Chủ Nhật, 31 tháng 7, 2011

Ông Nguyễn Cao Kỳ vẫn gây tranh cãi sau khi ra đi

Thứ Bảy 23 tháng 7 vừa rồi, Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ, Cựu Phó Tổng Thống Việt Nam Cộng hòa, đã qua đời tại Kuala Lumpur, Malaysia, hưởng thọ 81 tuổi. Phóng viên của AP mô tả ông là một trong những nhà lãnh đạo “nhiều màu sắc” nhất của thời chiến tranh Việt Nam. Từng là Tư Lệnh không quân được coi như một người hùng, vào lúc cuối đời ông bị một số chiến hữu trong binh chủng của chính ông xa lánh và chỉ trích. Câu Chuyện Việt Nam do Hoài Hương phụ trách tuần này xin được dành để bàn về những di sản do cựu Thủ Tướng Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Cao Kỳ để lại. 
Cựu Phó Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Cao Kỳ
Cựu Phó Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Cao Kỳ

Máu người không phải nước lã

GS. Tương Lai
Một câu hỏi đặt ra : nguồn mạch nào đã tạo ra ý chí và sức mạnh của dân tộc ta vượt qua những thử thách chiến tranh nối tiếp chiến tranh vô cùng tàn khốc, thế hệ này sang thế hệ khác kế tiếp nhau cầm vũ khí chiến đấu không ngừng không nghỉ bất chấp mọi hy sinh?

Trung Quốc ngụy biện đường lưỡi bò

Bất chấp sự chỉ trích mạnh mẽ của quốc tế về đường lưỡi bò tham lam, vô căn cứ, truyền thông Trung Quốc tiếp tục tuyên truyền cho dân chúng trong nước về yêu sách chủ quyền chiếm gần trọn diện tích biển Đông này.
Xuất bản Bài đăng
Ảnh minh họa: china.usc.edu
LTS: Bất chấp sự chỉ trích mạnh mẽ của quốc tế về sự mơ hồ, vô căn cứ và yêu sách tham lam trong tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc (còn gọi là đường lưỡi bò, đường chữ U, đường chín đoạn), bao trùm lên 3/4 diện tích Biển Đông, giới lãnh đạo và truyền thông nước này vẫn tìm mọi cách tuyên truyền cho công chúng trong nước này cũng như quốc tế về đường lưỡi bò. Mới đây, tờ China Daily bản Tiếng Anh lại đăng bài viết với những nguỵ biện về tính hợp pháp của đường lưỡi bò. Chúng tôi giới thiệu tới độc giả như một tư liệu tham khảo. Công việc phản biện, xin dành cho các nhà khoa học.

Khi bác tài hiểu ra sự thật

Hồng Lạc
Tôi xin kể lại một câu chuyện xảy ra cách đây chưa lâu trong lần đi công tác ở Phú Yên, tôi cũng không ngờ rằng chỉ một buổi sáng bên bàn trà mà tôi lại có thể làm thay đổi cách nhìn nhận của một con người đối với xã hội.
Hôm đó đang kỳ bầu cử quốc hội, khi đang xem thời sự buổi sáng trên VTV1, tôi hỏi bác tài xế của công ty vốn ít tiếp xúc với những thông tin đa chiều, mặc dù vậy, bác cũng hiểu một số những vấn đề của xã hội. Rằng bác đã bao giờ nhớ đã bầu cho ai chưa, bác lắc đầu. Tôi lại hỏi thế bác dựa vào đâu để bầu cho người này hay người kia, bác nói chỉ dựa theo lý lịch, theo gợi ý. Thế là tôi bắt đầu giải thích cho bác tài thực chất của cái gọi là “bầu cử” ở ta. Lúc nói về phân chia vùng miền của hàng chóp bu, bác ngắt lời tôi “như thế mới cân bằng giữa các vùng miền, ở đâu cũng có đại diện cả, miễn là người tài”.

Kiến nghị Tòa án Nhân dân Tối cao cho phép người dân được tham dự phiên tòa phúc thẩm vụ án Cù Huy Hà Vũ


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------*------
Hà Nội, ngày 25 tháng 07 năm 2011
Kính gửi: Ông Trương Hòa Bình,
Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao
Đồng kính gửi : Ông Chánh tòa Phúc thẩm Toà án Nhân dân Tối cao
Chúng tôi là những công dân nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, hết sức quan tâm đến phiên xử phúc thẩm vụ án Cù Huy Hà Vũ, được biết sẽ tiến hành vào ngày 2-8-2011 sắp tới;
Căn cứ theo quy định tại điều 18 Bộ luật Tố tụng Hình sự quy định: “Việc xét xử của Tòa án được tiến hành công khai, mọi người đều có quyền tham dự, trừ trường hợp do bộ luật này quy định”;

New Delhi lo ngại việc Trung Quốc thăm dò khoáng sản ở đáy Ấn Độ Dương

Đức Tâm
Tại trung tâm nghiên cứu chế tạo tàu lặn Giao Long, Trung Quốc
Tại trung tâm nghiên cứu chế tạo tàu lặn Giao Long, Trung Quốc
ChinaFotoPress/Getty Images
Bộ Quốc phòng và bộ Đối ngoại của Ấn Độ quan ngại về việc Liên Hiệp Quốc cho phép Trung Quốc thăm dò và khai thác khoáng sản vùng đáy biển quốc tế ở Ấn Độ Dương. Ngày hôm nay, 31/07/2011, báo trên mạng Expressindia.com cho biết là chính quyền New Delhi lo sợ là Bắc Kinh sẽ sử dụng quyền này để biện minh cho việc triển khai tàu chiến trong khu vực.

Ngài rất không bình thường, thưa Bộ trưởng!

Trả lời pv báo Tuổi trẻ, khi nói về tình trạng có hàng ngàn điểm không môn lịch sử vừa qua, Bộ trưởng Bộ ở kì thi đại học GD-ĐT Phạm Vũ Luận đã giải thích  như vầy: “Theo tôi, trong một kỳ thi như kỳ thi đại học vừa qua, có hàng ngàn điểm 0 là bình thường. Đây là kỳ thi cấp quốc gia, là thi tuyển, với mục đích phân loại để làm rõ đâu là người giỏi, người khá, đâu là người yếu kém.“  Mình đang uống nước, đọc đến đoạn này bỗng sặc nước, phun ướt cả máy tính. Từ thuở cha sinh mẹ đẻ đến giờ chưa nghe một ông bộ trưởng giáo dục nào lại phát ngôn làm mình sốc đến như vậy.
Với 98% thí sinh có điểm sử dưới trung bình, trong đó có hàng ngàn điểm không khiến thiên hạ giật mình kinh hãi thì Bộ trưởng nói tỉnh bơ, cho đó là chuyện bình thường. Thất kinh.

Phúc thẩm đừng vô phúc!

Hà Sĩ Phu

Bức thư cảm ơn của Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ từ trong tù cảm ơn đồng bào của mình trước ngày xử phúc thẩm đã củng cố lòng tin của tất cả những người đã đặt niềm tin vào anh.
Đòn xử tù nặng với TS Hà Vũ là đòn thù của những những “con sâu bự” đầy quyền lực với người đã vạch tội họ trước bàn dân thiên hạ. Nhưng trong những phút nghiêm trọng nặng trĩu oan khiên TS Hà Vũ vẫn không nhìn vụ việc của mình dưới con mắt cá nhân thường tình ấy. Hà Vũ hiểu đây là mâu thuẫn giữa một quyền lực “cố tình cưỡng lại việc thực hiện một Nhà nước Việt Nam pháp quyền” và một bên là “tất cả những tiếng nói đòi xây dựng Nhà nước Việt Nam pháp quyền”.

Bằng Công - Nhân bài "Trí thức và một vài đặc điểm của trí thức" của GS Thuyết: Vài ý “phản động” về trí thức

Bằng Công(Minh Thái chấp bút)

Cái rọ “Tiểu tư sản”

Theo quan điểm Mác-Lênin được vận dụng ở nước ta, từ đầu thập niên 1953 lao động trí óc (từ cô thư ký đến các cụ Trần Đức Thảo, Nguyễn Hữu Đang, Ngô Tất Tố…) được xếp tuốt vào giai cấp tiểu tư sản, chung với cháu học sinh, chị hàng xén, bác cắt tóc và chú vá xe. Khi đó tôi gần 30 tuổi. Không có cái giai cấp nào hẩu lốn, hỗn tạp như cái giai cấp tiểu tư sản ở Việt Nam. Đủ thấy lao động trí óc nói chung - và trí thức nói riêng - một thời đáng thương hại biết bao.

Cảnh giác với Trung Quốc, dân chủ với dân

Nguyễn Trọng Vĩnh

1. Những lời nói của Đới Bỉnh Quốc và những điều nhất trí giữa hai Thứ trưởng Việt Nam và Trung Quốc bao hàm những gì?
“Những tranh chấp biển, đảo do đàm phán song phương giải quyết không có sự can thiệp của nước thứ ba”. Song phương thì Trung Quốc có thể cậy mạnh đe dọa hoặc dỗ dành mua chuộc, thế giới không bao giờ biết được sự thật, không bao giờ giải quyết được gì vì Trung Quốc luôn kiên trì chỉ một câu “Chủ quyền đối với Tây Sa (Hoàng Sa) và Nam Sa (Trường sa) không thể tranh cãi”. “Không có gì phải đàm phán về Tây Sa (Hoàng Sa)”.

Hồng Ánh: "Tôi trượt Quốc hội không phải vì bị tố tình"

"Tôi không thể bắt buộc mọi người phải yêu quý tôi. Tôi cũng không phủ nhận chuyện đó cũng tác động đến gia đình tôi trong một thời gian. Thật may cuối cùng nó cũng qua", Hồng Ánh trần tình về sự cố blogger Sao Việt tố chuyện riêng của chị đúng thời điểm chị ứng cử đại biểu quốc hội.

Việt Nam 'sơ tán gần 300.000 dân'

Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát kêu gọi các tỉnh di dời hơn 271.000 người dân tại Hải Phòng, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.
Cơn bão Nock-ten, hay bão số 3, với gió giật cấp 13, sẽ đổ bộ sớm vào VN từ khu vực Hải Phòng tới tỉnh Hà Tĩnh, theo bản tin bão khẩn cấp của Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia.
Theo điện văn của Trung tâm này, vào lúc trưa, chiều 30 tháng Bảy, bão số 3 sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các vùng ven biển và theo dự kiến sẽ đổ bộ vào khu vực từ Hải Phòng đến Hà Tĩnh với sức gió vùng gần tâm bão cấp 10, 11, giật cấp 12, 13. Kèm theo đó là mưa lớn từ trưa ngày thứ Bảy tới đến ngày 01 tháng Tám.

Mọi điều bạn tưởng bạn biết về sự sụp đổ của Liên Xô là sai lầm

(Và vì sao việc này trở nên quan trọng trong một thời đại cách mạng như hiện nay)
Leon Aron

Trước sụp đổ đột ngột của Liên Xô vào cuối thế kỷ trước, phần lớn các nhà nghiên cứu và các chính trị gia phương Tây đều rất ngỡ ngàng và thậm chí đưa ra nhiều lý do không thích đáng. Theo cách lý giải của Tiến sĩ Leon Aron, Giám đốc Ban Nga học tại Viện Nghiên cứu Chính sách American Enterprise Institute, Liên Xô sụp đổ chủ yếu vì những lý do đạo lý hơn là kinh tế và quân sự. Rõ ràng là có một sự đồng thuận về đạo lý giữa hai thế lực tác động cách mạng. Một bên là những nhà lãnh đạo Xô-viết có lương tri, đại biểu là Gorbachev và nhóm cộng sự của ông, và bên kia là lực lượng trí thức dù là ở ngoài Điện Cẩm Linh nhưng rất phấn khởi và nhiệt liệt hậu thuẫn chủ trương glasnost và perestroika do Gorbachev đề xuất. Sự đồng thuận này có thể được diễn tả bằng câu nói của Alexandr Yakolev, Đại sứ Liên Xô tại Canada từ 1973 đến 1983:
“Đủ lắm rồi! Chúng ta không thể tiếp tục sống như thế này thêm nữa. Mọi việc phải được thực hiện theo một đường lối mới. Chúng ta phải xét lại tư duy, đường lối, quan điểm về quá khứ và tương lai của chúng ta… Có một sự đồng thuận ngấm ngầm: giản dị là, chúng ta không thể tiếp tục sống như chúng ta đã sống trước đây – một cách nhục nhã, ngoài mức chịu đựng”.
Bauxite Việt Nam

Tổ quốc và Nhân dân Việt Nam - hãy cảnh giác!

Nguyễn Nghĩa 650 (danlambao) Tích Mị Châu Trọng Thủy, tích con ngựa thành Troia, là những bài học từ khởi đầu thần thoại dựng nước của dân tộc Việt Nam, từ khởi đầu thần thoại của văn minh các quốc gia Châu Âu. Một xẩy ra ở nước ta, một xẩy ra ở vùng biển Địa Trung Hải xa xôi, nhưng cùng một tiếng thét, tiếng gầm cảnh báo của quá khứ: các dân tộc trên thế giới cùng dân tộc Việt Nam hãy cảnh giác với mối họa từ những quà tặng, từ mong muốn hữu nghị giả, thông gia giả, hòa bình giả của bọn rắp tâm xâm lược các bạn.

THƯ CẢM ƠN ĐỒNG BÀO TRƯỚC NGÀY XỬ PHÚC THẨM CỦA TIẾN SĨ LUẬT CÙ HUY HÀ VŨ

Kính thưa đồng bào,
Đây là thư của Cù Huy Hà Vũ, một người con của đồng bào, nhờ vợ là Nguyễn Thị Dương Hà viết lại để gửi tới toàn thể đồng bào trước ngày bị đem xử phúc thẩm.
Kính thưa đồng bào,
Cuộc bắt bớ xấu xa dựa trên cái cớ là hai bao cao su đã qua sử dụng, tiếp đến cái gọi là phiên tòa ngày 4 tháng 4 năm 2011 vội vàng, hấp tấp, đã không dám trưng ra các chứng cứ phạm tội cũng chẳng dám tranh tụng với các luật sư, tiếp đó là vội vã tuyên án … những chi tiết đó, đồng bào đều biết cả.
Vì đồng bào biết rõ bản chất của vụ án Cù Huy Hà Vũ, nên đồng bào đã ký Kiến nghị đòi trả tự do cho Hà Vũ, đứa con của đồng bào. Hà Vũ xin nhờ Dương Hà chuyển thật nhanh tới đồng bào lời cám ơn vô vàn chân thành.

TQ hiện đại hóa quân sự - Việt Nam bị ảnh hưởng?

2011-07-29
Hôm thứ Tư, phát ngôn nhân bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết nước này sẽ dùng hàng không mẫu hạm đầu tiên cho việc huấn luyện và nghiên cứu.
AFP PHOTO
Tàu chiến hải quân Trung Quốc mang tên Zhoushan (tàu khu trục tên lửa dẫn đường) trên đường thi hành nhiệm vụ ở Vịnh Aden, ngày 04 Tháng 04 năm 2011.
Nhiều người cho rằng đây là một dấu hiệu mạnh mẽ cho thấy Trung Quốc sẽ tự đóng hàng không mẫu hạm – một động thái khiến Việt Nam nên quan tâm.

Một tàu cá Việt Nam bị Trung Quốc đập phá

http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20110730-mot-tau-ca-viet-nam-bi-trung-quoc-dap-pha
Thanh Phương
Tàu đánh cá Việt Nam (ảnh minh hoạ)
Tàu đánh cá Việt Nam (ảnh minh hoạ)
Một tàu cá Việt Nam bị Trung Quốc đập phá cách đây hơn một tháng, nhưng hôm nay báo chí chính thức mới loan tin. Hôm nay, tờ Thanh Niên loan tin là hôm qua 29/7/2011, Phó chủ tịch Uỷ ban Nhân dân huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi vừa thông báo là một tàu cá của ngư dân điạ phương đã bị phía Trung Quốc đập phá, lấy tài sản khi đang hành nghề trên vùng quần đảo Hoàng Sa.

Thứ Bảy, 30 tháng 7, 2011

“ĐỤC BỎ” LỊCH SỬ VÀ “NGHỊ QUYẾT” CỦA LÒNG DÂN

Văn Cầm Hải

45 năm về trước, tại cuộc hội đàm ngày 23/8/1966, thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai đã tỏ ý quở trách lãnh đạo Việt Nam trong hoàn cảnh dựa vào Trung quốc để đánh Mỹ, lại cho báo chí xuất hiện những bài viết về sự xâm lược của các triều đại phong kiến Trung Quốc đối với Việt Nam. Hoàng Tùng, khi đó là tổng biên tập báo Nhân Dân tháp tùng thủ tướng Phạm Văn Đồng, trả lời rằng không phải báo chí tuyên truyền mà đó là các vấn đề thuộc phạm trù nghiên cứu lịch sử của các viện khoa hoc. Sự răn đe của Chu đã bộc lộ một tham vọng: Trung quốc muốn Việt Nam xóa bỏ những trang sử chống lại quân Hán xâm lược của người Việt Nam! Tham vọng diệt chủng lịch sử của Chu không thành. Những cuộc chiến xâm lược của Trung Quốc gây ra ở quần đảo Hoàng Sa năm 1974, chiến tranh biên giới phía Bắc 1979 và hải chiến Trường Sa năm 1988 càng làm cho người Việt Nam xác định danh tính kẻ thù phương Bắc, khắc ghi công ơn cha ông mình đã đổ máu trên từng tấc núi tấc sông.

Vì đó là em

Phụng Hiếu (danlambao) - Sau cuộc tuần hành chống Trung Quốc ngày 24/7, nhiều tấm hình của các nhiếp ảnh gia (cả chuyên lẫn không chuyên) đăng trên các blog lan truyền khắp thế giới về hình ảnh Trịnh Kim Tiến trong tà áo dài trong đoàn tuần hành. Cùng với nó là những bài viết như “Gác thù cha, đáp lời sông núi” của Ts. Nguyễn Xuân Diện, “Ai là người đẹp nhất 6 tháng đầu năm 2011?” của tác giả Quốc Toản, “Phỏng vấn Miss biểu tình ngày 24/7” của báo Người Việt online, cả cảm xúc của em khi viết về 2 đứa trẻ... Những lời khen ngợi, ca tụng vô cùng đa dạng của cộng đồng mạng chủ yếu đến từ lề trái.

Hiểu đúng về “Áo No-U”

Nguyễn Quang A
Trong vài tuần qua trên mạng Internet có một vài người đã gọi áo No-U là “áo biểu tình”  và việc gọi sai như thế có thể gây ngộ nhận. 
Đường chữ U đứt khúc (đường lưỡi bò) là đường được vẽ trên bản đồ mà nhà cầm quyền Trung Quốc đưa ra đòi hỏi chủ quyền nhằm biến 80% biển Đông thành ao nhà của họ, nhằm biến các vùng biển không có tranh chấp của các nước liên quan thành các vùng “có tranh chấp” và rêu rao chính sách lừa bịp “chủ quyền của ta [Trung Quốc], gác tranh chấp, cùng khai thác” với các nước liên quan.

Thứ Sáu, 29 tháng 7, 2011

KẾ SÁCH BẢO VỆ CHỦ QUYỀN CỦA PHILIPPINES

Bùi Công Tự

Trông người mà nghĩ đến ta
So với Philippine thì sự đe dọa từ phía Trung Quốc đối với Việt Nam nguy hiểm hơn gấp nhiều lần. Tuy nhiên chúng ta cũng cứ tìm hiểu kế sách bảo vệ chủ quyền của nước bạn, xem có thể tham khảo được điều gì chăng?
Tôi biết đất nước Philippine đầu tiên từ thầy giáo trường làng, qua câu chuyện ly kỳ về nhà thám hiểm Majenlang, người Bồ đào nha, theo lệnh nhà vua Tây ban nha, giong chiến thuyền đi vòng quanh thế giới, tìm kiếm những vùng đất mới. Ngài Majenlang dũng cảm đã bị tử chiến khi đổ bộ lên quần đảo Philippine, trong một trận giao tranh với những người thổ dân kiên quyết bảo vệ chủ quyền. Đó là năm 1521.

TS Nguyễn Xuân Diện nói về việc bị công an triệu tập

2011-07-28
Trong những lần biểu tình tại Hà Nội vừa qua, trang Blog cua TS Nguyễn Xuân Diện luôn theo dõi và đưa tin một cách nhanh chóng.
Trang Blog này có số lượng người truy cập rất lớn và có lẽ đó là trang blog được người Việt khắp nơi tin tưởng nhất hiện nay. Tuy nhiên TS Nguyễn Xuân Diện, chủ nhân của trang blog này vừa bị công an gởi giấy mời làm việc vào ngày 27 tháng 7 vừa qua.

Biển Đông : Trung Quốc « lấy thịt đè người » nhưng buộc phải « mềm nắn rắn buông ».

Trọng Nghĩa
Một tàu đánh cá Việt Nam chạy ngang qua khu vực khu trục hạm USS Chung Hoon của Hoa Kỳ  đang buông neo ở cảng Tiên Sa, Đà Nẵng, trong chuyến thăm Việt Nam ngày 15/7/11.
Một tàu đánh cá Việt Nam chạy ngang qua khu vực khu trục hạm USS Chung Hoon của Hoa Kỳ đang buông neo ở cảng Tiên Sa, Đà Nẵng, trong chuyến thăm Việt Nam ngày 15/7/11.
Reuters
Nhận định chung về quan điểm của Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông, giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng ( Đại học George Mason, Virginia, Hoa Kỳ) cho rằng đường lối của Bắc Kinh vẫn là «lấy thịt đè người» để chèn ép các nước Đông Nam Á, nhưng nếu bị kháng cự mạnh mẽ thì họ sẽ «mềm nắn rắn buông».

Góa phụ liệt sỹ Hoàng Sa kể chuyện

Lễ tưởng niệm các liệt sỹ Việt Nam của cả hai chế độ trong các cuộc chiến chống Trung Quốc kể từ năm 1974 tới nay đã diễn ra ở thành phố Hồ Chí Minh vào ngày Thương binh liệt sỹ 27/7.
Trong số những người tới dự có bà Huỳnh Thị Sinh, quả phụ của Thiếu tá Ngụy Văn Thà, hạm trưởng chiến hạm Nhật Tảo của hải quân Việt Nam Cộng hòa, người nằm trong số 58 binh lính hy sinh trong trận hải chiến Hoàng Sa với hải quân Trung Quốc hồi năm 1974.

Tư lệnh hải quân ASEAN sẽ thành lập đường dây nóng

Trung tướng Ðỗ Bá Tỵ phát biểu tại Hội nghị Tư lệnh hải quân ASEAN ở Hà Nội, ngày 27/7/2011
Trung tướng Ðỗ Bá Tỵ phát biểu tại Hội nghị Tư lệnh hải quân ASEAN ở Hà Nội, ngày 27/7/2011
 Tư lệnh hải quân ASEAN sẽ thành lập đường dây nóng giữa tình hình tranh chấp lãnh hải ở Biển Đông

Hãng thông tấn Đức DPA ngày 28/7 trích thuật nguồn tin từ một giới chức Việt Nam cho biết tư lệnh hải quân các nước Đông Nam Á sẽ thành lập các đường dây điện thoại trực tiếp và tổ chức các cuộc họp thường niên nhằm tăng cường các mối quan hệ trong bối cảnh tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.

Hải quân ASEAN chuẩn bị đương đầu

Sự kiện quốc tế được người Việt chú ý trong tuần này là lập trường đoàn kết của các quốc gia ASEAN đối đầu với Trung Quốc, sau khi Ngoại trưởng Hoa Kỳ bày tỏ tại Diễn đàn ARF quan điểm cứng rắn của Mỹ trong vấn đề biển Đông. 
Tư lệnh Hải quân Việt Nam phát biểu trong hội nghị. AFP photo

Tư lệnh Hải quân Việt Nam phát biểu trong hội nghị. AFP photo

Dư luận sau kỳ họp Quốc hội khóa 13

2011-07-28
Ý kiến của một số người dân quan tâm đến tình hình đất nước trước thành phần nhân sự sau kỳ họp đầu tiên Quốc hội khóa 13.
AFP PHOTO
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và ông Nguyễn Sinh Hùng (phải) hôm 21-07-2011 tại Hà Nội.
Danh sách cuối cùng ba nhân vật lãnh đạo cao cấp nhất Việt Nam còn lại sau chức vụ tổng bí thư Đảng đều như dự đoán đưa ra trước kỳ họp đầu tiên Quốc hội khóa 13; đó là ông Trương Tấn Sang làm chủ tịch nước, ông Nguyễn Tấn Dũng tái đắc cử chức thủ tướng và ông Nguyễn Sinh Hùng sang nắm chủ tịch quốc hội.
Ngay sau khi danh sách chính thức được đưa ra vào đầu tuần này, thì một số hãng thông tấn quốc tế có bài viết về những nhân vật không lấy gì làm mới trong cấp lãnh đạo cao cấp nhất của Việt Nam đó.
Vậy những đánh giá đó ra sao và ý kiến của một số người dân quan tâm đến tình hình đất nước trước thành phần nhân sự đó thế nào? Gia Minh trình bày trong phần sau.

Cần tuyên dương công trạng các liệt sỹ ở Hoàng Sa để góp phần hòa giải dân tộc

http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20110728-can-tuyen-duong-cong-trang-cac-liet-sy-o-hoang-sa-de-gop-phan-hoa-giai-dan-toc 
Thụy My
Như chúng tôi đã đưa tin, hôm qua nhân ngày thương binh liệt sĩ 27/7 ở Việt Nam, một số thân hào nhân sĩ, trí thức và văn nghệ sĩ ở Sài Gòn đã phối hợp với câu lạc bộ Phao lô Nguyễn Văn Bình đã tổ chức buổi lễ tưởng niệm những người đã hy sinh ở Hoàng Sa, Trường Sa, cũng như trong hai cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc và phía Tây Nam.
Hạm trưởng tàu Hộ tống HQ 10 Ngụy Văn Thà (trái) và hạm phó Nguyễn Thành Trí (phải), hai trong số 74 chiến sĩ hy sinh trong trận chiến bảo vệ Hoàng Sa 19/1/1974.
Hạm trưởng tàu Hộ tống HQ 10 Ngụy Văn Thà (trái) và hạm phó Nguyễn Thành Trí (phải), hai trong số 74 chiến sĩ hy sinh trong trận chiến bảo vệ Hoàng Sa 19/1/1974.
Theo http://aihuudongde.blogspot.com/2009_01_01_archive.html

Thứ Năm, 28 tháng 7, 2011

Lễ tưởng niệm và một lời khuyên

Nguyễn Thị Khánh Trâm
clip_image002
Bà Huỳnh Thị Sinh (áo tím), quả phụ của Liệt sỹ Nguỵ Văn Thà
Số nhà 43 Nguyễn Thông Q.3 TP HCM sáng hôm nay 27/7/2011 đã diễn ra Lễ tưởng niệm 64 năm Ngày Thương binh Liệt sỹ Việt Nam và tưởng niệm đồng bào chiến sỹ hy sinh bảo vệ biên cương. Cái lý do có buổi lễ này ngoài việc tri ân các người con đã hy sinh vì MẸ VIỆT NAM, không phân biệt màu cờ, chiến tuyến, thời gian hay địa điểm nằm xuống của các anh mà còn là lúc cần thiết phải hâm nóng lại tình yêu quê hương đất nước và cũng để nhận thức lại tình yêu tổ quốc trong thời điểm “nước sôi lửa bỏng” đầy nguy nan hôm nay: Đó là cái tình thế chủ nghĩa bành trướng Đại Hán đang rình mò, gây hấn hòng chiếm lĩnh Biển Đông của nước ta.

Sĩ Phu Bắc Hà và phiên xử phúc thẩm Cù Huy Hà Vũ (2/8/2011)

Nguyễn Tường Tâm

“Sĩ phu Bắc Hà”, một danh xưng được quần chúng dành cho một tầng lớp, một giới người, với đầy kính trọng. Danh xưng đó không biết xuất hiện từ bao giờ, nhưng chắc từ lâu lắm, cùng với sự hình thành Thủ đô Bắc Hà Ngàn Năm Văn Vật. Nhưng trong nhiều thập niên qua, giới trí thức Việt nói chung và giới “Sĩ phu Bắc Hà” nói riêng đã vì hoàn cảnh “không sống xứng đáng với niềm kính trọng” đó của dân chúng. Tình trạng đó đang giảm bớt và cần phải được thúc đẩy chấm dứt càng sớm càng tốt.

Kình chống chính trị có thể thay đổi giới lãnh đạo ở Việt Nam

Quốc hội Việt Nam đã tổ chức một cuộc bầu chọn các nhà lãnh đạo cấp cao nhất trong tuần này, mà một số quan sát viên đã nói có thể cung cấp một bước tiến tới cho một hệ thống chính trị lâu nay vẫn được coi là nặng phần nghi thức. Từ Hà Nội, thông tín viên VOA Marianne Brown ghi nhận chi tiết trong bài tường thuật sau đây. 
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang (phải)
Hình: AP
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang (phải)

Thứ Tư, 27 tháng 7, 2011

AI LÀ NGƯỜI ĐẸP NHẤT 6 THÁNG ĐÀU NĂM 2011 ?

http://xuandienhannom.blogspot.com/2011/07/ai-la-nguoi-ep-nhat-6-thang-au-nam-2011.html


Quốc Toản
Có một cô giáo gọi điện hỏi tôi: Trong số các Hoa hậu Việt Nam kể từ Bùi Bích Phương (hoa hậu năm 1988) cho đến nay, anh thấy ai đẹp nhất?
Tôi hỏi: Để làm gì?. Em bảo: - Để em giảng cho học sinh về cái đẹp. Tôi đành ậm ừ nói là cho anh suy nghĩ và trả lời em sau. Bởi đánh giá cái đẹp hình thức thì dễ nhưng đánh giá cái đẹp nội tâm không dễ chút nào...
Và đó chính là lý do tôi viết bài này.
Tôi không biết ở nước ngoài người ta tổ chức các cuộc thi, bình chọn cho các sự kiện như thế nào, tiêu chí ra sao. Nhất là việc bình chọn về cái đẹp.

Tư lệnh hải quân các nước Đông Nam Á họp tại Hà Nội

Hình: AFP

Thay bia là chuyện to, không thể lấp liếm được

Phạm Xuân Nguyên

1. Việc thay tấm bia khắc lời Hồ Chí Minh viết bằng văn vần về Nguyễn Huệ đặt ở đền thờ Quang Trung (Vinh – Nghệ An) là cả chuyện to. Thứ nhất, lời đã được chọn, bia đã được khắc và dựng ngay khi đền được khánh thành. Thứ hai, lời đây là của Hồ Chí Minh, lãnh tụ tối cao của Đảng Cộng Sản Việt Nam, người anh hùng dân tộc của nước Việt Nam thế kỷ XX, mà tư tưởng và đạo đức của ông đang được Đảng phát động trong đảng ngoài dân học tập và làm theo. Thứ ba, đền thờ mới được khánh thành ngày 7/5/2008, như vậy tấm bia khắc mới được ba năm. Theo thông tin tôi được biết, việc thay bia (chưa phải đục bỏ chữ trên bia mà là dùng một lớp composite dán đè lên rồi viết chữ mới vào) mới được thực hiện vào ngày 20/5/2011.

Bài phát biểu của Giáo sư Tương Lai trong lễ tưởng niệm, tại Sài Gòn 27/07/2011

GS. Tương Lai
Bài phát biểu tại lễ tưởng niệm
Kính thưa các cụ, thưa quý vị,
Trong những ngày nặng trĩu suy tư này, hôm nay, 27 tháng 7 năm 2011, ngày thương binh liệt sĩ, ngày tổ quốc tri ân những người đã bỏ mình vì đất nước để có một Việt Nam ngàn năm văn hiến do ông cha để lại, non sông quy vào một mối, chúng ta có mặt tại đây để cùng đồng bào cả nước nghiêng mình trước anh linh những người đã bỏ mình vì sự toàn vẹn của đất nước.

Nguyễn Ngọc Già - Học lại hai tiếng "Đồng bào"

Tác giả gửi đến Dân Luận

(Bài viết dành "tặng riêng những ai thật lòng đang còn hát yêu thương con người")
Qua bảy lần biểu tình (chưa tính cuộc xuống đường ngày 24/7/2011) của người Việt Nam trước hành động Nhà cầm quyền Trung Quốc xâm phạm Tổ Quốc Việt Nam, một số người khăng khăng quan điểm: "Cuộc biểu tình có tổ chức từ một số trí thức Việt Nam" và "đó là cuộc biểu tình đòi tự do dân chủ nhưng nấp dưới danh nghĩa chống Tàu", "cuộc biểu tình đã lợi dụng những người không hiểu biết, trong đó có cả sinh viên, học sinh để chống phá Nhà nước"... Đại loại, một số luận điệu:

Cải cách dân chủ làm Việt Nam mạnh lên và Trung quốc yếu đi

Nguyễn Nghĩa 650 (danlambao) Chính sự nhục nhã của chính quyền cộng sản trước Bắc triều sẽ thức tỉnh lòng tự hào dân tộc của người Việt. Chính sự bành trướng quyết liệt của Trung Quốc sẽ khơi dậy ý chí cảnh giác của toàn dân Việt Nam. Chắc là cuộc cách mạng dân chủ Việt Nam sẽ đi từ hướng ấy. Vậy thì, hỡi các chàng trai việt, những cô gái yêu ơi, chúng ta hẹn nhau ngày Tòa án xử Cù Huy Hà Vũ...
*

Ai kiểm duyệt, đục bỏ thơ Hồ Chí Minh?

2011-07-24
Gần đây, một thông tin có thể làm nổi lên lòng cuồng nộ của cả nước khi hai văn bia tuyên xưng công trạng của vua Quang Trung nằm tại đền thờ Núi Quyết thuộc tỉnh Nghệ An đã bị đục bỏ.
AFP pboto
Diễn lại hoạt cảnh vua Quang Trung Nguyễn Huệ đã đánh bại quân xâm lược Trung Quốc vào năm 1789, tổ chức vào ngày 11 tháng 2 năm 2008 tại Hà Nội.

Sài Gòn tổ chức tưởng niệm anh hùng tử sĩ cả hai bên

Lễ tưởng niệm đồng bào chiến sĩ hy sinh trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, phía Tây Nam và Hoàng Sa-Trường Sa được dự kiến tổ chức vào sáng nay 27/7 tại 43 Nguyễn Thông quận 3 TP.HCM
Photo vietlist.com.us
Hộ tống hạm VNCH HQ-10 dự trận Hoàng Sa 1974- Photo vietlist.com.us

Vì sao biểu tình tại Hà Nội thành công hơn Sài Gòn?

2011-07-26
Mặc dù bị trấn áp dữ dội trong hai lần biểu tình trước, nhưng đợt biểu tình lần thứ 8 vào ngày 24/7 vừa rồi tại thủ đô Hà Nội vẫn diễn ra khá thành công với hàng trăm người tham gia xuống đường.
AFP PHOTO
Người dân biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội hôm 24-07-2011.

Thứ Ba, 26 tháng 7, 2011

TT Philippines lại cảnh báo Trung Quốc về chủ quyền

Tổng thống Philippines Benigno Aquino III
Tổng thống Aquino nói chính phủ ông sẵn sàng mua thêm vũ khí và đưa vấn đề chủ quyền ra trước một tòa án của Liên Hiệp Quốc
Tổng thống Philippines Benigno Aquino một lần nữa lại cảnh báo rằng quốc gia ông sẵn sàng bảo vệ chủ quyền trong vùng biển phía nam Trung Quốc, nơi mà Philippines gọi là Biển Tây.

Tại sao người đi tiền phong chống Trung Quốc vẫn còn bị giam giữ

2011-07-26
Cuộc biểu tình chống Trung Quốc được cho là khí thế nhất tại Hà Nội diễn ra vào ngày 24 tháng 7 vừa qua khiến cho nhiều người nhớ đến một số nhân vật hiện đang phải thụ án tù bởi từng công khai biểu tình chống những hành động xâm lấn và bắn giết ngư dân Việt Nam trước đây.
RFA files
Năm 2008 "Điếu cầy" người thứ 2 từ phải, đã đứng lên phản đối Trung Quốc lấn chiếm lãnh hải Việt Nam.

Biểu tình tại Tokyo phản đối Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Việt Nam

2011-07-25
Cùng với đồng bào trong nước, một số người Việt và nguời Nhật tại thủ đô Tokyo vào ngày 24 tháng 7 cũng tiến hành cuộc biểu tình chống Trung Quốc có những hành động gây hấn tại Biển Đông, cũng như đánh đập, cướp phá ngư dân Việt Nam trên lãnh hải của Việt Nam.
RFA screen capture
Cuộc biểu tình vào ngày 24 tháng 7 tại Tokyo do Hiệp hội Người Việt tỵ nạn tại Nhật bản tổ chức

Ông Nguyễn Tấn Dũng tái đắc cử thủ tướng Việt Nam

 http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20110726-ong-nguyen-tan-dung-tac-dac-cu-thu-tuong-viet-nam
Thanh Phương
Hôm nay, các đại biểu Quốc hội Việt Nam đã bỏ phiếu bầu ông Nguyễn Tấn Dũng làm thủ tướng thêm một nhiệm kỳ 5 năm. Ông Nguyễn Tấn Dũng đã tái đắc cử với 94% phiếu bầu. Thật ra, cũng giống như đối với các chức vụ lãnh đạo khác, cuộc bỏ phiếu hôm nay chỉ mang tính hình thức, vì mọi việc đều đã được quyết định từ Đại hội Đảng tháng Giêng vừa qua.
Ông Nguyễn Tấn Dũng cùng các cưụ lãnh đạo Lê Khả Phiêu, Lê Đức Anh, Nguyễn Minh Triết tại phiên  họp Quốc Hội mới, ngày 21/07/2011.
Ông Nguyễn Tấn Dũng cùng các cưụ lãnh đạo Lê Khả Phiêu, Lê Đức Anh, Nguyễn Minh Triết tại phiên họp Quốc Hội mới, ngày 21/07/2011.
Reuters

Thứ Hai, 25 tháng 7, 2011

Các hãng thông tấn nước ngoài đưa tin về biểu tình lần thứ 8 tại Hà Nội

Hà Nội có biểu tình phản đối TQ lần thứ tám

Tại Hà Nội đã có cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc về vấn đề biển đảo lần thứ tám, diễn ra sáng Chủ Nhật 24 tháng 7 với con số người tham gia tới hàng trăm
Biểu tình ở Hà Nội hôm 24/7
Cuộc biểu tình mới nhất diễn ra quanh khu hồ Hoàn Kiếm

Đau xót nhục nhã biết bao

Phạm Xuân Nguyên
Nguyễn Bắc Sơn &Phạm Xuân Nguyên bên tấm bia khăc thơ Bác
Cách đây vài tháng mình đã có bài “Ai đục bỏ lòng yêu nước” kể chuyện Tấm bia kỷ niệm chiến thắng tại đầu cầu Khánh Khê (Lạng Sơn)  đã bị đục bỏ mấy chữ “Trung Quốc xâm lược“. Chuyện này do Mr. Do kể lại và đã gây sốc rất nhiêu người. Cứ tưởng đây là chuyện hi hữu, có một không hai. Không ngờ tại đền thơ vua Quang Trung trên núi Dũng Quyết ở thành phố Vinh (Nghệ An), tấm bia khắc thơ Hồ Chủ tịch đã bị đục bỏ chỉ vì lời yêu nước chống Tàu của Bác. Tệ hại hơn, tấm bia khắc công trạng của vua Quang Trung cũng bị đục bỏ, vì đó là công trạng chống Tàu. Thật kinh khủng khiếp.

GÁC THÙ NHÀ, ĐÁP LỜI SÔNG NÚI


Hình ảnh cô gái trẻ trong đoàn biểu tình đã làm thẫn thờ các PV nước ngoài.

Chủ Nhật, 24 tháng 7, 2011

Tướng Nguyễn Cao Kỳ: một người Việt nổi tiếng

BBCVietnamese.com 

Ngày 6/2/1966, báo chí Mỹ đưa tin Tổng thống Lyndon B. Johnson cùng các nhân vật quân sự cao cấp của Hoa Kỳ gặp Thủ tướng Nam Việt Nam, Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ tại in Honolulu.
Thủ tướng Nam Việt Nam, Nguyễn Cao Kỳ và Tổng thống Mỹ Johnson tại Honolulu năm 1966

ĐCSVN viết tên mới cho mình?

2011-07-23
Những cuộc đàn áp thẳng tay, đặc biệt với ngay cả "cái nôi của cách mạng" là Hà Nội, đang dẫn cảm giác trực quan của người dân Việt Nam yêu nước đối với Đảng CSVN đến một thái độ đối kháng và chất vấn.
Courtesy AnhBaSG
Người biểu tình bị bắt sáng 17-07-2011 tại Hà Nội.
Chất vấn ở đây có thể hiểu một cách rõ ràng là chất vấn để xem ĐCSVN có còn chính danh lãnh đạo đất nước này nữa hay không, và đối kháng lại một thế lực đang kềm giữ đất nước trong nguy cơ biến tổ quốc và dân tộc thành nô lệ.

Thứ Bảy, 23 tháng 7, 2011

Chấn dân khí

Người Quảng Nam (danlambao) Nếu Phan Chu Trinh sống lại thì chắc cụ cũng ngậm ngùi than rằng “So với cộng sản thì thằng Pháp còn hiền hơn nhiều!”. Vì thời xưa, Pháp còn cho các cụ đi diễn thuyết, ra báo để bày tỏ quan điểm của mình. Thời nay thì sao? Cấm tiệt! Cái gì đi ngược lại quyền lợi của đảng cộng sản là cấm, và đàn áp.
Vậy tại sao người dân Việt Nam không đi theo đường lối của đảng cộng sản cho khỏi bị đàn áp? Như vậy phải đem quốc gia ra bán à? Đâu có được, đảng chỉ là một tập hợp chính trị của nhóm người, còn Quốc Gia là của toàn dân tộc Việt Nam không đem ra so sánh và làm hàng hóa được! Tại sao dân Việt đã theo cộng sản, có vậy đảng cộng sản mới thành công trong cuộc nội chiến tương tàn chứ? Dân Việt Nam bị lừa! Chắc không, hay chỉ là ngụy biện? Thưa chắc, ngay khi giao ấn kiếm vua Bảo Đại tuyên bố: “Thà làm dân một nước độc lập hơn làm vua một nước nộ lệ” thì sau đó ba năm, 1948 khi gặp ông Trần Văn Hương, cựu hoàng phải ngậm ngùi:” Chúng mình già trẻ mắc lừa bọn du côn”.

Đạp vào mặt nhân dân

Mình bận những việc quỉ quái gì ấy nên là người cập nhật chậm clip ông Minh CA mặc thường phục dùng chân đạp mấy nhát vào mặt anh Nguyễn Chí Đức, người đi biểu tình bị 4 người túm 4 chân tay khênh lên ô-tô bus hôm 17-7 . Cú đạp được ghi lại này là vết nhơ không thể xóa của không chỉ riêng mình ông Minh CA mà còn là của cả ngành CA nữa.

Phiên xử phúc thẩm Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ sẽ diễn ra ngày 2/8

http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20110722-phien-xu-phuc-tham-tien-si-cu-huy-ha-vu-se-dien-ra-ngay-28 
Thanh Phương
Theo nguồn tin từ luật sư Nguyễn Thị Dương Hà, vợ của Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ, ông sẽ được đưa ra xử phúc thẩm ngày 2/8 tới đây. Trong phiên xử sơ thẩm ngày 4/4 vừa qua, Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ đã bị tuyên án 7 năm tù giam và 3 năm quản chế với tội danh « tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam», do ông có những bài viết, bài trả lời phỏng vấn với nội dung đòi đa nguyên đa đảng, đòi trưng cầu dân ý về Hiến pháp, kêu gọi hòa giải dân tộc, những nội dung bị xem là « xuyên tạc đường lối chính sách của Đảng ».

Mỹ tuyên bố về “lợi ích chiến lược” ở Biển Đông

http://danviet.vn/50921p1c26/my-tuyen-bo-ve-loi-ich-chien-luoc-o-bien-dong.htm 

(Dân Việt) - Các Hãng tin AFP, Reuters ngày 22.7 cho hay, hôm nay (23.7), Ngoại trưởng Mỹ Hillary sẽ có bài phát biểu tại Diễn đàn An ninh khu vực Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ARF) nêu rõ rằng, Washington có "lợi ích chiến lược" ở Biển Đông.

Hiến pháp 1946 và công hàm quái chiêu

Báo Đại đoàn kết có bài Công hàm 1958 với chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam (20/07/2011) được thiên hạ rất khen. Đấy, cứ công khai minh bạch như thế có phải hay không, cứ thậm thà thậm thụt, úp úp mở mở chỉ tổ làm dân sinh nghi. Ngẫm mà xem, xưa nay hễ ta để dân nghi điều gì là TQ lợi dụng ngay điều đó, đục nước béo cò mà. Ta thì khi nào cũng nghĩ đục nước là do bọn phản động khuấy lên, còn cò là các thế lực thù địch, nói trắng ra là Mỹ. Điều đó có thể có nhưng không đáng sợ bằng đục nước do chính ta làm vẩn đục lòng tin của dân; và con cò đáng sợ nhất, nguy hiểm nhất là TQ. Phải đắng cay mà nhận ra như thế, thưa mấy bác phòng chống diễn biến hòa bình. Nhưng thôi, chuyện này nói sau.

Cựu phó tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Cao Kỳ qua đời tại Malaysia

http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20110723-cuu-pho-tong-thong-viet-nam-cong-hoa-nguyen-cao-ky-qua-doi-tai-malaysia 
Thanh Phương
Ông Nguyễn Cao Kỳ và ông Henry Kissinger (trái) tại Sài Gòn (DR)
Ông Nguyễn Cao Kỳ và ông Henry Kissinger (trái) tại Sài Gòn (DR)

Thứ Sáu, 22 tháng 7, 2011

Chó bơi ra biển... cắn cá mập

Trong đoạn video clip do một người Australia ghi lại, một chú chó nhà thản nhiên tấn công cá mập, rồi bình tĩnh bơi vào bờ như chưa hề có chuyện gì xảy ra.

Hàng ngàn người biểu tình tại Ba Vì, Hà Nội

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Thousan-resist-land-seizu-hanoi-07222011082316.html

2011-07-22
Hàng ngàn người dân tại thôn Vật Phụ, xã Vật Lại, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội hôm qua tiến hành phản đối biện pháp trưng thu đất của dân để cấp cho doanh nghiệp mà trong đó có phần của những các bộ địa phương.
Source facebook.com/peterngs
Công an trang bị nón bảo vệ và dùi cui đang tiến về phía đoàn biểu tình ở huyện Ba Vì. Ngày 21 tháng 7, 2011

Tuổi trẻ hải ngoại hướng về quốc nội

2011-07-21
Đồng hành với người dân trong nước, khắp nơi trên thế giới, các Cộng đồng người Việt cũng tổ chức những cuộc biểu tình để phản đối Trung Quốc, đồng thời bày tỏ sự ủng hộ các cuộc biểu tình ở quốc nội.
Tường An gửi đến quý vị tâm tư của một số người trẻ ở hải ngoại về những cuộc xuống đường biểu tình của người dân trong nước.

Biển Đông thách thức quan hệ toàn diện Việt - Trung

http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20110721-cang-thang-tai-bien-dong-thach-thuc-quan-he-toan-dien-viet-nam-trung-quoc 
Trọng Nghĩa
Hai nhà ngoại giao Phạm Quang Vinh (trái - Việt Nam)) và Lưu Chấn Dân (Trung Quốc) phát biểu với nhà báo sau một cuộc họp của ASEAN tại Bali ngày 20/07/2011.
Hai nhà ngoại giao Phạm Quang Vinh (trái - Việt Nam)) và Lưu Chấn Dân (Trung Quốc) phát biểu với nhà báo sau một cuộc họp của ASEAN tại Bali ngày 20/07/2011.
Reuters
Quan hệ Việt Nam Trung Quốc gần đây đã có vẻ căng thẳng hẳn lên sau vụ tàu Trung Quốc bị Việt Nam tố cáo là đã lấn sâu vào trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam để cắt cáp thăm dò của hai chiếc tàu nghiên cứu địa chấn. Tuy nhiên cả hai phía như đều tìm cách làm cho tình hình Biển Đông không ảnh hưởng đến các lãnh vực hợp tác khác.

Cuối cùng họ đã lên tiếng

2011-07-21
Những căng thẳng trên biển Đông đã tạo nên một làn sóng phản đối Trung Quốc của người Việt Nam nhằm cất tiếng nói phản kháng và bảo vệ tổ quốc.
Giới trẻ Hà Nội biểu tình phản đối TQ hôm 12/6/2011. AFP photo

Biển Đông: Bắc Kinh kêu gọi Mỹ tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc

REUTERS
Đức Tâm
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton (trái) nói chuyện với đồng nhiệm Trung Quốc Dương Khiết Trì trước cuộc gặp song phương, Bali, Indonesia, 22/07/2011
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton (trái) nói chuyện với đồng nhiệm Trung Quốc Dương Khiết Trì trước cuộc gặp song phương, Bali, Indonesia, 22/07/2011
Trung Quốc vẫn coi biển Nam Hải – tức Biển Đông, là một bộ phận lãnh thổ của mình, bất chấp sự phản đối của các nước liên quan, như Việt Nam, Philippines, Malaysia, …Do vậy, hôm nay, 22/07/2011, trong cuộc gặp với đồng nhiệm Mỹ, Ngoại trưởng Trung Quốc đã kêu gọi Hoa Kỳ "tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc" cũng như "tôn trọng những quan ngại chính của Trung Quốc liên quan đến Tây Tạng và những chủ đề nhậy cảm khác".


Không thể im lặng

Về cú đạp vào mặt người biểu tình có cả vạn người lên tiếng. Mình đã nói rồi vẫn muốn nói thêm nữa.  Nhưng đọc bài viết  của giáo sư Chu Hảo yêu cầu của nhà văn Nguyên Ngọc mình thấy đã quá đủ, không phải nói gì thêm. Gs Chu Hảo đã rất đúng khi ông nỏi : “Nó hết sức nguy hiểm ở chỗ, đây không chỉ là hành động vi phạm pháp luật và vô đạo đức; mà còn là một hành vi phản động về mặt chính trị: nó công khai đàn áp những người yêu nước, công khai biểu thị thái độ thù địch đối với những người kiên quyết bảo vệ chủ quyền của đất nước chống lại âm mưu bá quyền độc chiếm Biển Đông của các thế lực phản động Trung Quốc. Nó hết sức nguy hiểm là bởi vì, nếu chúng ta không kiên quyết ngăn chặn thì lực lượng an ninh vẫn tự khẳng định là “vì dân, của dân” sẽ trở thành lực lượng đàn áp nhân dân một cách thô bạo. Sự đàn áp này khêu ngòi và kích động các hành động bạo lực, có nguy cơ gây mất ổn định chính trị-xã hội vào đúng lúc, hơn bao giờ hêt, chúng ta cần sự ổn định chính trị và đồng thuận xã hội để bảo vệ và phát triển đât nước trong tình hình nóng bỏng hiện nay.”

Một Cù Huy Hà Vũ từ lý trí đến trái tim

Hà Đình Sơn
imageNgày 2/8/2011, sẽ là một ngày lịch sử, ngày phiên tòa xử anh Cù Huy Hà Vũ. Đã đủ để ngưỡng mộ anh một CON NGƯỜI cho dù ngày mai nếu anh có “ngã ngục” không còn là anh như hôm qua nữa. Chuyện đó có gì đâu vì anh cũng là da là thịt, biết đói, biết khát và biết đau; anh có gia đình và cả những người thân. Tất cả phải công bằng không thể đòi hỏi một con người chỉ biết phải hy sinh.
Mọi thần tượng không phải được tạc nên từ đá, từ đồng. Thần tượng không gì xa lạ mà đó là người dám đau và dám hạnh phúc cùng đồng loại, thần tượng không bao giờ là “huyền thoại”.

Thứ Năm, 21 tháng 7, 2011

LÝ QUANG DIỆU: TRUNG QUỐC LÀ "THÁCH THỨC"

Ông Lý Quang Diệu, chính trị gia lớn nhất của Singapore, nói sự trỗi dậy của Trung Quốc là một thách thức ở Thái Bình Dương.
Ông Lý Quan Diệu giơ tay vẫy chào
Ông Lý Quang Diệu nói cần có cân bằng quyền lực ở Thái Bình Dương với Hoa Kỳ và Nhật Bản cân bằng lại Trung Quốc

Xã hội học chiến tranh

Ghi chép từ một công trình nghiên cứu xã hội học Nga
Lời dẫn của Vương Trí Nhàn: Nếu đọc bài viết Bối cảnh lịch sử Việt nam giai đoạn 1558-1802 tập san Nghiên cứu Huế tập VII, NXB Thuận Hóa 2010, ở tr 93-95, người ta sẽ thấy nhà sử học Nguyễn Hữu Châu Phan cho biết:
“Họ Nguyễn trong lãnh thổ Đàng Trong từng dùng chính sách táo bạo biến hết dân làm binh”.
“Một tu viện trưởng là Choisy, đến Đàng Trong vào năm 1656 nhận xét: “Người Đàng Trong chỉ sống với chiến tranh.”
“Thích Đại Sán, một nhà sư Trung quốc cũng có mặt thời ấy thì ghi nhận là trong nước[ Đàng Trong], hay bàn việc võ bị, chẳng chuộng văn đức".

Việt Nam: Quốc hội mới khai mạc kỳ họp, lần đầu tiên bàn về Biển Đông

http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20110721-viet-nam-quoc-hoi-moi-khai-mac-ky-hop-lan-dau-tien-ban-ve-bien-dong 
Anh Vũ / Thanh Phương
Đại biểu Quốc hội, sắc tộc Hmong, chụp ảnh chung với lãnh đạo Việt Nam, ông Nguyễn Phú Trọng (trái) và ông Nguyễn Tấn Dũng (phải)
Đại biểu Quốc hội, sắc tộc Hmong, chụp ảnh chung với lãnh đạo Việt Nam, ông Nguyễn Phú Trọng (trái) và ông Nguyễn Tấn Dũng (phải). REUTER
Quốc hội khóa 13 khai mạc kỳ họp thứ nhất tại Hà Nội hôm nay, 21/07/2011. Sự kiện đáng chú ý là lần đầu tiên, các đại biểu tiến hành thảo luận về hồ sơ Biển Đông, hiện đang căng thẳng do những hành động gây hấn của Trung Quốc. Trong chương trình nghị sự, Quốc hội cũng sẽ tiến hành lựa chọn nhân sự lãnh đạo cao cấp của Nhà nước và chính phủ Việt Nam.

GIÁO SƯ CHU HẢO LÊN TIẾNG VỀ VIỆC ĐÀN ÁP DÃ MAN NGƯỜI BIỂU TÌNH

 http://xuandienhannom.blogspot.com/2011/07/giao-su-chu-hao-len-tieng.html
Thưa quý vị và các bạn,

Tôi viết những dòng này gửi quý vị và các bạn trong sự phẫn uất nghẹn ngào khi xem đoạn băng hình ghi cận cảnh người của lực lượng an ninh Thủ đô lạnh lùng và tàn nhẫn đạp vào mặt người tham gia biẻu tình ôn hoà, ngày 17 tháng 7 vừa qua, phản đối các hành động bá quyền ngang ngược của nhà cầm quyền Trung Quốc trên Biển Đông. Nó còn tệ hại hơn hình ảnh nhân viên an ninh t/p Hô Chí Minh quắp người thanh niên mang ra khỏi đoàn biểu tình hồi đầu tháng.