Thứ Hai, 30 tháng 4, 2012

Đất gọi

Phạm Đình Trọng
                                                                                            
1
 
Cả nước đang sôi sục, nóng bỏng, đang ầm ầm dậy sóng những đoàn người khiếu kiện và đang cuồn cuộn những con sóng ngầm phẫn nộ trong lòng người vì đất đai.
Tiếng súng Đoàn Văn Vươn nổ ở Tiên Lãng, Hải Phòng, phá tan sự thanh bình, êm ả ngàn đời của làng quê Việt Nam cũng vì đất đai.
Sự biến ở Văn Giang, Hưng Yên, hàng ngàn công an trập trùng mũ sắt, khiên đồng, súng đạn, dùi cui trấn áp vài trăm người dân lương thiện, lam lũ cũng vì đất đai.

Đưa Hoàng Sa, Trường Sa đến giảng đường Mỹ

(Dân Việt) - Tôi sẽ sang Mỹ và thuyết phục giới chức trách, các nhà nghiên cứu, một số trường đại học đưa tài liệu Hoàng Sa và Trường Sa vào giảng dạy, phổ biến - TS sử học Nguyễn Nhã cho biết.

“Dịp 30.4 năm nay, tôi sẽ sang Mỹ và thuyết phục giới chức trách, các nhà nghiên cứu, một số trường đại học đưa tài liệu Hoàng Sa và Trường Sa vào giảng dạy, phổ biến. Đây là công việc mà tôi đang cố gắng thực hiện nhằm góp tiếng nói bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc” - TS sử học Nguyễn Nhã nói khi trao đổi với phóng viên NTNN.

Thứ Bảy, 21 tháng 4, 2012

Tên lửa bắn 5.000km của Việt Nam. Tại sao không?

Tên lửa của Việt Nam bắn 5.000 km, tại sao không?

Giải pháp khả thi nào cho vấn đề Biển Đông?

Mặc Lâm
 
RFA 
 
Vấn đề Biển Đông đã vượt khỏi ranh giới của các nước đang tranh chấp và trở thành đề tài chung đáng quan tâm ngay cả trong hội nghị thượng đỉnh ASEAN cũng như tại các diễn đàn khác có liên quan.  Trong bối cảnh này, Mặc Lâm thực hiện loạt bài tìm hiểu và lấy ý kiến của những chuyên gia về Biển Đông, các Luật gia cũng như các vị đại sứ từng hiểu biết sâu sắc vấn đề nhằm tìm ra một câu trả lời tương đối thoả đáng có thể giải quyết bài toán hóc búa này.

Chủ Nhật, 15 tháng 4, 2012

Tương lai quan hệ Mỹ-Trung

Henry A. Kissinger, Foreign Affairs, March/April 2012
(Xung đột là một sự lựa chọn, chứ không phải là một điều tất yếu)
Trần Ngọc Cư dịch
HENRY A. KISSINGER là Chủ tịch của Kissinger Associates và là một cựu Ngoại trưởng và Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ. Bài tiểu luận này dựa vào lời bạt của ấn bản bìa giấy sắp ra mắt của cuốn sách mới nhất của ông, On China (Bàn về Trung Quốc) do Penguin xuất bản, 2012.   
Foreign Affairs

Thứ Bảy, 14 tháng 4, 2012

Sốc…toàn tập!

Kỳ Duyên
 
Có hai hiện tượng xã hội khi xảy ra, đã làm cho những con người có lương tri bị tổn thương sâu sắc. Một hiện tượng thuộc về cái bất đức, vô luân. Một hiện tượng thuộc về cái bất tài, vô lý. Cả hai cái đều là sự góp phần…đắc lực cho sự tụt hậu một cách tủi hổ của đất nước, trước văn hóa, văn minh và phát triển.

Tư tưởng Nam đế Lý Bôn ngàn năm còn soi sáng

Lời nói đầu: Ngày này, 9/3/2012 (20 tháng Ba năm Nhâm Thìn), nhằm ngày giỗ của Vạn Xuân Nam đế Lý Bôn. Bài viết dưới đây như một nén nhang tưởng nhớ người anh hùng giải phóng dân tộc và cũng là hoàng đế đầu tiên của nước Việt Nam. Đồng thời, cũng là góp phần suy ngẫm, tìm trong vốn cổ truyền thống lịch sử văn hóa tư tưởng của dân tộc những thông tin, kinh nghiệm hữu ích còn có thể sử dụng được trong công cuộc bảo vệ và dựng xây đất nước Việt Nam hôm nay và mai sau.

Thứ Bảy, 7 tháng 4, 2012

Từ chuyện người Việt làm chủ thị trấn Mỹ

Nguyễn Xuân Nghĩa

Hôm Thứ Năm mùng năm vừa qua, gây sôi nổi cho dư luận Mỹ, và dĩ nhiên cả Việt Nam, là việc một nhà đầu tư người Việt đã mua trọn một thị trấn của tiểu bang Wyoming với giá 900.000 Mỹ kim qua sáu phút đấu giá trước sự chứng kiến của truyền thông và người hiếu kỳ ở địa phương.
Thị trấn Buford chỉ có một cư dân
Một người Việt ẩn danh quyết định mua thị trấn Buford vốn chỉ có một cư dân

Câu chuyện giữa cầu thang và tư duy làm chủ

GS. Tương Lai
 
Nhân kỷ niệm 105 năm sinh Lê Duẩn, người có bộ óc lớn với tư duy sáng tạo như một dòng suối tuôn chảy không ngừng, viết đôi điều cảm nhận về ông, GS Tương Lai "chỉ mong tạ lỗi với ông về một mối ưu tư".
Ảnh tư liệu

Thông điệp mạnh mẽ về chủ quyền Việt Nam trên Biển Đông

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang mới đây đã tiếp Tổng giám đốc Tập đoàn Gazprom (một trong những doanh nghiệp dầu khí hàng đầu của nước Nga) nhân dịp Gazprom đạt được thỏa thuận với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam) để cùng khai thác tại hai lô 5.2 và 5.3 nằm trên thềm lục địa Việt Nam. Sự kiện này khiến người ta nhớ lại cách đây không lâu, trong chuyến công du Ấn Độ năm 2011, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang từng đưa ra thông điệp mạnh mẽ về việc Nhà nước Việt Nam cam kết bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp và chính đáng của các đối tác nước ngoài hợp tác làm ăn với Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực khai thác dầu khí trên Biển Đông.

Thứ Sáu, 6 tháng 4, 2012

Hãy cho tôi biết bạn của bạn là ai…

“Hãy cho tôi biết bạn của bạn là ai, tôi sẽ cho bạn biết bạn là người như thế nào.” Đó là một câu danh ngôn mà có lẽ ai cũng biết. Và có lẽ, phần lớn đều đồng ý.
Vượt lên trên bình diện cá nhân, trong quan hệ đối ngoại của các quốc gia, người ta cũng có thể nói điều đó: quan hệ đối ngoại tiết lộ rất nhiều bản sắc và bản chất của một chế độ.
Trong bài này, tôi muốn nói đến quan hệ đối ngoại của Trung Quốc trong một hai thập niên vừa qua. Trên lý thuyết và về mặt tuyên truyền, Trung Quốc lúc nào cũng muốn trấn an thế giới: Sự phát triển của họ là một sự “phát triển hòa bình”. Họ không uy hiếp ai và cũng không có tham vọng bá quyền gì cả. Họ chỉ muốn xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với tất cả mọi người.

Chiến tranh với Việt Nam: Trung Quốc không mất nhiều?

Tờ báo mạng Asia Times vừa đăng bài của Jens Kastner, một cây bút ở Đài Loan, cho rằng cái giá cho cuộc chiến của Trung Quốc để tranh giành chủ quyền trên Biển Đông là ‘không lớn lắm’.
Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc
Trung Quốc sẽ dễ dàng giành chiến thắng trên Biển Đông?

Thứ Năm, 5 tháng 4, 2012

Con hổ nguy hiểm

Trung Quốc là một con hổ cô đơn nhưng cũng là một con hổ cực kỳ nguy hiểm. Chuyện Trung Quốc có tấn công, xâm lược hay lấn đất (kể cả đảo) của nước nào hay không thì còn chờ xem. Trước mắt, tính chất nguy hiểm của Trung Quốc nằm ở chỗ: nó thúc đẩy cuộc chạy đua vũ trang mới ở châu Á và Thái Bình Dương.
Trước, thời chiến tranh lạnh, cả thế giới cũng đã từng chạy đua vũ trang. Nhưng thời đó, chạy đua ráo riết nhất là ở châu Âu và Mỹ. Ở châu Á, nơi có nhiều điểm nóng với những cuộc chiến tranh đã bùng nổ và kéo dài dữ dội (như ở ba nước Đông Dương) hoặc chỉ ngấm ngầm âm ỉ (như ở Philippines, Indonesia, Malaysia…), phần lớn chỉ nhận vũ khí viện trợ từ các siêu cường hoặc bên này hoặc bên kia.

HOANG-VU-HÓA MỘT VÙNG ĐẢO TRANH CHẤP VÀ “TRƯỜNG SA HÀNH” ĐẶC SẮC CỦA TÔ THÙY YÊN

Tô Thùy Yên hoang-vu-hóa một vùng đảo tranh chấp:
Bài thơ ‘Trường Sa Hành” của Tô Thùy Yên rất đặc sắc. Tác giả đã thi hóa thật tài tình một tạo vật thiên nhiên, thi hóa một quần đảo hoang vu bằng những từ ngữ sáng tạo tân kỳ độc đáo. Thi-hóa rộng nghĩa hơn thơ-mộng-hóa. Thơ mộng hóa chỉ là một khía cạnh của thi hóa: khía cạnh làm đẹp, hoặc làm huyền ảo lãng mạn. Còn thi hóa có thể còn thêm khía cạnh thần bí, siêu hình. Nhưng thần bí siêu hình hơi nghiêng về khuynh hướng tôn giáo, nên thiết nghĩ dùng từ ngữ hoang-vu-hóa xác đáng hơn với chủ đích của tác giả là làm tăng thêm vẻ quạnh hiu của thiên nhiên. Tức là tác giả muốn hoang vu hóa một quần đảo vốn đã quạnh hiu. Vốn quạnh hiu, vì hầu như từ tiền bán-thế-kỷ 20 trở về trước, người ta đã lãng quên nó ngoài Biển Ðông. Lúc bấy giờ chắc chưa có thăm dò trữ lượng dầu chất chứa dưới đáy biển sâu của vùng quần đảo này.

"Chết cha thằng ăn trộm"

Tờ Pacific Daily News cho hay một ngư dân Trung Quốc thiệt mạng và 25 người khác bị bắt trong mộ́t cuộc đụng độ với lực lượng tuần duyên của đảo quốc Palau.
Vùng biển Palau
Palau nằm ở giữa Thái Bình Dương, về phía đông Philippines

Thứ Tư, 4 tháng 4, 2012

Chịu trách nhiệm?

Tống Văn Công
 Chiều 28-3-2012 tại cuộc họp báo, ông Thứ trưởng Bộ Công thương Hoàng Quốc Vượng tuyên bố: “Tôi chịu trách nhiệm khi nói Thủy điện Sông Tranh 2 an toàn!”. Lập tức, Phó Chủ tịch UBND Quảng Nam đáp lại: “Nhân dân và Chính quyền Quảng Nam vẫn chưa hết lo lắng”. Tiến sĩ Nguyễn Bách Phúc gửi kiến nghị: “Yêu cầu Thủ tướng ra lệnh xả cạn nước hồ trong suốt thời gian chưa tìm ra nguyên nhân và khắc phục xong sự cố”.

DUY TRÌ 2 TRIỀU ĐẠI LÊ, MẠC ĐỂ CHIA RẼ NHẰM LÀM SUY YẾU NƯỚC TA, MƯU ĐỒ CỦA TRUNG QUỐC TỪ TRIỀU MINH ĐẾN THANH

Nhà Mạc diệt vong
Vào cuối thế kỷ thứ 16, sau khi nhà Lê trung hưng chiếm được thành Thăng Long từ nhà Mạc [1592], bèn chuẩn bị liên lạc ngoại giao với Trung Quốc. Lúc bây giờ quan nhà Mạc khai trước với nhà Minh rằng người tự xưng vua Lê, chính là họ Trịnh nỗi lên đánh giết con cháu nhà Mạc, chứ thực ra không phải là nhà Lê. Nhà Minh đòi hỏi mở hội khám tại Trấn Nam Quan, nên vua Lê Thế Tông phải cất công 2 lần đến dự hội khám.
Lần đi  thứ nhất vào tháng 2 năm Bính Thân [1586], không thành công. Theo sử nước ta thì do nhà Minh cố tình chần chừ để đòi hỏi vàng bạc:

Chủ Nhật, 1 tháng 4, 2012

Sự lựa chọn nào dành cho Việt Nam đây? (Ghi lại tâm sự với người bạn già chí cốt)

Nguyễn Trung
Hỏi: Cái thế giới này xoay như chong chóng, cứ theo gió lúc ngược, lúc xuôi, chẳng biết đằng nào mà lần, theo anh làm sao bây giờ? 
Trả lời: Anh không bắt thế giới ngừng xoay được, lại càng không thể bắt nó xoay theo ý mình. Vậy chỉ còn một cách: Tạo ra được cái nhìn xác thực sự vận động không ngừng của địa kinh tế và địa chính trị toàn cầu luôn luôn như một đòi hỏi tất yếu.  Để không thụ động rơi vào nguy cơ, không bị lạc lõng trên trường quốc tế, và đặc biệt quan trọng là để tìm ra khả năng biến nguy cơ hoặc thách thức thành thời cơ, nhất thiết phải hiểu rõ từng giai đoạn vận động của thế giới. 

Ngay từ bây giờ

Để vẽ bản đồ thế giới, Hội Địa lý quốc gia Mỹ (NGS) nhận thấy vùng biển Đông có nhiều tranh chấp nên đã gửi thư tham khảo chính quyền Việt Nam và Trung Quốc. Trong khi không nhận được phản hồi từ Việt Nam, NGS được Trung Quốc mời tới thăm Hoàng Sa, quần đảo thuộc chủ quyền Việt Nam nhưng bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép.
Kết quả là NGS công bố một bản đồ với ghi chú Hoàng Sa thuộc Trung Quốc, một sự nhầm lẫn cực kỳ tai hại đối với Việt Nam mà NGS về sau đã đính chính khi phía VN lên tiếng phản đối.
Câu chuyện trên - được ông Nguyễn Duy An, một người Mỹ gốc Việt giữ chức Phó chủ tịch NGS, thuật lại - cho chúng ta nhiều suy ngẫm.

VĂN TẾ ĐỌC GIỮA BIỂN ĐÔNG DÂNG ANH LINH CÁC LIỆT SĨ HẢI QUÂN HI SINH ĐỂ GIỮ GÌN BIỂN ĐẢO THIÊNG LIÊNG CỦA TỔ QUỐC

Ngày 14 tháng 3 năm 1988, hải quân Trung Quốc ngang ngược tấn công, xâm chiếm trái phép  một số đảo trong quần đảo Trường Sa vốn thuộc chủ quyền của nước CHXHCN Việt Nam. Trong cuộc chiến đấu không cân sức ấy, 3 tầu vận tải và  64 chiến sĩ hải quân Việt Nam đã hi sinh anh dũng. Trong các tài liệu của HQNDVN, sự kiện này được biết đến với tên gọi CQ-88 (Chủ quyền-88). Nhân ngày Thanh Minh, để tưởng niệm anh linh các chiến sĩ quyết tử của chúng ta đã ngã xuống trong cuộc chiến đấu bi hùng nói trên, tôi đã viết “ Văn tế đọc giữa biển Đông”, gửi đến quý bạn xa gần, đặc biệt thiết tha mong các bạn đọc trẻ chia sẻ những điều gửi gắm trong bản văn này!
Nguyễn Khắc Phục