Thứ Sáu, 17 tháng 6, 2011

Lợi nhuận và lòng yêu nước

Đăng bởi bauxitevn on 17/06/2011
Nguyễn Lê Hiểu Mai
clip_image001  
Hoàng đế Quang Trung
 
Việc đa phương hóa quan hệ đi liền với cơ chế thị trường không chỉ đưa dân tộc đến trước ngưỡng cửa của sự thay đổi trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế, mà còn tạo điều kiện cho người dân đứng trước nhiều cơ hội để làm giàu. Lợi nhuận là hai chữ đi liền, thậm chí nhiều khi còn là linh hồn của cơ chế thị trường. Trong xã hội Việt Nam, có lẽ chưa bao giờ hai chữ “lợi nhuận” lại trở nên thống thiết và đáng yêu như thời điểm này.
Khi một vấn đề được cực đoan hóa, thì cái mệnh đề đối lập với nó nếu ra đời cũng trở nên cực đoan, hoặc trong người khởi xướng, hoặc trong người tiếp nhận, đó là hiện tượng “đi từ cực đoan này đến cực đoan khác”, hay lấy một cực đoan chống lại một cực đoan. Sự ham hố lợi nhuận, không chỉ là tác động của cơ chế thị trường, mà một mặt, đấy là tác động của sự kìm nén những ham muốn trong giai đoạn trước đó.
Cơ chế mới tác động một cách sâu sắc đến tất cả mọi lĩnh vực của đời sống, trong đó, rất mạnh mẽ đến một vấn đề hết sức quan trọng, vấn đề bảo đảm một phần rất lớn khả năng tồn tại của một xã hội: vấn đề đạo đức, theo một nội hàm rất rộng, trong đó có trách nhiệm trước đất nước, trước lịch sử.

BỨC TRANH HƠI BỊ... ĐỘC


Mai Thanh Hải Blog - Phần chú thích xin dành cho bạn đọc. Chỉ xin lưu ý, tuần tới đây, Dàn khoan khổng lồ 981 (CNOOC 981) của Trung Quốc sẽ được kéo ra Biển Đông để khoan thăm dò và đi kèm theo đó là lực lượng bảo vệ hùng hậu, không chỉ Hải quân, không quân mà có cả những tàu đánh cá, Hải tuần, Hải giám... Liệu, chủ quyền lãnh thổ trên biển của ta sẽ ra sao?.