Thứ Ba, 12 tháng 7, 2011

Bộ Ngọai giao có thực sự muốn gặp các nhân sĩ?

2011-07-11
Thông tin cho biết vào ngày 13 tháng 7 tới đây sẽ diễn ra cuộc gặp giữa Bộ Ngọai giao Việt Nam và những vị nhân sĩ- trí thức ký tên trong kiến nghị yêu cầu cơ quan này thông tin về quan hệ Việt Nam- Trung Quốc trong việc giải quyết tranh chấp tại Biển Đông.
Kami's blog.
Nhà văn Phạm Xuân Nguyên tham gia biểu tình chống Trung Quốc trước Nhà hát Lớn TP Hà Nội hôm 03/7/2011. Kami's blog.

Hôm nay, ngày 11 tháng 7, văn phòng Luật sư Trần Vũ Hải có thư gửi cho Bộ Ngọai giao Việt Nam về buổi làm việc được mong đợi sau  khi 18 vị nhân sĩ trí thức nhờ văn phòng này chuyển đến Bộ Ngọai giao kiến nghị của họ đề ngày 2 tháng 7 vừa qua.
Trong thư gửi Bộ Ngọai giao Việt Nam, luật sư Trần Vũ Hải, cho biết đã thông tin cho 18 người ký tên trong bản kiến nghị về trao đổi giữa đại diện Bộ Ngọai giao, cụ thể là ông Trần Duy Hải, phó chủ nhiệm Ủy Ban Biên giới và trợ lý của luật sư Trần Vũ Hải xác định thời gian làm việc giữa cơ quan này và 18 nguời ký tên vào Bản Kiến nghị là chín giờ sáng ngày 13 tháng 7 tới đây.

Liên minh quân sự nên chăng?

Trước tình trạng Việt Nam bị Trung Quốc ức hiếp trong vấn đề chủ quyền lãnh hải trên biển Đông, nhiều ý kiến cho rằng Việt Nam có thể liên minh với các nước phương Tây để bảo vệ lãnh thổ, lãnh hải. Sách lược đó liệu có hiệu quả hay không?
AFP photo
Hải quân Việt Nam tập huấn tác xạ đại liên 12 ly 7 trên đảo Phan Vinh, Trường Sa, 13 tháng 6, 2011- AFP photo .

Trong một kỳ phỏng vấn với đài Á Châu Tự Do, TS Vũ Cao Phan đương kim chủ tịch Hội hữu nghị Việt Trung đã kể lại cùng quý vị câu chuyện ông trả lời phỏng vấn của đài truyền hình Phượng Hoàng. Kỳ này ông sẽ cho chúng ta biết nhận định về vấn đề liên minh với các nứơc phương Tây để bảo vệ lãnh thổ khỏi áp lực ngày một mạnh hơn của Trung Quốc có những mặt được mất như thế nào. Bài phỏng vấn cũng do Mặc Lâm thực hiện.

Mối đe dọa Cộng sản kéo Mỹ vào Việt Nam

10-7-2011
Bom nguyên tử dội xuống hai thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản hồi tháng 8 năm 1945 đã khiến Thế chiến II tiến nhanh tới hồi kết. Tuy nhiên, không lâu sau đó, Mỹ lại cảm thấy mối đe dọa từ một kẻ thù khác. Không phải một sức mạnh quân sự mà là một hệ tư tưởng: chủ nghĩa cộng sản.
Sau chiến tranh thế giới thứ II, các cựu đồng minh thời chiến tranh của Mỹ, Liên Xô, đã nhanh chóng mở rộng ảnh hưởng ở Đông Âu. Cộng sản Trung Quốc đã làm tương tự ở Đông Nam Á.
Nỗi lo sợ chủ nghĩa cộng sản đã chuyển từ vấn đề chính trị thứ yếu sang vấn đề thảm họa toàn cầu vào tháng 8 năm 1949, khi Liên Xô cho nổ quả bom nguyên tử đầu tiên của mình. Khi Mỹ và Liên Xô thi nhau xây dựng các kho hạt nhân lớn, người Mỹ đã thiết lập các điểm trú bom và học cách trụ vững trước một cuộc chiến tranh hạt nhân tiềm tàng. Các nhà lãnh đạo Mỹ thề sẽ làm chậm lại hoặc chặn đứng sự bành trướng của cộng sản ở bất cứ nơi nào nó xuất hiện.