Thứ Tư, 19 tháng 10, 2011

Trung Quốc cô lập ở Á Châu

Ngô Nhân Dụng
Mọi người Việt Nam đều muốn những tranh chấp với Trung Quốc trong vùng Biển Đông phải được đưa ra quốc tế, không thể chỉ nói chuyện riêng giữa hai bên. Trong thực tế, rất nhiều nước vì quyền lợi riêng của họ, đã can dự vào vùng biển này. Trung Quốc đang có thêm nhiều đối thủ, và mất bớt bạn bè, nếu họ đã có.
Chính Bắc Kinh đã gây nên tình trạng này. Năm 2010, họ đi ngược lại khẩu quyết “Thao quang dưỡng hối” của Đặng Tiểu Bình. Họ tuyên bố vùng Đường Chín Đoạn, bao gồm các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc loại quyền lợi cốt lõi. Trước đây chỉ có Đài Loan và Tây Tạng được xếp trong loại này. Chủ trương như vậy không khác gì coi cả vùng biển Đông Nam Á thuộc vào Trung Quốc, như Tây Tạng, Đài Loan. Trung Quốc đã bầy tỏ những thái độ hung hăng nhiều lần hơn trước. Họ đã cấm xuất cảng sang Nhật một nguyên liệu cần thiết cho việc sản xuất ngành điện tử, gọi là “đất hiếm,” mà Trung Quốc là nước sản xuất nhiều nhất, gần như độc quyền.

MẤT NƯỚC RỒI Ư?

"Mất nước rồi cháu ơi, không làm gì được nữa đâu!" - Tôi nhận tin nhắn của một bác trong Friend list mình mà thấy đắng lòng. Người bác, người bạn vong niên với tấm lòng lúc nào cũng thiết tha với đất nước có lẽ vừa đọc xong toàn văn bản tuyên bố chung giữa Việt Nam và Trung Quốc sau chuyến viếng thăm của ông Nguyễn Phú Trọng vừa qua.
Lần đầu tiên tôi không gửi hồi đáp tin nhắn cho bác, bởi tôi không biết nói gì.
Bởi tôi đang có cảm giác hình như đang có một sự im lặng "đến tê người" trước đối sách ngoại giao vừa được ký kết giữa lãnh đạo hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc. Với những gì trong bản Tuyên bố chung hôm nay thể hiện, thì tương lai của Việt Nam 5 - 10 năm tới hoàn toàn không có gì là sáng sủa.
Trí thức ở đâu?
Những học giả, những vị lão thành cách mạng, những người có tiếng nói với thời cuộc nghĩ gì khi đọc bản tuyên bố này?

Mắc mưu địch

Chuyến thăm hữu nghị Đảng và Nhà nước nước CHND Trung Hoa của TBT Nguyễn Phú Trọng đã thành công tốt đẹp. Hai bên đã ký những văn kiện quan trọng trong đó cốt lõi nhất là Bản Tuyên bố chung. Điều 6 trong bản Tuyên bố chung nêu rõ:
Phía Việt Nam khẳng định thực hiện nhất quán chính sách một nước Trung Quốc, ủng hộ quan hệ hai bờ eo biển Đài Loan phát triển hòa bình và sự nghiệp lớn thống nhất Trung Quốc, kiên quyết phản đối hành động chia rẽ “Đài Loan độc lập” dưới mọi hình thức.
Việt Nam không phát triển bất cứ quan hệ chính thức nào với Đài Loan. Phía Trung Quốc bày tỏ hoan nghênh lập trường trên của phía Việt Nam. Hết trích
(Nguồn)

Lào: căng thẳng dưới bóng người khổng lồ

SGTT.VN - Chính phủ Lào từ chối các điều kiện “cho thợ Trung Quốc vào định cư luôn tại chỗ” do Bắc Kinh đưa ra về dự án xây một cây cầu trên tuyến đường cao tốc nối Lào và Thái Lan, Việt Nam, Trung Quốc. Xứ sở Triệu Voi đang nỗ lực để bớt phụ thuộc vào Trung Quốc, tăng cường tìm kiếm đầu tư từ Hàn Quốc và các nước khác.

Con đường không dẫn tới đâu
Giữa tháng 9.2011, con đường hai làn xe nối thành phố Nan (Thái Lan) với tỉnh Oudomxay (Tây Bắc Lào) được khánh thành. Đáng nói là con đường này không dẫn tới đâu cả. Vì chiếc cầu nối con đường này vào quốc lộ của Lào vẫn chưa được xây, do Lào và Trung Quốc vẫn chưa dàn xếp được bất đồng nêu trên.
Tại khu vực lẽ ra là một cây cầu bề thế do Trung Quốc đầu tư xây dựng, người ta chỉ thấy dòng sông vắng lặng và người dân địa phương đang lưới cá. Không thấy máy móc hay nhân công xây cầu.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: “Tôi sẽ thể hiện quan điểm về Biển Đông”

SGTT.VN - Chiều ngày 25.7, trong giờ giải lao của Quốc hội, tân Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã trả lời phỏng vấn báo chí.

Chủ quyền biển đảo là thiêng liêng, bất khả xâm phạm
Trong phát biểu nhậm chức, Chủ tịch nước có đề cập đến vấn đề Biển Đông. Một số đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đề nghị Quốc hội kỳ này nên có Nghị quyết về Biển Đông, quan điểm của Chủ tịch nước về vấn đề này như thế nào?
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng tặng hoa chúc mừng Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Ảnh: Ngọc Thắng

Quan hệ Myanma – Trung quốc: Đồng tiền khiến cả khỉ cũng nhảy múa

Kanbawza Win
14-10-2011

Sự kiện trùm khủng bố Osama Bin-Laden bị bắn hạ hồi tháng 5 vừa qua đã đẩy quan hệ giữa Hoa kỳ và Pakistan chuyển hướng và dĩ nhiên là Pakistan , khi còn đang phụ thuộc vào hàng tỷ đô la viện trợ cả quân sự lẫn dân sự từ Washington chỉ còn trông chờ vào Bắc kinh , giờ đây với vị thế như một giải pháp thay thế nhằm phục vụ mục tiêu đối trọng chiến lược với Ấn độ.
Điều này được khẳng định lại khi Thủ tướng Pakistan, ông Yousuf Raza Gilani, gặp ông Meng Jianzhu, Bộ trưởng Bộ công an Trung Quốc để cảm ơn khoản viện trợ 1,2 tỷ đô la trang bị cho các lực lượng thực thi pháp luật, trong lúc  Hoa Kỳ lại tố cáo cơ quan tình báo Pakistan ISI đã có những liên hệ với quân khủng bố. Tuy nhiên, khác với những gì phô diễn bên ngoài, thái độ của Trung Quốc thực ra lại có phần thờ ơ. Một công ty khai thác khoáng sản Trung Quốc – China Kingho Group đã rút ra khỏi dự án lớn nhất của Trung Quốc  ở Pakistan trị giá hơn 19 tỷ đô la ở tỉnh miền Nam Sindh, viện cớ vì lý do an ninh. Sự vụ này không thể không so sánh với việc Trung Quốc bị buộc phải rút ra khỏi dự án đập Myitsone ở bang Kachin của Myanma (Miến điện) trị giá 36 tỷ đô la. Vậy ý nghĩa của tất cả những diễn biến đó nằm ở đâu?