Thứ Sáu, 11 tháng 11, 2011

Không có sự táo bạo nào không cần thiết

Trong văn học, người ta hay nói đến chuyện “cái tâm” của người cầm bút với hai đặc điểm nổi bật: thành thực và khiêm tốn.
Tôi không phủ nhận cả sự thành thực lẫn sự khiêm tốn đều là những đức tính quý và hiếm của con người, trong cuộc đời. Tuy nhiên, những gì quý trong cuộc đời không hẳn đã quý trong văn chương. Trong văn chương, nhất là trong quá trình sáng tạo (chứ không phải quá trình tích luỹ, chuẩn bị hay công bố tác phẩm), khiêm tốn có khi là một tính xấu: nó chỉ làm cho người cầm bút e dè, không dám đi đến tận cùng sự sáng tạo, chỉ len lét đi sau các bậc đàn anh, nương mãi dưới bóng những cây cổ thụ trên "văn đàn". Tôi thích Nhất Linh, Nguyễn Tuân, Xuân Diệu hay Hàn Mặc Tử thời 1932-45 cũng như, phần nào, Mai Thảo và Thanh Tâm Tuyền thời Sáng Tạo vào giữa thập niên 1950 và một số người khác, sau này, ở chỗ họ biết kiêu ngạo một cách sang trọng.

Khi văn chương bị thiến, và nhà văn là tội phạm ngôn từ

Murong Xuecun
Mấy năm gần đây Mộ Dung Tuyết Thôn (慕容雪村, Murong Xuecun), sinh năm 1974, là một hiện tượng văn học Trung Quốc nổi lên nhờ lưu truyền tác phẩm đầy đủ trên mạng song song với bản in bị kiểm duyệt. Trong năm qua, anh trở thành một trong những tiếng nói mạnh mẽ phê phán kiểm duyệt ở Trung Quốc. Hôm nay (7/11), tờ New York Times có bài dài giới thiệu về anh và vấn đề này (khi nào rảnh sẽ dịch bài đó). Dưới đây là diễn từ lẽ ra anh đọc tại Bắc Kinh hồi tháng 11 năm ngoái khi nhận giải Giải Văn học Nhân dân 2010, nhưng bị ban tổ chức cấm đọc. Anh đọc bài này tại Hong Kong hồi tháng 2/2011. Tựa đề entry này do mình đặt.

Ảnh của Shiho Fukada / The New York Times

Diễn từ nhận Giải Văn học Nhân dân 2010

Chuyện chưa biết nhiều về Dự án Bauxite Tây Nguyên (Bài 1)

Lê Trung Thành

Là một cộng tác viên tích cực của BVN, nhà báo và Kỹ sư Lê Trung Thành từng chịu khó lăn lộn trong thực tế để tìm tòi tư liệu và đưa ra loạt bài phát hiện về Vinashin giúp công luận cả nước nắm thêm nhiều chuyện khuất khúc không mấy ai biết trong vụ việc hết sức tai tiếng này, ngay trước khi Nhà nước có quyết định xử lý toàn diện với nó. Lần này, Bạn Lê Trung Thành lại đi thực tế ở Tây Nguyên cũng như tìm tòi nhiều tài liệu trong ngành khai khoáng để trình cho chúng ta một loạt bài mới về tình hình thực hiện Dự án khai thác Bauxite ở Tây Nguyên. Tác giả sẽ nói đến chuyện tiến độ xây dựng các nhà máy luyện nhôm theo kế hoạch, việc xây dựng hồ chứa bùn đỏ, và nhất là những vấn nạn về kinh phí và về địa hình trên chặng đường 200 km nhằm hoàn thành tuyến vận tải ô tô chở quặng alumina [nhôm oxit] từ Đắc Nông, Tân Rai đến cảng Kê Gà. Mời bạn đọc xa gần đón đọc.
Bauxite Việt Nam

Ấn Độ cân nhắc yêu cầu hỗ trợ quân sự của Việt Nam

Trọng Nghĩa

Nhật báo Ấn Độ The Hindu, số ra ngày hôm qua, 09/11/2011 tiết lộ : Hà Nội đã đề nghị được New Delhi trợ giúp về mặt quân sự, chủ yếu là trong lĩnh vực hải quân. Theo một số nguồn tin chính thức, yêu cầu này đang khiến chính quyền Ấn Độ phân vân , vì không muốn đổ thêm dầu vào lửa trong quan hệ với Trung Quốc.

Lễ đón tiếp chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang tại New Delhi, Ấn Độ, ngày 12/10/2011
Lễ đón tiếp chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang tại New Delhi, Ấn Độ, ngày 12/10/2011
REUTERS/B Mathur

Ông Nguyễn Thanh Nghị làm thứ trưởng bộ Xây dựngÔng Nguyễn Thanh Nghị làm thứ trưởng bộ Xây dựng

SGTT.VN - Ngày 11.11.2011, thay mặt Thủ tướng Chính phủ, phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ký quyết định số 2011/QĐ-TTg về việc điều động, bổ nhiệm ông Nguyễn Thanh Nghị, Uỷ viên dự khuyết trung ương Đảng, phó Bí thư Đảng uỷ, Phó Hiệu trưởng trường đại học Kiến trúc TP.HCM, giữ chức thứ trưởng bộ Xây dựng. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Với quyết định bổ nhiệm trên, ở tuổi 35, ông Nguyễn Thanh Nghị là thứ trưởng đương nhiệm trẻ nhất Việt Nam.
Được biết, ông Nguyễn Thanh Nghị sinh năm 1976, quê Cà Mau, là con trai lớn của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Sau khi tốt nghiệp ĐH Kiến trúc TP.HCM, ông theo học thạc sĩ, tiến sĩ tại nước ngoài. Năm 2006 ông Nghị trở về công tác tại ĐH Kiến trúc TP.HCM.
Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần XI (tháng 1.2011), ông Nguyễn Thanh Nghị được bầu là Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng.

Theo chinhphu.vn, T.H

Tranh cãi về cổ tích Tấm Cám

Tấm Cám
Tấm Cám là truyện cổ tích được lưu truyền từ lâu trong dân gian

Việc phần kết của truyện cổ Tấm Cám, một trong những cổ tích được nhiều người biết đến nhất tại Việt Nam, gần đây bị thay đổi đã gây ra làn sóng tranh cãi trong dư luận.
Đoạn kết trích từ sách giáo khoa lớp 10 của Nhà xuất bản Giáo dục đang lưu hành năm 2011 viết:
“Có muốn đẹp không, để chị giúp”, Tấm hỏi.
“Cám bằng lòng ngay. Tấm sai quân hầu đào một cái hố sâu và đun một nồi nước sôi. Tấm bảo Cám xuống hố rồi sai quân hầu giội nước vào hố. Cám chết. Mụ dì ghẻ thấy vậy cũng lăn đùng ra chết...”

Gian, tham, ngu, ác, mắc câu, ‘giãy chết’?

Trần Minh Thảo
image Chuyên gia tư vấn kinh tế Nguyễn xuân Nghĩa đặt câu hỏi: Hiệp định xuyên Thái Bình Dương một vòng đai vây quanh Trung Quốc?
Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific partnership-TPP) là dự định của khoảng 14 quốc gia quanh Thái Bình Dương, trong đó 3 nước sáng lập là Chile, Newzealand, Singapore; nước tiếp theo là Brunei; 5 nước xin gia nhập tiếp là Hoa Kỳ, Úc, Việt Nam, Peru, Malaysia; 5 quốc gia quan sát viên có khả năng xin gia nhập chính thức kỳ này là Canada, Nhật, Hàn quốc, Đài Loan, Philippines. Điểm lại, Trung Hoa là nước đứng ngoài. Hoa kỳ vào sau nhưng lại chủ động thúc đẩy hình thành khối kinh tế này trong Hội nghị APEC tới đây (12-13/11/2011).

Nếu là người của công chúng...

Đỗ Trung Quân
Nhớ lại một chuyện cũ . 2008 khi ngọn đuốc Olymlic Bắc Kinh chạy qua Sài Gòn cùng lúc với làn sóng xuống đường phản đối Trung Quốc uy hiếp lãnh hải biển Đông của Việt Nam,  vài vị lãnh đạo thành phố với tinh thần “ láng giếng tốt “ chạy lúp xúp sau ngọn đuốc và hình ảnh vận động viên Trung Quốc khi tiếp đuốc từ tay bà Phó chủ tịch thành phố lúc ấy hệt kiểu “giật khỏi tay”  hơn là tiếp nhận, nó chỉ diễn ra trong tích tắc trên màn hình vẫn cho thấy một thái độ ngạo mạn, thiếu tôn trọng chủ nhà. Phần văn nghệ, ca sĩ MT  góp mặt hát chào mừng sự kiện này. Đành rằng tinh thần thể thao cao thượng luôn xa lạ với chính trị. Nhưng trường hợp mượn đường qua ViệtNammà vẫn cứ kèm theo thái độ Đại Hán. Bản đồ Trung Quốc dành cho du khách tham dự Olympic bắc kinh vẫn in quần đảo Hoàng Sa vào lãnh thổ họ.
Thể thao vẫn là thể thao nhưng tinh thần ái quốc , tự trọng dân tộc vẫn cứ buộc thanh niên Sài Gòn xuống đường và chịu đàn áp .

PAK FA T-50 phá thế độc quyền

VietnamDefence - Với tư cách máy bay tiêm kích thế hệ 5 thứ ba trên thế giới, PAK FA T-50 đã xóa bỏ sự độc quyền của Mỹ về máy bay tàng hình và tiêm kích thế hệ 5, đe dọa nghiêm trọng ưu thế trên không của Mỹ trong thế kỷ XXI. Việt Nam được dự báo sẽ là khách hàng thứ ba mua PAK FA, sau Nga và Ấn Độ.
PAK FA T-50

Đại Cathay: Cái chết của "đệ nhất giang hồ"

20 tuổi, Đại Cathay trở thành nhân vật giang hồ khét tiếng nhất Sài Gòn. Nhưng rồi có lừng lẫy đến mấy thì cuộc đời hắn cũng đã phải kết thúc từ khi còn rất trẻ. Một cái chết chui rúc và nhiều bí ẩn.
Đại Cathay: Cái chết của "đệ nhất giang hồ"
Đại Cathay và vợ thời hoàng kim.