Thứ Bảy, 30 tháng 7, 2011

“ĐỤC BỎ” LỊCH SỬ VÀ “NGHỊ QUYẾT” CỦA LÒNG DÂN

Văn Cầm Hải

45 năm về trước, tại cuộc hội đàm ngày 23/8/1966, thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai đã tỏ ý quở trách lãnh đạo Việt Nam trong hoàn cảnh dựa vào Trung quốc để đánh Mỹ, lại cho báo chí xuất hiện những bài viết về sự xâm lược của các triều đại phong kiến Trung Quốc đối với Việt Nam. Hoàng Tùng, khi đó là tổng biên tập báo Nhân Dân tháp tùng thủ tướng Phạm Văn Đồng, trả lời rằng không phải báo chí tuyên truyền mà đó là các vấn đề thuộc phạm trù nghiên cứu lịch sử của các viện khoa hoc. Sự răn đe của Chu đã bộc lộ một tham vọng: Trung quốc muốn Việt Nam xóa bỏ những trang sử chống lại quân Hán xâm lược của người Việt Nam! Tham vọng diệt chủng lịch sử của Chu không thành. Những cuộc chiến xâm lược của Trung Quốc gây ra ở quần đảo Hoàng Sa năm 1974, chiến tranh biên giới phía Bắc 1979 và hải chiến Trường Sa năm 1988 càng làm cho người Việt Nam xác định danh tính kẻ thù phương Bắc, khắc ghi công ơn cha ông mình đã đổ máu trên từng tấc núi tấc sông.

Vì đó là em

Phụng Hiếu (danlambao) - Sau cuộc tuần hành chống Trung Quốc ngày 24/7, nhiều tấm hình của các nhiếp ảnh gia (cả chuyên lẫn không chuyên) đăng trên các blog lan truyền khắp thế giới về hình ảnh Trịnh Kim Tiến trong tà áo dài trong đoàn tuần hành. Cùng với nó là những bài viết như “Gác thù cha, đáp lời sông núi” của Ts. Nguyễn Xuân Diện, “Ai là người đẹp nhất 6 tháng đầu năm 2011?” của tác giả Quốc Toản, “Phỏng vấn Miss biểu tình ngày 24/7” của báo Người Việt online, cả cảm xúc của em khi viết về 2 đứa trẻ... Những lời khen ngợi, ca tụng vô cùng đa dạng của cộng đồng mạng chủ yếu đến từ lề trái.

Hiểu đúng về “Áo No-U”

Nguyễn Quang A
Trong vài tuần qua trên mạng Internet có một vài người đã gọi áo No-U là “áo biểu tình”  và việc gọi sai như thế có thể gây ngộ nhận. 
Đường chữ U đứt khúc (đường lưỡi bò) là đường được vẽ trên bản đồ mà nhà cầm quyền Trung Quốc đưa ra đòi hỏi chủ quyền nhằm biến 80% biển Đông thành ao nhà của họ, nhằm biến các vùng biển không có tranh chấp của các nước liên quan thành các vùng “có tranh chấp” và rêu rao chính sách lừa bịp “chủ quyền của ta [Trung Quốc], gác tranh chấp, cùng khai thác” với các nước liên quan.