Thứ Hai, 4 tháng 7, 2011

Truyền hình Trung Quốc phỏng vấn học giả Việt về tranh chấp Biển Đông

Tuần Việt Nam giới thiệu toàn văn bài trả lời phỏng vấn Đài truyền hình Phượng Hoàng (Trung Quốc) của TS Vũ Cao Phan, Phó Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc như một góc nhìn cần tham khảo.
Tiến sĩ Vũ Cao Phan , nhà nghiên cứu quan hệ Việt - Trung, Phó Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc đã có buổi trả lời phỏng vấn Đài Truyền  hình Phượng Hoàng (Hồng Kông, Trung Quốc) trong tư cách Cố vấn khoa học Viện nghiên cứu Trung Quốc (Viện Khoa học Xã hội Việt Nam). Một phần của bài trả lời phỏng vấn này đã được phát trong Chương trình liên tuyến "Nhất hổ nhất tịch đàm" được truyền phát đến hơn 150 quốc gia trên thế giới tối thứ bảy, 25 /6/2011.

Im lặng mặc cả bằng tổ quốc?

Phan Nguyễn Việt Đăng viết từ Saigòn: Nếu để ý đến cái tin ngắn được khởi đăng từ ngày 24 tháng 6 này trên các tờ báo, về chuyện thủ tướng CSVN sẽ tìm cách phê chuẩn giảm, giãn, miễn thuế đến gần 20.000 tỷ đồng trong năm 2011, không thể không suy đến hiện tình Việt Nam lúc này.
Đoàn thanh niên biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội hôm 3-7-2011. Source Blog-boxitvn7
Số tiền này được đưa ra, chia đều cho hàng triệu người Việt Nam, có phải như là một món quà nhỏ cho việc mọi người đang hừng hực vì vấn đề xâm lấn của Trung Quốc, xoa dịu và làm lãng quên đi vụ án Vinashin? Hay là số tiền này, là món quà Giáng sinh đang đến sớm từ ông già Noel đội nón đỏ với 5 ngôi sao, nhằm xoa dịu và giúp cho nhiều người quên lãng vấn đề rất thời sự trong nước lúc này?

Vấn đề ngày càng sáng tỏ (Lữ Giang)



“...Hoa Kỳ và các cường quốc Tây phương chỉ can thiệp khi nào Trung Quốc nhất quyết dùng chế độ “quyền sở hữu lịch sử” (historic title) để chiếm Biển Đông, phương hại đến hải lộ quốc tế. Hoa Kỳ sẽ không can thiệp vào sự tranh chấp về "quyền sở hữu chấp hữu” (possessory title) các đảo trên Biển Đông...”


Các tài liệu được công bố từ trong nước, hoặc bằng tiếng Việt hoặc bằng tiếng Anh, trong thời gian gần đây cho thấy trong một năm trở lại đây, các chuyên gia ở Việt Nam đã càng ngày càng nhận ra được những điểm then chốt trong vấn đề Biển Đông, bỏ cách nhìn và phương thức phản chứng cũ, đi theo cách nhìn mới và phương thức phản chứng mới phù hợp với luật pháp và tập tục quốc tế hơn để bảo vệ chủ quyền của Việt Nam, trong khi đó các nhà tranh đấu ở trong nước và đa số người Việt chống cộng ở hải ngoại vì không bắt kịp thời thế, vẫn có cách nhìn cũ và đi theo con đường cũ.

Nguyễn Ngọc Già - Nhà cầm quyền Bắc Kinh & 36 kế Tôn Tử

Nguyễn Ngọc Già
 
(Bài viết dành tặng các bạn trẻ Yêu Nước mà không có nhiều thời gian nghiên cứu)
 
Đảng Cộng sản Trung Quốc dường như vẫn chỉ loanh quanh trong 36 kế của Tôn Tử cho sách lược xâm chiếm Biển Đông làm của riêng. Tất nhiên, họ không chỉ sử dụng đơn lẻ 1 hay vài kế sách trong 36 kế đấy, mà sử dụng song song nhiều kế cùng một lúc.
Quốc gia nào rành họ "6 câu" thì không biết, nhưng chắc chắn người Việt Nam nếu không rành họ đủ "6 câu vọng cổ" thì chí ít cũng hiểu đến "năm câu rưỡi"! Nửa câu còn lại đó là sự rõ ràng từ phía cấp cao CSVN, nếu như họ dứt khoát trong tư tưởng rằng: họ mãi là người Việt Nam chân chính, không phải Chương Hầu (1) bám vào Tô Định và Mã Tắc, để cuối cùng chính Chương Hầu tự biến thành "vỏ chanh sạch nước cốt" và đi đến kết cục: bị loại bỏ sau khi được xài xong!
Những quan chức cao cấp CSVN đang ngả nghiêng về Trung Quốc cũng nên suy ngẫm về việc: sau khi các vị an phận trong hũ cốt nào đấy hoặc giả nằm trong Nghĩa trang Mai Dịch, không có gì bảo đảm các vị được "mồ yên mả đẹp" hay con cháu các vị sẽ vẫn mãi "dưới một người trên vạn người" một khi "mộng bá đồ vương" của Nhà cầm quyền Bắc Kinh trở thành hiện thực. Lịch sử mấy ngàn năm của Việt Nam đã chứng minh quá rõ. Những tên ôm mộng "thế thiên hành đạo" đã chứng minh sự tàn độc của chúng sau khi chiến thắng bằng cách sẵn sàng quật mộ, đào cốt những kẻ mà chúng căm hận thâm căn cố đế, bất chấp hôm nay chúng vẫn đang ngọt ngào lã chã! "Mật ngọt" thì luôn "chết ruồi", các vị ạ! Rủi như, những kẻ "mộng làm bá chủ" có chiến thắng, hy vọng chúng cũng học được những hình thức "báo oán" văn minh hơn tí chút(!)
Thử cùng ôn lại 36 kế của nhà quân sự cổ đại Tôn Tử xem nhé (2):

Khối ASEAN trôi dạt giữa biển Đông

 Cuộc tranh chấp về chủ quyền trong vùng biển Nam Trung Hoa bùng lên trong những tuần gần đây đã trở thành lớn hơn chuyện cãi vặt trong một khu hàng xóm – cuộc tranh chấp này cũng hình thành một loại thử nghiệm thực tế của khái niệm cho rằng Hoa Kỳ và Trung Quốc có thể phát triển được một mối quan hệ “tích cực, hợp tác và toàn diện”.
Các tranh chấp lãnh thổ từng mưng mủ trong nhiều năm của Hiệp hội 10 thành viên các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) như một khuyết tật mãn tính nhưng không làm họ phải tàn phế. Hiện nay, sự quấy rối các tàu thăm dò dầu khí của Trung Quốc trong vùng biển mà Việt Nam và Philippines từng khẳng định chủ quyền đã mang vấn đề tranh chấp trong vùng biển Nam Trung Hoa đến một tình trạng nguy kịch. Và thách thức trắng trợn của Bắc Kinh đối với Quy luật về Ứng xử từng được khối ASEAN quyết định vào năm 2002 đang thử thách đến tính thích đáng liên tục của khối ASEAN trong các vấn đề an ninh khu vực.

PHIM BOM TẤN MÙA BIỂU TÌNH: SAVING PRIVATE TIẾN NAM

Bộ phim lấy bối cảnh cuộc xuống đường lần thứ 5 tại Hà Nội. Trong cái khốc liệt của trận nắng nóng ngày 3 tháng 7 năm 2011, đồng minh được báo tin rằng một trong số vài trăm người của cuộc biểu tình đã bị “ốp” vào đồn và tin dữ này đến với bà con trong cùng một ngày. Sau đó, mọi người phát hiện người bị bắt là binh nhì Tiến Nam, đang trong đồn công an khu vực. Chưa có thông báo chính thức nào liệu anh còn sống hay đã hy sinh… Mời các bạn xem phim!

Nguyễn Quang Lập - Cáo gửi nhờ chân

Nguyễn Quang Lập
china1.jpg
Đọc bài “Tự do ngôn luận ở Hồng Kông đang bị đe dọa” hơi bị giật mình. Hình như những gì mọi người lo cho Hồng Kông từ khi Hồng Kông nhập quốc tịch Đại lục năm 1997, với chủ trương ”Một quốc gia hai chế độ”, nay đã thành sự thật. Có vẻ như Hồng Kông đang rơi vào cái bẫy của TQ, miệng nói ”một quốc gia hai chế độ” nhưng trước sau gì Hồng Kông cũng bị siết vào cùng một chế độ với Trung Quốc đại lục. Từ năm 1997 nhiều người đã nghi nghi, làm sao có chuyện một quốc gia hai chế độ được. Chế độ không phải là cái áo khoác, nó là máu. Thay chế độ nghĩa là thay máu. Làm sao có chuyện một người có hai thứ máu, làm sao máu xanh máu đỏ chơi được với nhau, cùng nhau tồn tại trong một thực thể.

YÊU CẦU BỘ NGOẠI GIAO CUNG CẤP THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN QUAN HỆ VỚI TRUNG QUỐC

CÁC NHÂN SĨ TRÍ THỨC VIỆT NAM KIẾN NGHỊ YÊU CẦU BỘ NGOẠI GIAO
CUNG CẤP THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN QUAN HỆ VỚI TRUNG QUỐC

(Sáng nay Văn phòng Luật sư Trần Vũ Hải đã thay mặt giới nhân sĩ trí thức đem trực tiếp đến Bộ Ngoại giao Việt Nam số 1 Tôn Thất Đàm, Hà Nội, có giấy ký nhận)

 

Klitschko đánh bại Haye ở trận tranh đai WBA

"Tiến sĩ búa thép" Wladimir Klitschko đã giành chiến thắng tuyệt đối bằng tính điểm, trong trận thống nhất bốn danh hiệu quyền anh hạng nặng thế giới.

Đây là chiến thắng thứ 14 liên tiếp của Wladimir, và cũng là chiến thắng thứ 17 của anh trong những trận tranh đai vô địch (thua 2).

Vụ bê bối hối lộ loang rộng tới Đại tá tình báo Việt Nam

Richard Baker và Nick McKenzie
Các viên chức của cơ quan Thương vụ Australia [Austrade] đã gặp hoặc nói chuyện 18 lần với một đại tá thuộc một cơ quan tình báo của Việt Nam trước khi đề nghị một công ty in tiền của Ngân hàng Dự trữ Liên bang Australia (RBA) thuê người nói trên làm đại lý trong một vụ thu xếp giờ đây được cho là đang dẫn tới thêm những cáo buộc tham nhũng trong lúc cuộc điều tra vụ hối lộ lớn nhất của nước này đang diễn ra.
Tờ The Age còn tiết lộ rằng cảnh sát liên bang đã điều tra một viên chức của Austrade, người nay hiện nay vẫn đang làm việc tại châu Á, sau khi phát hiện những thông tin cho thấy vai trò của Austrade trong việc giúp công ty in tiền Securency International đài thọ các chuyến đi nước ngoài của các quan chức Việt Nam.

Chiến thuật định hướng công luận của giới lãnh đạo Trung Quốc

Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo
Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo. REUTERS
Tú Anh, RFI: Vừa qua, ban Tuyên huấn của đảng Cộng sản Trung Quốc cho lưu hành một tài liệu mật, chỉ đạo tiêu trừ mọi tiếng nói phản biện, thông tin đa chiều, ở trong cũng như ngoài nước.
Trong chính sách đối ngoại, Trung Quốc luôn khẳng định là một quốc gia đang phát triển với chủ trương yêu chuộng hòa bình, quan hệ tốt với láng giềng và tôn trọng tự do. Trên thực tế, ban Tuyên huấn của đảng Cộng sản, trong một tài liệu mật, đã chỉ đạo tiêu trừ mọi tiếng nói phản biện và thông tin đa chiều, ở trong cũng như ở ngoài nước, gây bối rối cho chính phủ.
 

Sách thiếu nhi dạy trẻ em cách gian lận

2011-07-03
Báo chí Việt Nam mới đưa tin về việc có một bộ sách “kỳ quặc” dành cho thiếu nhi, nhưng trong đó lại mang nội dung dạy trẻ cách gian lận và vô lễ?
Photo courtesy of nguoiduatin.vn
Bìa sách "Kiến thức dành cho thiếu nhi từ 6 đến 12 tuổi"

Những bài học cần nhớ trong lịch sử chống ngoại xâm

Trần Minh Thảo
imageLịch sử chống ngoại xâm của Việt Nam đã để lại cho hậu thế hai bài học chiến thắng và cũng chừng đó bài học thất bại. Muốn thắng giặc bành trướng phương Bắc hiện đại thì không thể không xem xét những bài học đó.
Bài học chiến thắng thứ nhất là cách chuẩn bị kháng chiến chống Nguyên Mông của nhà Trần, bài học chiến thắng thứ hai là cách tập hợp lực lượng trong kháng chiến chống thực dân Pháp của Hồ Chí Minh.
Bài học thất bại thứ nhất là bài học nhà Hồ thua giặc Minh và bài học thất bại thứ hai là bài học nhà Nguyễn thua người Pháp.
Trong kế sách kháng chiến chống xâm lược phương Bắc, theo tôi, việc giải phóng nông nô, cấp ruộng đất cho người nông dân vừa có tự do là kế sách thần diệu (kế rễ sâu gốc bền, lấy dân làm gốc - chính sách hạn nô hạn điền). Do chính sách hạn nô hạn điền của nhà Trần mà ta thấy được trong đội ngũ những chiến binh ‘Sát Thát’ có những nông nô vừa được giải phóng cầm vũ khí ra trận, hy sinh xương máu bảo vệ tự do, ruộng đất vừa có được cho mình và cho con cháu đời sau một cách hăng hái, không đắn đo, dẫu biết rằng nếu bị giặc Nguyên bắt được thì sẽ bị chém đầu tức thì. Do đó mà tổ quốc Đại Việt trường tồn. Chính sách ‘giải phóng nông dân’ của thời Trần có tính nhân văn, vượt xa thời đại đến mấy trăm năm, tiến bộ hơn một số quốc gia văn minh cùng thời.

Công đoàn cản công nhân biểu tình chống Bắc Kinh

BIÊN HÒA (Người Việt TH) – Ban Chấp Hành Công Ðoàn khu công nghiệp tỉnh Ðồng Nai gửi văn thư đến các ban chấp hành thành viên kêu gọi công nhân không tham gia biểu tình chống Trung Quốc, theo tin tức được phổ biến trên mạng Dân Làm Báo.
Bản chụp văn thư yêu cầu ngăn cấm công nhân biểu tình chống Trung Quốc của Công Ðoàn khu công nghệ tỉnh Ðồng Nai. (Hình: Dân Làm Báo)

Lịch sử gọi tên ông Hồ Xuân Sơn

Với tôi, khi theo dõi thông tin chuyến đi của ông Hồ Xuân Sơn, thứ trưởng BNG qua Trung Quốc, cứ ngỡ ông sẽ làm được điều dỏng dạc mà đa số người dân Việt Nam mong muốn.
          Sau khi TTXVN phát đi quan điểm của ông đã giao du với quan chức Trung Hoa đại lục, nhiều người cứ ngỡ đi giữa sương giăng mờ nhân ảnh. Nhưng sau đó Tân Hoa xã ngày 28.6 đưa ra một bản tin, trong đó có đoạn viết về cuộc gặp gỡ ông thứ trưởng Ngoại giao Hồ Xuân Sơn và ông Đới Bỉnh Quốc, Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc đặc trách đối ngoại. Chúng ta chỉ biết có cuộc gặp gỡ này qua Tân Hoa Xã. Phía Việt Nam chưa đưa tin. Đến khi đưa tin thì mọi chuyện đã rồi. Tuy nhiên, điều chúng ta quan tâm là nội dung cuộc gặp mặt đó là gì. Mối quan tâm này chính đáng, bởi vì Tân Hoa Xã lớn tiếng thúc giục ông Hồ Xuân Sơn: thực hiện nghiêm túc thỏa thuận của cấp cao hai nước, không có những việc làm gây phức tạp thêm tình hình, không để vấn đề Biển Đông ảnh hưởng đến quan hệ hai nước”.
          Qua vị trí đặc phái viên cao cấp, ông Sơn chắc chắn quan trọng với chuyến đi. Cả dân tộc Việt nhìn vào chuyến đi của ông vừa mang tính sĩ phu, vừa mang tính tháo gỡ, vừa đầy tính trí tuệ, cũng như nó là chuyến đi thể hiện sự không ươn hèn trước cường quyền trịch thượng của kẻ cả nước lớn.
          Nhưng chuyến đi sau nhiều ngày không có thông tin minh bạch nào được đưa ra. Mặc cho nhân sĩ trí thức và bao trái tim hồng nước Việt thắc mắc, đặc phái viên Hồ Xuân Sơn vẫn kín tiếng. Một chuyến đi lịch sử.
          Và tôi tự hỏi rằng, phải chăng ông là người bán đứng quyền lợi dân tộc Việt trên biển Đông?
          Phải chăng ông là người có quyền trục lợi thông tin cuộc trao đổi tại Trung Hoa đại lục?
          Phải chăng ông là giồng giống của Lê Chiêu Thống, Trần Ích Tắc?
          Ông có phải là người bán nước?
          Tôi là kẻ tài hèn sức mọn, không thể là người chép sử để phân định đúng sai, nhưng là một giọt máu đào, tôi có quyền hỏi lên từ vòm ngực của mình những câu hỏi như thế.
          Lịch sử sẽ có những công tâm và nghiêm khắc.
          Tôi nghĩ, chắc chắn ông không là người bán nước, nhỉ?   
Cu Làng Cát

Đọc tuyên cáo phản đối Trung quốc trước nhà hát lớn Hà Nội ngày 3/7/2011

 

Đức rút khỏi điện hạt nhân: Suy nghĩ về trường hợp Việt Nam

clip_image001
REUTERS/Benoit Tessier
Sau thảm họa Fukushima Nhật Bản, cuối tháng Năm 2011, Thủ tướng Angela Merkel đưa ra kế hoạch nước Đức rút khỏi điện hạt nhân kể từ năm 2022. Quyết định này gây chấn động và làm nảy sinh nhiều cuộc tranh luận tại nhiều nước châu Âu. FRI xin giới thiệu ý kiến của chuyên gia Nguyễn Khắc Nhẫn, nguyên cố vấn Nha Kinh tế, Dự báo, Chiến lược EDF Paris, nguyên Giáo sư Viện Kinh tế, Chính sách năng lượng Grenoble và Trường Đại học Bách khoa Grenoble. Là người rất quan tâm đến sự phát triển của đất nước, từ nhiều năm qua, Giáo sư Nguyễn Khắc Nhẫn đã viết nhiều bài về vấn đề năng lượng của Việt Nam.

Bản luận tội Trung Quốc - phiên bản tiếng Pháp trong cuộc biểu tình hòa bình phản đối Trung Quốc ngày 2 July 2011

Xác quyết lòng yêu nước lần thứ 5, tuần hành tại Hà Nội

Blogger Người Buôn Gió
clip_image001
Sáng dậy mang hết đồ nghề đi gửi. Nhét trong túi mấy viên thuốc đau dạ dày, chuẩn bị tinh thần cho một ngày có thể xấu nhất trong mọi ngày Chủ nhật gần đây. Mình chọn áo phông đỏ, giày thể thao, mũ lưỡi trai , xác định lần này đi tuần hành chứ không đóng vai chụp ảnh như mọi khi.
Trời không mưa, trong veo, nắng đẹp. Mới tối qua còn mưa, trời thương dân Việt khổ đau có khác. Mưa suốt nhưng đến sáng Chủ nhật là lại quang đãng.