Thứ Hai, 14 tháng 11, 2011

APEC ra « Tuyên bố - Honolulu », cam kết giảm thuế quan để thúc đẩy thương mại thế giới

Đức Tâm

Tại Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương - APEC, họp trong ngày hôm qua, 13/11/2011, các thành viên Diễn đàn cam kết giảm thuế hải quan, tạo thuận lợi cho trao đổi mậu dịch giữa các nước, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thế giới, giảm thiểu tác động của khủng hoảng tài chính trong khu vực đồng euro.

Tổng thống Obama phát biểu trong buổi họp báo kết thúc Hội nghị APEC, ngày 13/11/2011
Tổng thống Obama phát biểu trong buổi họp báo kết thúc Hội nghị APEC, ngày 13/11/2011
Reuters

Học thuyết “Tác chiến không-biển” hóa giải chiến lược “chống tiếp cận” của Trung Quốc

VietnamDefence - Cùng với chủ trương trở lại châu Á, Mỹ đưa ra chiến lược tác chiến mới - "Tác chiến không-biển" để vô hiệu hóa chiến lược "chống tiếp cận, phong tỏa khu vực" của Trung Quốc và duy trì ưu thế quân sự của Mỹ ở châu Á, Thái Bình Dương và trên toàn cầu. 

Mỹ bắt đầu chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh lạnh mới nhằm hạ gục Trung Quốc trên chiến trường chính châu Á-Thái Bình Dương
Lầu Năm góc hôm thứ tư đã hé mở tấm màn bí mật về khái niệm tác chiến mới nhằm đối phó với các nỗ lực quân sự của Trung Quốc nhằm ngăn chặn tiếp cận các khu vực gần lãnh thổ của họ và trong không gian điều khiển học.

Philippines dứt khoát bác bỏ đòi hỏi mới của Trung Quốc về chủ quyền tại Biển Đông

Tú Anh


Vùng biển và đảo mà Bắc Kinh tranh giành nằm ngoài khơi tỉnh Palawan có 80 km và cánh Hoa lục 800 km. Manila cho biết là bằng mọi giá sẽ bảo vệ lãnh thổ và các nhà đầu tư dầu khí. Tham vọng của Trung Quốc muốn lấn sát vào bờ biển Philippines sau khi tuyên bố chủ quyền trên 80% biển Đông mà họ gọi là Nam hải sẽ được Manila thảo luận với ngoại trưởng Mỹ vào thứ tư tới đây.

Dân biểu Philippines và một số quân nhân đến  đảo tranh chấp Pagasa, tỉnh Palawan,  khẳng định chủ quyền của Manila . Ảnh ngày 20/07/2011
Dân biểu Philippines và một số quân nhân đến đảo tranh chấp Pagasa, tỉnh Palawan, khẳng định chủ quyền của Manila . Ảnh ngày 20/07/2011
REUTERS/Rolex Dena Pena/Pool/Files

Viễn tưởng 3 (tiếp theo)

Bài 3
 
Đảng Cộng Sản Việt Nam phải giành lại
vai trò lãnh đạo bị đánh mất -
hay là
Hoang tưởng?
 
Đặt vấn đề
 
          Hy vọng các bài về “vấn đề hiền tài”, Bài 1 và Bài 2 đã ít nhiều: (1) phác họa ra được bước ngoặt quyết liệt phía trước đất nước ta đang phải đối mặt, (2) phân tích đòi hỏi bất khả kháng là phải thông qua cuộc cải cách sâu rộng, triệt để thể chế chính trị, kinh tế, và đổi mới toàn diện đời sống văn hóa, xã hội của đất nước,  (3) đặt vấn đề trên cơ sở kế thừa sáng tạo những thành tựu đã giành được và vận dụng mọi thành quả của văn minh nhân loại tìm đường đưa đất nước bước sang một giai đoạn phát triển mới để tồn tại và có chỗ đứng xứng đáng trong cục diện thế giới quyết liệt này nay.
          Điểm (3) nêu trên đồng thời phản ánh niềm tin của người viết là: Thông qua con đường cải cách phòng ngừa không để cho bất khả kháng xảy ra đổ vỡ theo kiểu “cách mạng của các mùa hoa” như ở châu Phi, thực hiện sự kế thừa sáng tạo cho phát triển, thường xuyên thúc đẩy sự tiến hoá (evolution) về mọi mặt, đưa đất nước đi vào con đường trở thành nước phát triển.

Mục đích cuối cùng của Mỹ là gạt Trung Quốc ra khỏi TPP

Nguyễn Xuân Nghĩa - Đức Tâm 


Từ khi Thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Á châu Thái Bình Dương (APEC) chưa khai mạc hôm 12/11 vừa qua tại Hawaï, người ta đã thấy quan hệ giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ bỗng như nháng lửa. Bên lề phiên họp của cấp bộ trưởng Ngoại giao và Kinh tế, ngày 11/11, Ngoại trưởng Hillary Clinton kêu gọi Bắc Kinh tiến hành cải cách chính trị và nêu ra mối quan ngại của Mỹ về tình trạng chà đạp nhân quyền tại Trung Quốc, than phiền việc tăng ni Tây Tạng phải tự thiêu để phản đối và việc trí thức Trung Quốc, như luật sư mù Trần Quang Thành vẫn bị quản thúc tại gia.

Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đang chờ đợi cuộc họp với đoàn doanh nhân Mỹ ngày 10/11/2011 nhân hội nghị thượng đỉnh APEC ở Honolulu, Hawaï..
Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đang chờ đợi cuộc họp với đoàn doanh nhân Mỹ ngày 10/11/2011 nhân hội nghị thượng đỉnh APEC ở Honolulu, Hawaï..
REUTERS/Chris Wattie

Chuyện chưa biết nhiều về Dự án Bauxite Tây Nguyên (Bài 2)

Mịt mù tương lai con đường vận chuyển bauxite

Lê Trung Thành
clip_image002
Ngay tại nơi giáp giới Đồng Nai và Lâm Đồng QL 20 bị hư hỏng nặng. Ảnh: LTT
Ngày 21 và 22 - 4 - 2010, trong chuyến đi khảo sát thực tế các dự án bauxite ở Nhân Cơ - Đắc Nông và Tân Rai - Lâm Đồng, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đặc biệt quan tâm tới lộ trình vận chuyển và xuất khẩu alumina (nhôm oxit). Ông chỉ đạo Bộ GTVT phối hợp với TKV trình Chính phủ một phương án tối ưu nhất và lên kế hoạch sửa chữa cầu đường trên tuyến được chọn.

APEC, EAS: Phép thử cho chiến lược tái cam kết của Mỹ tại châu Á

Tác giả: Stratfor 

Sau hai cuộc chiến tranh tại Trung Đông và Nam Á, Washington đã bắt đầu chuyển sự chú ý của mình sang nơi khác, đặc biệt là vào một Trung Quốc đang trỗi dậy. Trong khi ông Obama còn nhiều việc để làm để định hình các thể chế kinh tế và chiến lược như EAS và APEC cho phù hợp với lợi ích của nước mình, chuyến công du sắp tới của ông có thể thúc đẩy sự chuyển đổi trong cán cân quyền lực châu Á – Thái Bình Dương.
Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ công du Australia và Indonesia vào tháng 11. Và ông vừa chủ trì một hội nghị của Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) hôm 12-13/11 tại Honolulu, Hawaii (Mỹ), và dự Hội nghị thượng đỉnh Đông Á (EAS) lần thứ sáu vào ngày 18-19/11 tại Bali (Indonesia) lần đầu tiên trong vai trò một thành viên đầy đủ của tổ chức này. Chuyến thăm diễn ra đồng thời với một loạt các chuyến thăm ngoại giao và các phát biểu của các quan chức kinh tế và an ninh của chính quyền Obama nhằm chứng tỏ cam kết trở lại của Mỹ đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương và gắn khu vực này với các lợi ích quốc gia của Mỹ.

Chủ tịch nước và dấu ấn ngoại giao ở Hawaii

- Hoạt động ngoại giao song phương bận rộn của Chủ tịch nước bên lề APEC 19 tuần qua tại Hawaii là nỗ lực thúc đẩy quan hệ với các đối tác đi vào chiều sâu, qua đó cũng thể hiện dấu ấn nổi bật của ông trong công tác đối ngoại.

APEC vốn là diễn đàn đa phương lý tưởng bởi cơ hội tiếp xúc song phương bên lề giữa 21 thành viên.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã có lịch trình làm việc dày đặc ở Hawaii không chỉ cho các hoạt động ngoại giao đa phương mà cả các cuộc tiếp xúc song phương.


Việt - Trung: Lời hứa từ Hawaii

Cuộc gặp song phương với Tổng bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Hồ Cẩm Đào ở Hawaii của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang là cuộc tiếp xúc cấp cao sớm nhất kể từ chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng giữa tháng 10 vừa qua.