Thứ Sáu, 9 tháng 12, 2011

Nhìn lại Việt Nam và Singapore trong thời kỳ mới

Anh hùng không phải là điều xấu, nhưng khi nó trở thành một nỗi ám ảnh thường trực, đã biến thành bệnh. Ví dụ: giữ gìn vệ sinh sạch sẽ phòng bệnh là thói quen tốt nhưng sợ vi trùng đến nổi bị ám ảnh như nhà kỹ thuật nổi tiếng Howard Hughes, là người bị bệnh hiểm nghèo, tiếng chuyên môn gọi là hypochondriac. Theo triệu chứng tỏ tường, Việt Nam chúng ta đã mắc “bệnh anh hùng”. Tiếng chuyên môn viết tắt là HOC, do ở tiếng Anh Heroic Obsessive Compulsive Disorder. Bệnh [H]OCD hay “bệnh anh hùng” đáng sợ hơn tất cả các chứng bệnh khác. Người bị các bệnh khác, bao giờ cũng mong được chữa khỏi, và chịu khó chữa trị. Trái lại người mắc bệnh anh hùng luôn tự hào về căn bệnh của mình, nên không thể chữa.
10 năm qua, tôi đã tới lui Singapore 4 lần nhưng các lần trước ít chú ý về tình hình tại đây. Một tháng ở đó, trong lần chót vừa rồi, gặp đúng dịp đảo quốc này kỷ niệm 40 năm ngày độc lập. Cũng trùng với dịp Việt Nam kỷ niệm 60 năm cuộc CMT8, khiến cho tôi có ý định nêu mấy nhận xét đáng chú ý giữa VN và Singapore.

Trung Quốc sắp cho giàn khoan khổng lồ hoạt động tại Biển Đông

Trọng Nghĩa

Tháng Năm vừa qua, Trung Quốc đã khánh thành giàn khoan nước sâu đầu tiên của Tập đoàn Dầu hỏa Ngoài khơi Trung Quốc, tên tắt tiếng Anh là CNOOC. Vào lúc ấy, Bắc Kinh cho biết là giàn khoan khổng lồ này sẽ được đưa vào hoạt động tại Biển Đông ngay từ tháng Bảy. Từ đó đến nay, kế hoạch bị chậm trễ, nhưng sắp được xúc tiến trong một vài tuần lễ tới.
Một dàn khoan dầu trên biển của CNOOC tại vịnh Bột Hải.
Một dàn khoan dầu trên biển của CNOOC tại vịnh Bột Hải.
Reuters

Đô đốc Kuznetsov sẽ chật vật bảo vệ Syria

VietnamDefence - Kể cả hợp lực 3 hạm đội, Nga cũng không sẵn sáng đáp trả đích đáng phương Tây.
Tàu sân bay Kuznetsov gánh vác một sứ mệnh quá sức...

Thứ ba, ngày 6.12.2011, biên đội tàu chiến dẫn đầu là tàu sân bay duy nhất của Nga mang tên Đô đốc Kuznetsov đã rời Severomorsk đi Địa Trung Hải. Hộ tống kỳ hạm Hạm đội Nga là tàu chống ngầm cỡ lớn Đô đốc Chabanenko. Bám theo trong đội hình là các tàu bảo đảm gồm tàu cứu kéo Nikolai Chiker, các tàu chở dầu Sergei Osipov, Vyazma và Kama. Biên đội tàu sẽ ở lại Địa Trung Hải cho đến tháng 2.2012.

Khả năng không chiến của lực lượng phòng vệ Nhật Bản (tiếp theo)

Lê Vĩnh Trương
Nhật bản đã từng sử dụng và có đến 20 hàng không mẫu hạm nhưng hiện nay thì trong tình trạng chưa sẵn sàng.
Sơ lược khả năng không hải chiến
Nói về xác suất chiến sự cao nhất tại biển Nhật Bản, phối thuộc với JMSDF là các lực lượng JGSDF (Phòng vệ mặt đất) và JASDF (phòng vệ không phận), các bên sẽ kết hợp triển khai nhanh, tạo điều kiện cho các đơn vị của Lực lượng GSDF đến giải cứu các đảo của Nhật Bản trên biển Hoa Đông khi có sự cố bất ngờ xảy ra. Nhật Bản trước mắt sẽ sử dụng cao tốc đỉnh, từng được sử dụng để vận tải trên tuyến đường biển nối Aomori tới. Đây là hai tàu chiến thuộc loại lớn nhất thế giới với chiều dài 112 m, có thể đạt vận tốc tối đa 67 km, chở được 774 người và khoảng 220 ôtô các loại.[1]
Hình 2 : So sánh Hyuga và một số mẫu hạm các nước. Nguồn: Japanese Aircraft Carrier, http://www.globalsecurity.org/military/world/japan/ddh-x-aircraft-carrier.htm , 26/102/011