Thứ Ba, 27 tháng 9, 2011

Các tân bộ trưởng đã dám thể hiện cá tính

Chưa khi nào dấu ấn về tuyên ngôn của các bộ trưởng lĩnh vực tài chính, ngân hàng, giao thông... lại mạnh mẽ như nhiệm kỳ này là nhận định của nhiều chuyên gia kinh tế.

Khi đảm nhận vị trí Bộ trưởng Giao thông Vận tải - ông Đinh La Thăng chia sẻ với VnExpress.net: "Là tư lệnh ngành, phải cho tôi toàn quyền. Tư lệnh ra chiến trường phải được quyết định chiến đấu, tiến hay lùi". Sau đó, một số vị lãnh đạo khác cũng lần lượt đưa ra quan điểm khá sắc bén, nhấn mạnh thông điệp của người đứng đầu Chính phủ: Sẵn sàng làm công bộc của dân.
Tân Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình cũng gây ấn tượng bởi phát biểu: Sẽ đưa lãi suất về 17-19% trong vòng hai tháng kể từ ngày nhậm chức. Trong lịch sử, chưa có vị thống đốc nào đưa ra một cam kết như vậy.
Tuyên bố của ông Bình đã đánh trúng vào những vấn đề bức xúc hiện nay là lãi suất quá cao, doanh nghiệp đói vốn. Đi kèm với thông điệp mạnh mẽ về lãi suất, vị tân thống đốc cũng đưa ra một loạt chính sách, biện pháp mạnh tay đối với những cá nhân và tổ chức vi phạm. Kết quả là 2 tháng sau ngày nhậm chức, lãi suất cho vay đã bắt đầu hạ dù chưa thiết lập một mặt bằng ổn định.
Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ cũng để lại dấu ấn cá nhân khá mạnh mẽ trong tuyên bố sẽ lập lại trật tự trên thị trường xăng dầu, công khai minh bạch các khoản lỗ lãi trong lĩnh vực nhạy cảm như xăng dầu và điện.

Báo Thái Lan viết về chiến lược quốc phòng của Việt Nam

Tờ Tin tức Châu Á của Thái Lan hôm qua đăng bài bình luận về “Chiến lược quốc phòng kép của Việt Nam”. Đây là một bài viết mang tính nghiên cứu riêng của tác giả trên cơ sở phân tích tình hình quan hệ quốc phòng Việt Nam với các nước trong thời gian qua. Để rộng đường dư luận, tìm hiểu cách nhìn nhận của báo chí quốc tế về chính sách quốc phòng vì hoà bình của Việt Nam, Báo điện tử Giáo dục Việt Nam xin gửi đến độc giả nguyên văn nội dung bài viết:
"Nhằm tăng cường thế trận an ninh và củng cố vị trí của mình trong khu vực cũng như trên thế giới, thời gian qua, bên cạnh việc không ngừng xây dựng lại lực lượng vũ trang, Việt Nam đã tiến hành mở rộng quan hệ đối tác chiến lược với một loạt các nước trên thế giới.

Đoàn đối thoại quốc phòng Việt Nam - Mỹ tại Washington

Thăm dò dầu khí Biển Đông của ONGC: Ấn Độ trực tiếp xen vào xung đột giữa Việt Nam và Trung Quốc

Virendra Sahai Verma
25-09-2011
DELHI: Tuần trước, một ngày sau khi phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố, chính phủ nước này “phản đối bất cứ quốc gia nào tham gia thăm dò dầu lửa ở những vùng biển thuộc quyền thực thi pháp lý của Trung Quốc“, một bài xã luận trên “Hoàn Cầu Thời báo”, một tờ báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, cảnh báo Ấn Độ về “sự khiêu khích chính trị nghiêm trọng” sẽ “đẩy Trung Quốc đến giới hạn“.
Có vẻ “sự khiêu khích” là các kế hoạch đã thông báo của ONGC Videsh Ltd về việc thăm dò hai lô dầu ngoài biển mà Việt Nam khẳng định thuộc vùng đặc quyền kinh tế của nước này ở Biển Đông. Căng thẳng đã dấy lên một thời gian. Vào ngày 22 tháng 7, một tàu Ấn Độ, INS Airavat, nhận được liên lạc qua kênh radio từ một người gọi tự nhận là “hải quân Trung Quốc” và nói rằng “các bạn đang tiến vào lãnh hải Trung Quốc” khi tàu này chạy từ cảng Nha Trang của Việt Nam tới Hải Phòng.
Chính phủ Ấn Độ không chỉ xác nhận rằng con tàu đang thực hiện chuyến thăm hữu nghị tới Việt Nam, mà Bộ Ngoại giao nước này còn khẳng định “Ấn Độ ủng hộ tự do hàng hải ở vùng biển quốc tế, gồm Biển Đông, và quyền đi lại theo đúng quy tắc của luật pháp quốc tế đã được thừa nhận. Những quy tắc này phải được tất cả các nước tôn trọng“.