuyến đi này. Báo chí cũng tốn nhiều giấy mực để phân tích. Nhưng có một điểm chung trong những nhận định về chuyến công du của ông Trương Tấn Sang: Người ta nói là Cộng sản Việt Nam đang tìm cách “cân bằng” tương quan lực lượng trong khu vực bằng cách quan hệ với Ấn Độ, nhằm làm “đối trọng” với sức mạnh lấn át của Trung Cộng.

THƯ CỦA ĐẠI TƯỚNG DƯƠNG VĂN MINH GỬI CHO TƯỚNG NGUYỄN CHÁNH THI TẠI PHÁP...

GIẢI THÍCH VÌ SAO ÔNG KHÔNG TỰ SÁT TRONG NGÀY 30/4/1975...

Phamvietdao.net: Lịch sử của một dân tộc là “ tấm thảm “ dệt lên từ xương máu, số phận của hàng triệu sinh linh của dân tộc đó; khi đề cập tới một giai đoạn lịch sử đã qua thật là tàn nhẫn vô luân khi nhà chép sử chỉ viết và mô tả những gì mà mình muốn muốn thấy, muốn tô, muốn vẽ theo quan điểm chính trị của mình...

Nhân có loạt bài về chế độ độc tài Ngô Đình Diệm, về khái niệm nhân dân Phamvietdao.net xin công bố bức thư của Đại tướng Dương Văn Minh gửi cho Tướng Nguyễn Chánh Thi, bức thư này được một nguồn tài liệu cung cấp; cả 2 tướng này đã từng tổ chức đảo chính lật đổ chế độ độc tài gia đình trị Ngô Đình Diệm...Ông Dương Văn Minh đã thành công còn Tướng Nguyễn Chánh thi thì đã thất bại và cam chịu cuộc sống lưu vong...
Về Đại tướng Dương Văn Minh, báo chí chính thống Việt Nam đã nhắc nhiều về quyết định lịch sử của ông trong ngày 30/4/1975: Tuyến bố và ra lệnh cho quân đội Việt Nam Cộng hòa đầu hàng, không tiếp tục hô hào tử thủ...Vì quyết định lịch sử đó, nên khi ông sang Pháp sống cuộc đời của một người Việt lưu vong, ông không khỏi có lúc đã bị “mắc kẹt” với những người từng có nhiều duyên nợ với chính quyền Việt Nam cộng hòa...
Đăng bức thư của Đại tướng Dương Văn Minh để chúng ta biết thêm của số phận của một con dân của đất Việt, một con người từng lên đến chức Đại tướng, từng có thời làm đến chức Tổng thống của một chính phủ, được ghi vào sử sách nhưng cuối đời đành phải chấp nhận kiếp sống lưu vong, “ sống nhờ đất khách, chết chôn quê người “; nỗi khát khao khắc khoảy được làm một con dân Việt Nam bình thường mà vẫn không thể nào được toại nguyện...
Phamvietdao.net sẵn sàng công bố những thư từ, nhật ký, tâm nguyện... của những người con đất Việt tha phương, thổ lộ thân phận của mình, nhất là đối với những người từng một thời gắn bó sâu nặng với chính quyền Việt Nam Cộng hòa hiện nay đang bị mắc kẹt hay tha phương khắp bồn phương trời...

ĐBQH Dương Trung Quốc nói về “Kích cầu niềm tin”

Không ồn ào theo kiểu “gây sốc” song những phát biểu của ông đã nghe rồi, đọc lại vẫn thú vị. Một phần, ở sự thể hiện, và quan trọng hơn là ở sự phát hiện.

Đại biểu Dương Trung Quốc (phải) trao đổi với Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang bên hành lang kỳ họp Quốc hội thứ hai – Ảnh: Hải Hà
Khi Quốc hội khóa 13 đang sôi nổi thảo luận các báo cáo, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội do Chính phủ trình, ông vẫn tiếp tục băn khoăn vì chưa nhìn thấy sự đầu tư đúng mức đối với vấn đề văn hóa, xã hội và đời sống. Điều mà đã từng được ông nhìn nhận như là hạn chế trong điều hành của Chính phủ.

Trung Quốc diễu võ giương oai

Xã luận trên tờ The Washington Times (26/10/2011)
Phạm Nguyên Trường dịch

Nước Mỹ đã phải trả giá cho việc để một kẻ lèo lá như H. Kissinger đi đêm với ngài Mao của nước Tàu từ năm 72 thế kỷ trước, những tưởng làm thế là lôi kéo đồng minh chống lại với Liên Xô, có ai ngờ anh khổng lồ chân đất sét Liên Xô không cần đến động thái đi đêm kia vẫn cứ sụp đổ đúng theo quy luật, trong khi đó hành động đi đêm của ông “Kis Già Giơ” ngỡ là đắc sách lại chính là tự mình chắp thêm vây cho con sói hung ác ở phương Đông để nó ngóc đầu dậy, có thời gian mài nanh dũa vuốt, và rút kinh nghiệm từ bài học Liên Xô để trở thành một đế chế bề ngoài vẫn khoác áo cộng sản mà bên trong thì mưu toan chống lại cả loài người.
Bây giờ đây các ngài chiến lược gia xứ cờ hoa mới mở mắt ra liệu có muộn hay không? Dẫu sao muộn còn hơn không, nếu bài trả lời phỏng vấn của bà Ngoại trưởng Hillary Clinton mà BVN đăng hôm qua vẫn còn chứa đựng những lời xã giao bay bướm thì bài xã luận này mới thực đi thẳng vào những mục tiêu cốt lõi trong cái gọi là “chiến lược trở lại Thái Bình Dương” của Hoa Kỳ.
Bauxite Việt Nam