Thứ Hai, 26 tháng 9, 2011

Một bức thư người NHẬT viết cho người TRUNG HOA

Cảm ơn người dịch hoặc viết bài này.
Người ta nói đúng hay nói sai, là chuyện thứ yếu, chuyện tối tối trọng yếu là, phải chăng chúng ta, người Hoa, có đủ dũng khí tự ta nghĩ lại, đối diện với miệng vết thương, như vậy mới mong có hy vọng hồi phục kiện khang. Một lời mắng nhiếc lại đối thủ của chúng ta (xin hãy nhớ, người ta không có nghĩa vụ phải làm bạn với chúng ta, lại càng không có nghĩa vụ phải chỉ ra cái sai sót của chúng ta), là biểu hiện kẻ yếu hèn, lại càng không cần đi chê trách cái sai lầm của người xưa, Vì người xưa đã mất, chúng ta cần phải nhìn sâu rộng mà suy nghĩ cho thật kỹ, sau nầy dân ta phải làm sao từ cái sai lầm và từ trong miệng vết thương kia mà bò ra, Lỡ trợt té nhưng không mất mặt, mà có thể từ nơi té đó, vùng dậy để đội trời đạp đất lần nữa, mới thật sự là anh hùng.
Một bức thư người Nhật viết cho người Trung Quốc Hoa Lục (đang được phát tán mạnh trên “net”) All Chinese and Taiwanese Must Read!!

Tránh bão ở Hoàng Sa, 2 tàu cá bị tàu chiến lạ tấn công

(NLĐO)- Ngày 26-9, Trạm Biên phòng cảng Sa Kỳ (Quảng Ngãi), cho biết lúc 13 giờ ngày 24-9, Trạm ICom thôn Châu Thuận, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn đã nhận được thông tin 2 tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi bị tàu nước ngoài tấn công. 

Hai tàu cá đó là QNg 95337TS do ông Trương Văn Đức làm thuyền trưởng kiêm chủ tàu và QNg 95850 TS do ông Trương Tài làm chủ.

Được biết, hai tàu cá trên chạy vào trú bão tại đảo Trụ Cẩu (khu vực quần đảo Hoàng Sa Việt Nam) đã bị một tàu chiến nước ngoài xua đuổi, buộc 2 thuyền trưởng phải cho tàu chạy ra khỏi khu vực đảo Trụ Cẩu.
 
Khi chạy được 30 hải lý thì tàu chiến này tiếp tục đuổi theo, đâm vào thân tàu cá, bơm nước vào tàu, bắn đạn qua tàu cá làm cháy cabin, cháy bộ đàm…

Hiện nay, 2 tàu cá trên đang chạy vào đất liền tránh bão số 4.
V.Mịnh

Nói ngọt ngào, làm ác độc

Nguyễn Trọng Vĩnh
Hôm 5, 6 tháng 9 vừa qua, ông Đới Bỉnh Quốc thăm Việt Nam, trong khi làm việc với đối tác và gặp gỡ với các nhà lãnh đạo của ta, ông nói những lời hữu nghị rất thắm thiết, nào là “có chung lợi ích”, giải quyết khác biệt trên tinh thần “đồng chí anh em” , v.v. Người nhẹ dạ cả tin nghe hẳn là mát ruột. Nhưng chỉ dăm hôm sau, 500 tàu cá Trung Quốc giăng ra khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam, đuổi ngư dân Việt Nam không thể làm ăn được. Mới đây, ngày 15-9, Trung Quốc phản đối Ấn Độ nhằm phá sự hợp tác Việt - Ấn thực hiện dự án khai thác dầu khí trong thềm lục địa của các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận, và Nam Côn Sơn. Rõ ràng là “nói một đàng, làm một nẻo”. Chả trách thiên hạ đã có câu tổng kết: “Chớ nghe người cầm quyền Trung Quốc nói, hãy xem việc họ làm”. Đây cũng là thủ đoạn quen thuộc lâu nay của nhà cầm quyền Trung Quốc: Một mặt phỉnh phờ hữu nghị với cấp cao, mặt khác lại chỉ thị cho cấp dưới cứ lấn tới.

Viết nhân ngày Quốc khánh Trung Cộng (1/10): Đã đến lúc phải xóa món nợ ân oán giang hồ!

Vũ Cao Đàm
image Tôi nảy ý định viết ra ý tưởng này từ lúc đọc lại bài khai bút đầu năm của anh Bút Chẳng Tà, trong đó có nhắc đến ngày Trung Cộng khởi chiến, tấn công quân đội Việt Nam Cộng hòa để xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa. Bài viết đưa lên mặt báo Bauxite Việt Nam trong khi trên trang mạng của Trung Cộng vẫn còn nhan nhản những bài chửi bới với giọng điệu của một kẻ cả vô giáo dục nhằm vào “Bọn Việt Nam vong ân bội nghĩa”, và kêu gào phải giết bọn “Việt Nam lòng lang dạ sói”, lấy máu “giặc Việt” để làm lễ tế thần cho trận chiến thu hồi Nam Sa.
Trong khi đó thì chúng ta lại vẫn thường nghe một số quan chức, và cả bạn bè, cố gắng phân trần, rằng nhân dân Việt Nam “Không bao giờ quên ơn Đảng Cộng sản và Nhà nước Trung Cộng”, làm như đây là món nợ truyền kiếp, mà người Việt chúng ta phải đời đời khắc cốt ghi xương.

Bão số 4 hướng vào Bắc Trung bộ

TTO - Lúc 22g ngày 25-9, vị trí tâm bão số 4 (Haitang) cách bờ biển Quảng Trị - Quảng Ngãi khoảng 370 km về phía Đông, trên khu vực quần đảo Hoàng Sa. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (62-74 km/giờ), giật cấp 9-10.
Tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão trung ương do Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải chủ trì chiều 25-9, ông Bùi Minh Tăng - giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn trung ương - cho biết bão số 4 (tên quốc tế là Haitang) sẽ ảnh hưởng tới đất liền các tỉnh Bắc Trung bộ từ trưa và chiều 26-9.
Nếu giữ nguyên hướng di chuyển thì đêm 26 rạng sáng 27-9 bão sẽ đổ bộ trực tiếp vào các tỉnh từ Nghệ An đến Quảng Trị. Khi bão vào bờ có thể suy yếu còn gió mạnh cấp 7, cấp 8.
Do ảnh hưởng của bão số 4, từ hôm nay mưa ở các tỉnh miền Trung sẽ tăng. Mưa lớn tập trung trong hai ngày 26 và 27-9 với cường độ 100-300mm từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên - Huế.